Viết CV bác sĩ – Những tips hay để xin việc dễ dàng

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2020-11-24 09:35:47

Để bước vào sự nghiệp bác sĩ thành công, bên cạnh một quá trình học tập đầy nỗ lực thì khi đi xin việc, một bản CV bác sĩ được chuẩn bị cẩn thận, chu đáo cũng sẽ góp phần thúc đẩy nhanh chóng cơ hội việc làm nằm trong tay bạn. Nhiều người loay hoay đi tìm đáp án cho câu hỏi “Viết CV bác sĩ như thế nào hiệu quả?” mà không tìm đọc bài viết này thì quả thực là một điều vô cùng đáng tiếc.

Dựa trên ý kiến đến từ các chuyên gia CV cũng như chuyên gia việc làm, kèm theo đó là kinh nghiệm được chia sẻ lại từ chính những vị bác sĩ đã có quá trình xin việc thành công, bài viết này sẽ tổng hợp lại những tips giúp cho ứng viên đang có ý định chinh phục việc làm bác sĩ có thể tạo ra được CV xin việc ấn tượng nhất, tuyệt vời nhất và chinh phục hiệu quả nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

CV bác sĩ
CV bác sĩ

1. Mẹo trình bày học vấn, chứng chỉ trong CV xin việc bác sĩ

1.1. Tên CV bác sĩ nên trình bày như thế nào?

Tên cv hay tiêu đề cv là phần mở đầu cần thiết của CV xin việc bác sĩ. Hãy đặt tên bạn một cách đầy đủ theo giấy khai sinh làm tên CV đó thay vì viết lại chữ CV bác sĩ hoặc Curriculum. Đó là cách đầu tiên giúp bạn tạo sự chú ý với nhà tuyển dụng, tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng mẹo này đâu nhé. Các vị bác sĩ tương lai muốn có nhiều phần trăm trúng tuyển thì một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng này nhất định không thể bỏ qua.

1.2. Cách trình bày trình độ học vấn, chứng chỉ trong CV bác sĩ

Bạn hãy bắt đầu điều này từ những gì ở gần đây nhất. Chỉ rõ các cơ sở giáo dục mà bạn đã được đào tạo chuyên ngành bác sĩ kèm theo loại bằng cấp, tên bằng cấp bạn nhận được đi kèm với năm nhận bằng. Những người đi trước nói rằng, bạn có thể gạch đầu dòng khi trình bày những mô đun đã được đào tạo thuộc chuyên ngành bác sĩ, điều đó sẽ khiến cho bạn dễ dàng thể hiện được lợi thế chuyên môn của mình hơn rất nhiều.

Cách viết CV bác sĩ hiệu quả
Cách viết CV bác sĩ hiệu quả

Đây là một ví dụ quan trọng về việc trình bày trình độ học vấn mà bạn có thể áp dụng:

Trường Đại học Y dược Thái Nguyên

Khoa: ABC, tốt nghiệp tháng 6 năm 2022.

1.3. Liệt kê toàn bộ chứng chỉ, giấy phép hành nghề bác sĩ

Trở thành một người bác sĩ có lẽ bạn sẽ có rất nhiều chứng chỉ sau khi kết thúc nhiều khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành. Đó là một niềm đáng tự hào của bạn nhưng đừng khiến chúng trở nên lu mờ chỉ vì chưa biết cách trình bày chúng nhé. Bí quyết khá đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện nhưng lại thường không mấy người để ý đó chính là sử dụng phương pháp liệt kê, tận dụng các gạch đầu dòng để nhằm đưa mỗi chứng chỉ, giấy phép đứng riêng một dòng, qua đó giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng nhận diện được chúng hơn.

Nếu chưa được cấp phép, bạn không bắt buộc phải trình bày phần này tuy nhiên nó cũng sẽ khiến cho bạn bị giảm đi cơ hội cạnh tranh với những ứng cử viên khác. Nếu hiểu được điều này từ sớm thì tốt hơn hết, bạn hãy cố gắng tham gia vào nhiều khóa học đào tạo, bổ sung kiến thức chuyên ngành để đủ điều kiện nhận các chứng chỉ, bằng cấp cũng như có đủ trình độ để hành nghề.

Bí quyết hay giúp bạn viết CV bác sĩ thành công
Bí quyết hay giúp bạn viết CV bác sĩ thành công

1.4. Đưa thông tin về khóa học/ hội nghị liên quan đến việc làm bác sĩ bạn đã tham gia

Ngành y tế thường xuyên tổ chức những cuộc hội nghị, họp bàn sâu rộng để nhằm phổ biến những nguyên tắc ngành cũng như giúp các y bác sĩ, những nhân lực ngành y có thể nâng cao thêm tay nghề, trình độ. Nếu bạn là người tích cực tham gia vào các cuộc hội họp có giá trị này thì đương nhiên nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao hơn về bạn. Vậy nên hãy đưa những thông tin đó vào trong CV bác sĩ để chứng minh với họ rằng, bạn chính là một ứng viên có tinh thần tích cực trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

Xem thêm: Việc làm Y tế - Dược

2. Trình bày kinh nghiệm việc làm trong CV bác sĩ

2.1. Chú ý trình tự khi trình bày kinh nghiệm

Luôn theo một nguyên tắc: đi từ những điều ở gần bạn nhất trở về xa hơn, đây là nguyên tắc thời gian đếm ngược mà vẫn thường xuyên được lựa chọn để trình bày lịch sử nghề nghiệp, kinh nghiệm việc làm trong CV của bất cứ ngành nghề nào. Khi viết CV bác sĩ, bạn cũng hãy lựa chọn cách này để tận dụng toàn bộ lợi thế mà nó mang lại.

Viết CV bác sĩ như thế nào?
Viết CV bác sĩ như thế nào?

Tất cả công việc mà bạn đã làm là đại diện cho kinh nghiệm của bạn, là lịch sử nghề nghiệp bạn đã xây dựng được. Để có thể làm nổi bật chúng thì bạn hãy đưa đầy đủ cho chúng mọi thông tin bao gồm: Tên đơn vị làm việc, chức danh, thời gian làm việc. Tốt hơn hết bạn nên trình bày theo cách lập danh sách, có thể liệt kê dạng gạch đầu dòng với mỗi kinh nghiệm, cũng có thể sử dụng dạng bảng để nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi, cập nhật.

Tất nhiên vẫn tuân theo nguyên tắc liệt kê theo thời gian đếm ngược và chỉ nêu ra các công việc có liên quan đến chuyên ngành y khoa để đảm bảo có được một CV bác sĩ chất lượng, không dài dòng với sự đan xen cả những kinh nghiệm không liên quan khác dù cho quá khứ bạn đã từng làm như phục vụ quán cà phê, dạy thêm,… chẳng hạn.

Viết CV bác sĩ hiệu quả
Viết CV bác sĩ hiệu quả

Không phải trường hợp nào cũng có thể tạo lợi thế với phần kinh nghiệm, điển hình như trường hợp sinh viên mới ra trường, sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp. Lúc này chắc chắn kinh nghiệm việc làm sẽ là điểm yếu khiến cho thông tin phần này trở nên nghèo nàn. Vậy thì bạn sẽ trình bày phần này như thế nào nếu như bạn rơi vào trường hợp như vậy?

Mách bạn cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV tiếng Anh

Hãy thay thế kinh nghiệm bằng cách nêu hoạt động tích cực của bạn tại khoa như tham gia vào các đội tình nguyện như hiến máu cứu người, tình nguyện viên của các chương trình y tế cộng đồng, các hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo của các tổ chức y tế,… Kinh nghiệm của một bác sĩ tương lai nếu được tích lũy từ những hoạt động như vậy thì cũng sẽ rất “được lòng” nhà tuyển dụng mà không nhất thiết bạn phải có bề dày kinh nghiệm làm việc ở cơ sở y tế nào đó. 

2.2. Liệt kê những công trình nghiên cứu hoặc ấn phẩm liên quan đến bạn

Cách trình bày CV bác sĩ
Cách trình bày CV bác sĩ

Đây là một yếu tố quan trong thể hiện năng lực chuyên môn, trình độ học vấn trong cv. Thông tin về các công trình nghiên cứu càng nổi bật sẽ là một điểm mạnh điểm yếu trong cv của bạn. Bất kể bạn ở hoàn cảnh nào: sinh viên mới tốt nghiệp ngành y hay đã từng làm bác sĩ trong những cơ sở y tế thì việc có được các công trình nghiên cứu y khoa hay ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực này được xuất bản thì đều sẽ tạo ra được lợi thế tốt cho bạn trong quá trình ghi điểm với nhà tuyển dụng. Bởi vì điều đó khẳng định rằng, tầm kiến thức ngành y của bạn khá chuyên sâu. Thậm chí, những bài thuyết trình mà bạn đã từng thực hiện khi còn ngồi trên ghế giảng đường trường y hay thực hiện trong những cuộc hội thảo, hội họp nào đó có đề tài về y học, liên quan trực tiếp đến chuyên môn nghiệp vụ bác sĩ thì chắc chắn bạn cũng sẽ nhận được cơ hội tốt để được nhà tuyển dụng lựa chọn.

