Corporate affairs là gì? Có ý nghĩa như nào tới doanh nghiệp?

Icon Author Trương Nhật Hạ

Ngày đăng: 2021-05-20 10:20:24

Corporate affairs có vai trò quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của công ty. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ được thông tin về Corporate affairs. Vậy hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu Corporate affairs là gì nhé.

1. Tìm hiểu Corporate affairs là gì?

Corporate affairs là một thuật ngữ chỉ các công việc, những sự vụ trong một công ty. Cụ thể về bản chất thì có thể giải thích rằng corporate affairs là toàn bộ các công việc có liên quan tới vấn đề truyền thông của doanh nghiệp. Quy mô của nó sẽ bao trùm cả về truyền thông nội bộ lẫn truyền thông bên ngoài, các mối quan hệ với chính phủ hoặc PR cùng với các chính sách có liên quan tới cộng đồng khác.

Tìm hiểu về Corporate affairs
Tìm hiểu về Corporate affairs

Corporate affairs để chỉ sự gắn kết giữa các bộ phận lại với nhau để hình thành nên một hệ thống truyền thông có tính ổn định, hiệu quả và đạt được sự phát triển thuận lợi nhất dành cho doanh nghiệp. Vị trí công việc này thường xuất hiện nhiều ở nhiều những doanh nghiệp, các công ty lớn có thể kể đến như công ty nước giải khát Pepsi ở Việt Nam,...

Xem thêm: Việc làm hành chính văn phòng

2. Ảnh hưởng của Corporate affairs tới doanh nghiệp.

2.1. Liên kết rộng rãi giữa các cổ đông và các bên liên quan.

Có thể thấy rằng bối cảnh kinh doanh hiện nay đã thay đổi đáng kể so với nhiều năm về trước. Bên cạnh những công ty theo định hướng làm hài lòng các cổ đông thì ngày càng xuất hiện nhiều các công ty có định hướng tiếp cận tập trung vào các bên có liên quan đối với kinh doanh và lợi nhuận, chú trọng vào các hoạt động trong dài hạn.

Liên kết với các bên liên quan
Liên kết với các bên liên quan

Ở giai đoạn này, những sự thay đổi đã đẩy mạnh nền kinh tế và sự phát triển của công nghệ đã đem lại tiếng nói cho những bên có liên quan, để cho họ có quyền giám sát chặt chẽ đối với các hành động của công ty. 

Các quyền về sở hữu thông tin mới sẽ làm cho các công ty không thể kiểm soát được luồng thông tin để hình thành nhận thức của những bên có liên quan từ khách hàng, các cơ quan quản lý, những nhà đầu tư, cho đến nhân viên, bên giới truyền thông, cộng đồng và với nhiều các nhóm khác có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp đó nữa.

Bản chất của sự thay đổi này đó là sự thay đổi về cán cân quyền lực ra khỏi các tác nhân và thể chế truyền thống của các cá nhân. Sự tác động to lớn của internet và sự đi lên ngày càng mạnh của truyền thông đã dân chủ hoá quá trình sản xuất đã giúp công chúng có thêm tiếng nói. 

Các thông tin sẵn có như này hiển nhiên sẽ trở thành một mối đe dọa đối với các doanh nghiệp, tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng có thể được coi là một cơ hội. Các công ty sẽ sử dụng những công nghệ thông tin để xác định được cách mà họ sẽ tương tác với các bên có liên quan. Những tài sản có giá trị như công nghệ thông tin này thì phải được các công ty sử dụng như một tác nhân kết nối và có tính liên kết với các bên có liên quan.

Chú trọng đến các bên liên quan
Chú trọng đến các bên liên quan

Để có thể đạt được những điều trên chỉ khi công ty có được sự lãnh đạo phù hợp, có văn hoá riêng và có tư duy tốt để có thể làm việc với nhiều bên liên quan thay vì bỏ mặc những nhóm này và coi họ là đối thủ. Những thành phần được liên kết với nhau đó sẽ tạo ra loại hình doanh nghiệp có thể tham gia hợp tác tốt đẹp với các bên liên quan.

2.2. Tuyên bố vai trò của người lãnh đạo trong việc gắn kết.

Các bộ phận, phòng ban trong công ty đều sẽ có một người lãnh đạo và với mỗi một người sẽ có những quan điểm, phong cách, ý kiến và có những định hướng phát triển riêng với các chiến lược mà công ty đề ra. Chính vì vậy việc hợp nhất, củng cố các yếu tố, khải niệm lại để hình thành một khối thống nhất là điều vô cùng cần thiết để vượt qua khó khăn và cùng nhau phát triển. Bên cạnh đó cũng thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người thực hiện lãnh đạo.

2.3. Liên kết giữa lãnh đạo, văn hoá và trí tuệ.

Để có thể làm việc với các bên liên quan một cách thuận lợi thì trọng tâm cần chú trọng đó là sự liên kết chặt chẽ của môi trường văn hoá trong công ty bao gồm lãnh đạo, văn hoá và trí tuệ phù hợp.

Liên kết giữa lãnh đạo, văn hoá và trí tuệ
Liên kết giữa lãnh đạo, văn hoá và trí tuệ

Để có thể phát triển một doanh nghiệp lớn mạnh, bền vững, lâu dài thì sự liên kết của ba yếu tố trên là vô cùng quan trọng. Khi đó, corporate affairs sẽ có nhiệm vụ và chức năng để thực hiện việc đó. Đặc biệt là khi doanh nghiệp của bạn tham gia thực hiện các sự chuyển đổi thì việc thích ứng được với một môi trường mới khác biệt hoàn toàn lại không hề đơn giản chút nào. Khi đó chẳng có lợi thế nào có thể tạo ra sự ổn định cho doanh nghiệp tốt hơn nhiệm vụ của corporate affairs.

2.4. Tác động tới bối cảnh kinh doanh, thay đổi cán cân quyền lực

Corporate affairs làm tác động tới bối cảnh kinh doanh hiện nay, khi mà các doanh nghiệp có xu hướng thay đổi hướng về các bênh kinh doanh nhiều hơn là chỉ tập trung làm hài lòng cổ đông. Tức là những thay đổi này nhằm phát triển lợi nhuận. Bên cạnh đó, với sự phát triển vũ bão của công nghệ số, mọi hoạt động, tình hình trong công ty đều được nắm bắt theo dõi. Công nghệ đã giúp nhân viên, các giám đốc quản lý trao đổi thông tin, lưu trữ dữ liệu và quan trọng là kết nối mọi lúc mọi nơi với nhau. Sự gắn kết này mang đến sự dễ dàng trong quản lý cũng như công việc. Đây cũng là nguyên do chính làm thay đổi cán cân quyền lực. 

3. Những yếu tố giúp corporate affairs phát huy hết khả năng.

3.1. Những yếu tố được xuất phát từ chính doanh nghiệp.

Muốn doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy được sự hiệu quả thì việc hiểu rõ được chiến lược và mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Khi bạn đã xác định được đúng với những gì sẽ tạo ra sự ảnh hưởng đối với doanh nghiệp ví dụ như vị thế hoặc chỗ đứng thì bạn sẽ hiểu được mình cần phải làm gì. Bạn cần tìm câu trả lời cho câu hỏi những yếu tố nào sẽ góp phần thúc đẩy kết quả kinh doanh. 

Những yếu tố xuất phát từ doanh nghiệp
Những yếu tố xuất phát từ doanh nghiệp

Nhiều nghiên cứu và khảo sát đã chỉ ra rằng sự hạn chế của các doanh nghiệp trong công cuộc thu hút được những yếu tố bên ngoài hoặc với các bên có liên quan đến hoạt động kinh doanh hầu như là rất ít. Trong hiện tại việc thay đổi là vô cùng cần thiết trong việc xây dựng các bối cảnh mới cho doanh nghiệp được thuận lợi hơn, nhưng điều đó phải xuất phát từ chính bản thân của những người cầm quyền, lãnh đạo của công ty.

Xem thêm: Mô hình tổ chức công ty

3.2. Nhà lãnh đạo và corporate affairs cần có tố chất gì?

Một nhà lãnh đạo và corporate affairs thì cần phải trang bị cho mình những kỹ năng, có được những tố chất quan trọng thì mới có thể dẫn dắt doanh nghiệp trong việc nhận định và liên kết với các bên liên quan:

- Phải thực sự hiểu về kinh doanh và tài chính trong doanh nghiệp: Khi ở vị trí của một người lãnh đạo mà lại không hiểu rõ về công việc kinh doanh hay tình hình tài chính bạn khó có thể đưa ra những quyết định chính xác hay những phán đoán đúng đắn được.

Tố chất của nhà lãnh đạo
Tố chất của nhà lãnh đạo

Trang vàng doanh nghiệp

- Phải có được sự dũng cảm và một khả năng độc lập tốt: Việc là một người dũng cảm khi dám đưa ra những ý kiến, quan điểm cá nhân, dũng cảm đối mặt với những thử thách và sự liên kết từ bên ngoài. Đây thực sự là điều cần có để những hoạt động xung quanh có thể được gắn kết với nhau hình thành nên sự ảnh hưởng.

- Cần có khả năng phán đoán tốt: Trước khi diễn ra sự thay đổi hay dịch chuyển trong từng giai đoạn thì những nhà lãnh đạo sẽ cần có khả năng phán đoán tốt để có thể đoán ra được những rủi ro có thể sẽ xảy ra để có thể kịp thời ngăn chặn và có các biện pháp xử lý kịp thời.

- Có khả năng lãnh đạo tốt: Là một người cầm quyền, trong vai trò một người lãnh đạo thì bạn cần phải thể hiện được khả năng lãnh đạo của mình với đội nhóm mà mình quản lý, với các bộ phận phòng ban và với toàn bộ công ty. Khả năng nhìn nhận đúng người, đúng khả năng, đúng vấn đề là vô cùng cần thiết. Đi kèm với đó là sự tạo nên những hiệu quả chung đối với toàn bộ doanh nghiệp.

- Có khả năng tính toán, đo lường tốt: Công việc đo lường sẽ được dựa trên khả năng theo dõi, tính toán các số liệu, thông tin và các dữ kiện có chứa thông tin liên quan. Để rồi từ đó sẽ có thể tổng hợp lại rồi đưa ra những phương án phân tích, đánh giá thúc đẩy sự phát triển một cách phù hợp và đúng đắn nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin và câu trả lời cho câu hỏi corporate affairs là gì? Hy vọng qua đây bạn đã có thể nắm bắt thêm được nhiều dữ kiện về corporate affairs để có được những định hướng đúng đắn cho công việc và doanh nghiệp của bạn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: