1. Tìm hiểu về Criminal justice
1.1. Khái niệm về Criminal justice
Trong tiếng Anh Criminal có nghĩa là tội phạm, Justice có nghĩa là công lý. Vậy khi ghép với nhau thì bạn hiểu Criminal justice là tội phạm công lý à? Sai hoàn toàn rồi nhé! Không ai dịch cụm từ tiếng Anh theo nghĩa của từng từ cả.
Criminal justice là cụm từ chỉ tư pháp hình sự. Đây có thể hiểu là cấu trúc của pháp luật, bao gồm những quy tắc về toàn bộ cơ quan thiết kế để những đối tượng tội phạm phải chịu những án phạt thích đáng về những hành vi vi phạm pháp luật mà họ gây ra. Đồng thời đó là sự chỉ đường dẫn lối giúp họ hoàn lương, cải tạo tốt để được tái hòa nhập với cộng đồng.
1.2. Criminal justice bao gồm những gì?
Criminal justice hay tư pháp hình sự bao gồm cả những người bắt giữ tội phạm, ban điều hành chuyên án. những người thi hành công vụ, người giám sát, quản lý khi tội phạm bị bắt tạm giam,...Cụ thể, tư pháp hình sự sẽ liên quan tới các vấn đề sau đây:
- Vấn đề thi hành pháp luật, truy tố người làm trái pháp luật, lệnh truy nã, lệnh bắt tạm giam, lệnh xét xử của tòa án đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật,...
- Vấn đề khởi tố, kiện tụng, bào chữa của những người có liên quan đến việc xét xử những người phạm tội,...
- Vấn đề bảo vệ nhân chứng và giữ bí mật những người nhân chứng hay tố giác tội phạm
- Những quyết định xử phạt, xét xử , những bản án đưa ra với kẻ phạm tội,...
Như vậy chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản tư pháp hình sự là tập hợp toàn bộ những việc làm cụ thể nào đó , do các cơ quan tư pháp có thẩm quyền ra quyết định và thi hành công vụ. Tư pháp hình sự còn liên quan đến việc trực tiếp đến các phương án giải quyết các vấn đề của vụ án nhằm hướng tới việc đưa ra các bản án và hướng tới việc giải quyết những vụ án đó sao cho thật đúng đắn và khách quan nhất có thể. Do đó, tư pháp hình sự sẽ bao gồm các hoạt động để liên quan đến việc phạm tội như cảnh sát, điều tra viên, người thi hành công vụ, các công tố viên tại các viện kiểm sát, và những người liên quan đến các hoạt động xét xử tại các tòa án hay những người thi hành án,...
2. Các hoạt động cụ thể của Criminal justice
2.1. Các hoạt động cụ thể
Những hoạt động cụ thể bao gồm những hoạt động tư pháp hình sự là toàn bộ các hoạt động thực hiện dưới quyền của tư pháp. Trong một bản án cụ thể những hoạt động tư pháp sẽ phải bao gồm những điều sau:
- Những hoạt động tư pháp hình sự: Do các cơ quan công an có thẩm quyền thực hiện nhận được lệnh thực hiện. Bao gồm các hoạt động tình báo, khám xét nơi ở, tìm ra kẻ phạm tội sau khi nhận được lệnh.
- Giám định tư pháp: là việc người giám định sử dụng các kiến thức, phương tiện, các phương thức khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn. Những vấn đề đó liên quan tới các hoạt động điều tra, truy tố và xử lý, thi hành án hình sự, giải quyết dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố người tiến hành tố tụng theo yêu cầu của người giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp năm 2012.
2.2. Các yêu cầu của vấn đề
Các hoạt động tư pháp hình sự và giám định cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc cụ thể theo quy trình của pháp luật đưa ra. Cần phải thực hiện về những luật tố tụng và giải quyết các vấn đề tố tụng được tuân thủ theo các nguyên tắc cũng như các quy trình của Pháp luật, thực hiện việc tố tụng và giải quyết nhanh chóng việc khiếu nại và tố cáo sao cho thật chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Điều này cũng đã được thực hiện rõ theo vấn đề giải quyết tố tụng sau cho thật chặt chẽ như các văn bản tố tụng hình sự mà pháp luật đưa ra.
Tất cả các hoạt động tư pháp hình sự đều cần phải hướng đến các mục tiêu nhất định để giải quyết cụ thể. Hơn nữa các người thi hành các hoạt động tư pháp phải có trách nhiệm trên toàn xã hội cũng như là đưa ra các giải đáp khách quan nhằm bảo vệ sự công bằng và công lý trên toàn xã hội.
3. Yêu cầu nội dung kiểm soát với các hoạt động tư pháp hình sự
3.1. Việc giám sát các hoạt động tư pháp
Có thể thấy được rằng Nhà nước có quyền lực được tổ chức theo nguyên tắc hay phân công phân quyền theo hình thức chịu sự giám sát một cách toàn diện, chặt chẽ để đảm bảo rằng các vấn đề không xảy ra việc lạm dụng quyền lực.
Quyền lực chính là một hiện tượng khách quan của hầu hết các mối quan hệ xã hội và đã xảy ra trường hợp lạm dụng chức quyền. Chính vì vậy mà bên cạnh việc thừa nhận quyền lực thì các cơ quan nhà nước cần phải thiết lập bộ phận giám sát các hệ thống quyền lực của Nhà nước. Việc giám sát vấn đề thực hiện quyền lực nhà nước cũng cần phải thể hiện tính khách quan, sự công bằng để phát hiện kịp thời những sai phạm.
Do các hoạt động tư pháp hình sự cũng chính là để có thể giải quyết chính xác, khách quan và thể hiện được sự công bằng, hợp pháp với những hành vi của con người thì cơ quan nhà nước đã trao cho bộ phận tư pháp có quyền thực thi toàn bộ những thẩm quyền. Kết quả thu được từ hoạt động tư pháp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi quan trọng nhất của con người.
3.2. Các cơ chế giám sát
Hiện nay các cơ chế giám sát về việc thực hiện những quyền tư pháp hình sự tại Việt Nam được tổ chức khá đa dạng, tuy nhiên, nếu tiếp cận từ những quan điểm hệ thống quản lý, giám sát được chia thành 2 nhóm cụ thể:
3.2.1. Cơ chế giám sát, tự kiểm tra bên trong hệ thống
Điều này có nghĩa là các hệ thống kiểm tra giám sát các hoạt động tư pháp hình sự do chính chủ thể thực thi quyền lực và tư pháp hình sự đưa ra để có thể giám sát toàn bộ những bộ phận nằm trong sự quản lý của hệ thống của mình trong suốt quá trình thực thi những thẩm quyền tư pháp hình sự bao gồm tất cả các hoạt động của bộ phận giám sát như là:thanh tra, kiểm tra từng bộ phận công vụ, quyền tố tụng,.. Hoạt động tự kiểm tra này thực hiện nhằm mục đích đảm bảo cho toàn bộ chủ thể của hệ thống của mình trong suốt quá trình thực thi thẩm quyền tư pháp hình sự bảo đảm cho chủ toàn bộ chủ thể nằm trong hệ thống phát huy tối đa chức năng của mình , đồng thời thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
3.2.2. Cơ chế giám sát, tự kiểm tra bên ngoài hệ thống
Cơ chế giám sát và kiểm tra từ bên ngoài hệ thống sẽ bao gồm tất cả không sót thứ gì từ những hoạt động kiểm tra và giám sát của các cơ quan thuộc thẩm quyền của nhà nước đến việc tiến hành thực thi. Đối với những cơ quan, yêu cầu phải thực hiện các quyền thực thi theo tư pháp hình sự và còn được gọi với cái tên khác đó là giám sát nhà nước. Nên chú ý một điều rằng: việc giám sát, kiểm tra này do các tổ chức về chính trị, xã hội và những công dân sẽ cùng trực tiếp thực hiện.
Và như chúng tôi đã phân tích ở trên thì việc giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện theo các quyền của nhà nước là một điều tất yếu. Ở đâu có quyền lực, ở đó đều bắt buộc phải có sự giám sát. Do đó, Nhà nước áp dụng vào những mục tiêu và từng nhiệm vụ cụ thể để có thể tăng cường hơn nữa sự kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ hơn. Đặc biệt quan trọng là cần phải thiết lập nên những chế độ giám sát một cách trực tiếp và thường xuyên. Như vậy thì quyền giám sát mới có hiệu quả để có thể kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tư pháp hình sự. Đối với riêng đất nước Việt Nam, các cơ chế đó sẽ được Viện kiểm sát đảm nhiệm.
Qua bài viết này, hy vọng là bạn đã nắm chắc được phần nào về vấn đề Criminal Justice là gì? Hãy hiểu rõ bản chất của cụm từ này vì đây là vấn đề rất quan trọng của nước ta. Và hãy sống và làm việc theo pháp luật để không dính dáng vào các vấn đề về Criminal Justice nhé!
Tham gia bình luận ngay!