Tham khảo thêm: Cách viết thư xin việc y tế - y dược chinh phục nhà tuyển dụng

3. Hình thức CV xin việc bác sĩ nên trình bày như thế nào?

Sau khi đã nắm bắt được một vài lưu ý quan trọng để hoàn thiện nội dung cho CV bác sĩ, thiết nghĩ hình thức là khung xương sống làm cho nội dung ấy trở nên dễ đi vào lòng người. Làm thế nào để tạo được một hình thức chuyển tải nội dung hiệu quả? Hãy đọc ngay những lưu ý quan trọng dưới đây nhé.

Hướng dẫn bạn trình bày CV bác sĩ hiệu quả
Hướng dẫn bạn trình bày CV bác sĩ hiệu quả

3.1. Phông chữ CV bác sĩ dễ đọc

Cỡ chữ trong CV bác sĩ nên lựa chọn cỡ 12, đây là cỡ chữ thích hợp để đảm bảo nội dung của bạn được nhà tuyển dụng tiếp nhận dễ nhất. Đừng vì một chút nghệ thuật, một chút hoa mĩ mà tự chọn cho mình phông lạ mắt, tưởng rằng độc đáo vậy đấy thế nhưng nó không phù hợp trong trường hợp này, nhất là khi CV xin việc hiện nay thường được quét bằng các công cụ sử dụng công nghệ AI. Tham khảo một số template mẫu cv đẹp để chọn các font chữ đẹp, phù hợp khi làm cv.

Tương tự như cách lựa chọn cỡ chữ quy định, bạn cũng cần chọn phông chữ phù hợp có thể giúp chuyển tải nội dung CV được hiệu quả hơn. Một số phông chữ như Arial, Time NewRoman, Caribli chẳng hạn được khuyến khích sử dụng vì chúng dễ đọc, đồng thời cũng không gây ra tình trạng làm lộn xộn cho tổng thể bản CV xin việc. Tuy nhiên với phông chữ tên CV bạn có thể đặt một cách đặc biệt hơn, có thể chọn phông chữ khác và để cỡ chữ lớn hơn nội dung bên trong để giúp tên CV nổi bật, tất nhiên vẫn phải đảm bảo tên CV dễ đọc nhé.

3.2. Sử dụng lợi thế của các tiêu đề

Bạn cần phải đánh dấu mỗi phần nội dung bằng một tiêu đề rõ ràng để khiến chúng nổi bật, thể hiện rõ ràng hệ thống ý mà bạn muốn trình bày. Đồng thời, mỗi tên đánh dấu đó đều phải được làm nổi bật hơn so với nội dung chi tiết bên trong, chẳng hạn như để phông chữ in đậm, chữ to hơn một cỡ nhưng vẫn nhỏ hơn tên CV. Với cách tạo ra một hệ thống khung nội dung với bố cục như vậy sẽ mang đến lợi thế lớn để bạn dễ dàng cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng. 

CV bác sĩ nên viết như thế nào?
CV bác sĩ nên viết như thế nào?

Tiếp theo, hãy trình bày theo cách thụt lề cho mỗi dòng thông tin để tạo ra những khoảng trắng “hữu hình” trong CV. Những khoảng trắng này chính là nghệ thuật của bố cục, hình thức trình bày CV bác sĩ, nó tạo lợi thế giúp CV trở nên thoáng hơn và dễ theo dõi nội dung hơn.

Nếu hiểu được tâm tư nhà tuyển dụng ắt bạn hiểu được mình nên trình bày những gì trong CV xin việc bác sĩ. Hơn hết, một bản CV bác sĩ cần được trình bày đầy đủ mà ngắn gọn, giàu các nội dung thể hiện rõ tính chất đặc trưng cho chuyên ngành y học thì sẽ lấy được lòng nhà tuyển dụng một cách dễ dàng hơn rất nhiều

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: