1. Tổng quan về quản trị tài chính
Theo như kinh tế học thì quản trị tài chính là việc lên kế hoạch, thống kê, tổ chức chỉ đạo các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp như mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, sử dụng các quỹ tài chính vào các công việc chung,…
Theo đó, quản trị tài chính gắn liền với các hoạt động của bộ phận kế toán, được thể hiện cơ bản nhất trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc thực hiện quản trị tài chính cần áp dụng các công thức chung cho các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Tài chính thường nằm dưới nhiều dạng như tiền, vật tư, nguyên liệu và các tài sản cố định khác của doanh nghiệp. Vì vậy, người làm quản trị tài chính phải là người lựa chọn các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm mục đích đạt được các mục tiêu cho doanh nghiệp.
Quản trị tài chính tốt không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu được lợi nhuận mà còn đưa doanh nghiệp phát triển và khẳng định được vị trí của doanh nghiệp đó trên thương trường. Chính vì vậy người làm nhiệm vụ quản trị tài chính thường là các vị trí lãnh đạo cao nhất như Giám đốc Tài chính.
2. Công thức quản trị tài chính hiệu quả
Vậy có một công thức chung nào cho việc quản trị tài chính của các doanh nghiệp hay không? Với mỗi mô hình, cơ cấu khác nhau của mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách quản trị tài chính đặc thù riêng. Nhưng với sự phân tích của các nhà kinh tế học đưa ra thì chúng ta vẫn có một công thức chung cho quản trị doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tùy vào tình hình từng doanh nghiệp, các Giám đốc Tài chính sẽ có những thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.
Xem thêm: Danh sách việc làm tài chính
2.1. Đánh đổi rủi ro và lợi nhuận
Đây là nguyên tắc khá phổ biến trong hoạt động quản trị tài chính của các doanh nghiệp. Nguyên tắc này có có vẻ rất mâu thuẫn khi một doanh nghiệp bỏ tiền vào một dự án có mức rủi ro càng cao thì khả năng dự án mang lại các lợi nhuận càng lớn. Bài toán ở đây là các nhà quản trị tài chính phải tính toán và chấp nhận các rủi ro cần có để mang lại những lợi nhuận cao hơn. Công thức này thường được áp dụng khi đầu tư vào thị trường mua bán chứng khoán.
2.2. Nguyên tắc chi trả
Trong tất cả các hoạt động kinh doanh, quản trị tài chính cần đảm bảo nguồn ngân sách tối thiểu cho việc chi trả. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung vào dòng tiền chứ không phải không phải là những lợi nhuận thống kê từ kế toán. Dòng tiền ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp mới phản ánh đúng thực trạng lợi nhuận thực tế. Để đưa ra các quyết định kinh doanh, nhà quản trị cần tính toán đến các dòng tiền tăng thêm và dòng tiền sau thuế ra sao rồi mới thực hiện các quyết định kinh doanh đó.
Đọc thêm: Học tài chính ngân hàng ra làm gì ?
2.3. Nguyên tắc sinh lời
Công thức quản trị tài chính cho nhà quản trị không chỉ là đánh giá các dòng tiền mà còn phải tự tạo ra các dòng tiền mới tức là phải đi tìm các dự án sinh lời trong thị trường kinh doanh. Vậy muốn giảm tính cạnh tranh trong thị trường để tìm được các dự án sinh lời tốt thì nhiệm vụ của một doanh nghiệp là phải tạo nên những cái mới lạ, khác biệt, đảm bảo mức chi phí thấp hơn các mức chi phí cạnh tranh.
2.4. Giá trị thời gian của tiền tệ
Yếu tố lạm phát cũng là điều mà các nhà quản trị cần phải cân nhắc khi quyết định các hoạt động tài chính. Khi doanh nghiệp quyết định chi ra một khoản tiền lớn, ngoài các chi phí về cơ hội là điều đương nhiên phải trả thì doanh nghiệp còn phải gánh các tác động liên quan đến giá trị đồng tiền theo thời gian, có thể tăng hoặc giảm do các yếu tố lạm phát ảnh hưởng tới.
Đọc thêm: Nhân viên tư vấn tài chính là gì ? Cách lựa chọn người tư vấn tài chính
2.5. Tác động từ thuế
Thuế là nguồn chi mà tất cả các doanh nghiệp muốn hoạt động đều phải có nghĩa vụ chi trả cho nhà nước. Thuế chính là một yếu tố có thể tác động trực tiếp đến doanh số của doanh nghiệp hoặc giúp doanh nghiệp tiết kiệm được ngân sách, hoặc sẽ khiến doanh nghiệp bị hao hụt về chỉ tiêu tài chính.
Chính sách thuế ở từng địa phương là khác nhau, vậy nên trước khi quyết định đầu tư các nhà quản trị cần tìm hiểu thật kĩ về các quy định đóng thuế ở từng địa phương đó để có thể cân nhắc về tài chính của doanh nghiệp.
Ví dụ như khi doanh nghiệp muốn đầu tư xây dựng một xưởng sản xuất mới để đẩy mạnh sản xuất nhưng lại chưa biết sẽ phải đối mặt với mức thuế về sử dụng đất, tài nguyên hay là thuế kinh doanh thông thường.
2.6. Tận dụng đòn bẩy tài chính – vốn vay
Các doanh nghiệp thường sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chỉ tận dụng các nguồn vốn từ chủ sở hữu để thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như phát triển doanh nghiệp. Vốn vay trong tình hình hiện nay sẽ là đòn bẩy giúp các doanh nghiệp thúc đẩy được hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thị trường.
Song, nếu nhà quản trị không áp dụng nó một cách có tính toán và hiệu quả thì rất có thể nó cũng là một tác nhân làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Vì vậy, công thức sử dụng vốn vay cũng cần được các nhà quản trị tài chính của mỗi doanh nghiệp áp dụng một cách sáng suốt nhất.
Đọc thêm: Cho thuê tài chính là gì ? Đặc điểm cơ bản của cho thuê tài chính
3. Những khó khăn trong bài toán quản trị tài chính của các doanh nghiệp
- Khó khăn đầu tiên là về quản lý nguồn thu và nguồn chi trên các căn cứ chỉ mang tính ước lượng, thiếu tính phân tích nên nhiều khi kết quả đem lại không được rõ ràng. Việc không có thông tin chính xác từ các nguồn thu, chi sẽ khiến cho nhà quản trị không thấy được đầy đủ các nguồn thu cũng như không kiểm soát được tất cả các nguồn chi ngân sách. Theo đó không thể đưa ra các phương án hữu hiệu nhất cho quản trị tài chính doanh nghiệp.
- Tiếp đó việc kiểm soát công nợ cũng không được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ khiến cho các doanh nghiệp chỉ đi xử lý các công nợ khi đã phát hiện ra các khoản thiếu hụt.
- Một vấn đề nữa gây nên tình trạng lãng phí vốn là các doanh nghiệp không kiểm tra được chặt chẽ về các số lượng vật tư, hàng hóa trong kho hoặc trên đường đi. Có những hao hụt, thất thoát không kiểm soát kịp thời được dẫn đến việc ảnh hưởng tới tài chính của doanh nghiệp.
- Hầu hết các doanh nghiệp đều không có kế hoạch tài chính chi tiết, cụ thể nên rất dễ dẫn đến việc mất kiểm soát về dòng tiền và các kế hoạch thu trả nợ khác, gây ảnh hưởng tới việc quản trị tài chính nghiêm trọng.
Các thông tin kể trên phần nào đã giúp bạn nắm được các công thức quản trị tài chính cho doanh nghiệp và áp dụng chúng một cách hiệu quả nhất vào tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tham gia bình luận ngay!