Tuyệt chiêu viết cv bếp trưởng đốn tim nhà tuyển dụng

Icon Author Bùi Thị Minh Tiến

Ngày đăng: 2020-12-03 09:01:33

Nếu như bạn vẫn còn mông lung chưa biết cách tạo cv bếp trưởng thế nào, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết giúp bạn tạo ra mẫu cv chuẩn chỉnh nhất.

Để hiện thực hóa ước mơ của mình, ngoài việc sở hữu kỹ năng tốt về nấu nướng, bạn còn phải đáp ứng được đầy đủ những kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm phục vụ cho công việc. Sau khi xác định được bản thân đủ điều kiện để ứng tuyển vị trí này, công việc tiếp theo bạn cần làm là hãy bắt tay vào chuẩn bị cv bếp trưởng sao cho thật thu hút, một chiếc cv xin việc ấn tượng chắc chắn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng ngay từ vòng đầu tiên. 

1. Vai trò của CV bếp trưởng khi xin việc

Vai trò của cv bếp trưởng khi xin việc
Vai trò của cv bếp trưởng khi xin việc

Khi bạn đã xác định được mục tiêu và đam mê, đồng thời đảm bảo bản thân đáp ứng được đầy đủ những điều kiện ứng tuyển mà vị trí bếp trưởng yêu cầu, giờ thì hãy hành động để hiện thực hóa đam mê của bạn. CV sẽ là bước đầu tiên trong quá trình xin việc của bạn.

Có thể khẳng định rằng vai trò của CV giống như cầu nối để kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng. Dựa vào CV mà ứng viên cung cấp, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành sàng lọc hồ sơ để xem CV nào đủ điều kiện trúng tuyển, CV nào không phù hợp thì bỏ qua. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những thông tin cá nhân, CV còn là phương tiện để truyền đạt những gì mà ứng viên muốn thể hiện cho nhà tuyển dụng, đó có thể là những kỹ năng hay kinh nghiệm làm việc ấn tượng, có thể là một tố chất đặc biệt bạn đang sở hữu. Nắm bắt được cách viết CV bếp trưởng chuẩn – chỉnh sẽ là một bí kíp hữu ích giúp bạn “đốn tim” các nhà tuyển dụng đấy.

Để thiết kế CV đẹp ứng tuyển vị trí bếp trưởng thu hút thật ra không khó khăn như bạn nghĩ, chỉ cần dành 2 phút đọc bài viết này là bạn đã có thể tự tạo ra bản CV bếp trưởng hoàn hảo dành cho mình rồi! Giờ thì cùng tham khảo ngay hướng dẫn dưới đây nhé!

2. Tuyệt chiêu để tạo CV bếp trưởng thu hút

2.1. Bố cục chung của CV bếp trưởng

Bố cục chung của cv bếp trưởng
Bố cục chung của cv bếp trưởng

Cần lưu ý khi viết CV ở bất kì ngành nghề nào, bố cục chung của bản CV đều là giống nhau, tương tự giống các mẫu CV online xin việc thông thường khác, với CV bếp trưởng, bạn phải đảm bảo dẫn đầy đủ những thông tin theo thứ tự như sau:

- Thông tin liên hệ

- Mục tiêu nghề nghiệp

- Trình độ học vấn

- Kinh nghiệm làm việc

- Kỹ năng làm việc

Ngoài ra, tùy vào mục đích muốn truyền tải mà bạn có thể thêm bớt thêm một số thông tin bổ sung như: Hoạt động đã tham gia, sở thích, người tham chiếu...

2.2. Cách viết CV bếp trưởng thu hút

Bí quyết trình bày CV bếp trưởng thu hút, hiệu quả
Bí quyết trình bày CV bếp trưởng thu hút, hiệu quả

2.2.1. Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ là thông tin cá nhân của ứng viên phục vụ cho mục đích liên lạc của nhà tuyển dụng trong trường hợp ứng viên đó đủ điều kiện ứng tuyển. Mặc dù đây không phải là mục quá quan trọng trong CV, tuy nhiên bạn cần chú trọng liệt kê cụ thể và chính xác các thông tin để tránh trường hợp nhà tuyển dụng không thể liên hệ với bạn.

Với mục này, bạn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ những thông tin như: Họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email. Ngoài ra, để cụ thể hóa phần thông tin liên hệ, bạn cũng có thể cung cấp thêm những thông tin về quê quán hay tình trạng hôn nhân.

Một lưu ý nhỏ khi viết địa chỉ email, chỉ sử dụng email liên quan đến tên mình, tránh đưa vào những email thiếu nghiêm túc hoặc không phù hợp với công việc. Giả sử bạn ứng tuyển cho vị trí bếp trưởng vốn yêu cầu khắt khe về kỷ luật, tuy nhiên trong CV bạn lại đưa vào những email có nội dung như @lanhchualangthang hay @bengoccodon, tất nhiên hành động này sẽ gây mất điểm trầm trọng trong mắt các nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, cần chú ý khi dẫn ảnh hồ sơ vào phần thông tin liên hệ, tốt hơn hết là bạn nên chọn những bức ảnh chân dung có thể nhìn rõ toàn bộ gương mặt bạn ở phía chính diện, không nên sử dụng những ảnh có filter hoặc ảnh đã qua photoshop.

2.2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là yếu tố then chốt
Mục tiêu nghề nghiệp là yếu tố then chốt

Qua phần mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp, nhiều hơn những mong muốn mang tính cá nhân, nhà tuyển dụng muốn thấy được những yếu tố khác như: Tầm nhìn, định hướng phát triển và quan điểm trong quá trình làm việc của ứng viên. Lẽ dĩ nhiên nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn thể hiện được đầy đủ những yếu tố này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao CV của bạn.

Bạn được doanh nghiệp trả lương để tạo ra thành quả lao động cho họ, song song với đó, doanh nghiệp cũng thu về lợi ích từ thành quả lao động của bạn, đây là mối quan hệ win-win, tức là đôi bên cùng có lợi. Dễ dàng nhận thấy, chẳng có một doanh nghiệp nào muốn tuyển những ứng viên chỉ biết quan tâm đến bản thân. Nói cách khác, nếu như trong phần mục tiêu nghề nghiệp bạn chỉ chăm chăm nói về những mục tiêu cá nhân mà vô tình quên không gắn nó với lợi ích chung của doanh nghiệp thì cơ hội trúng tuyển của bạn là rất “ mong manh ”. Không chỉ riêng vị trí bếp trưởng, với bất kì ngành nghề nào cũng vậy, tốt hơn hết là bạn nên đưa ra những mục tiêu trong phạm vi công việc của bạn.

Đừng quên cụ thể hóa phần mục tiêu nghề nghiệp bằng việc chia nhỏ mục tiêu thành 2 dạng: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, sắp xếp chúng theo trình tự hợp lý theo mốc thời gian cụ thể.

Dưới đây là một số gợi ý về cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV bếp trưởng bạn có thể tham khảo:

Mục tiêu ngắn hạn:

- “ Quý 4 năm 2022: Triển khai ý tưởng thực hiện và bắt đầu áp dụng menu mới ”

- “ Quý 1 năm 2022: Mở rộng quy mô nhà hàng tại khu vực phía Nam, khai trương 2 chi nhánh mới ”

Mục tiêu dài hạn:

- Phát triển thêm về thương hiệu

- Xây dựng đội ngũ nhân viên phòng bếp chuyên nghiệp, nâng cao khả năng nghiệp vụ của nhân viên

2.2.3. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn trong CV ứng tuyển bếp trưởng không đỏi hỏi cao về bằng cấp đại học. Điểm khác biệt lớn của công việc bếp trưởng so với các ngành nghề khác là công việc này không yêu cầu quá nhiều vào các loại bằng cấp chính quy như bằng đại học, cao đẳng. Thay vào đó, các chứng chỉ về đầu bếp hay nấu ăn mới là yếu tố tiên quyết.

Với những loại chứng chỉ này, ngoài đưa ra tên và kết quả của chứng chỉ, bạn hãy chú ý bổ sung thêm cả những thông tin quan trọng khác như nơi đào tạo, khoảng thời gian đào tạo trong bao lâu, các món ăn sở trường. Trong trường hợp bạn ứng tuyển vào vị trí đầu bếp của những nhà hàng hay khách sạn 5 sao, ngoại ngữ sẽ là một lợi thế hơn. Đừng quên cung cấp cả thành tích ngoại ngữ vào CV bếp trưởng nếu như đây là yếu tố thuộc phạm vi mà công việc yêu cầu.

2.2.4. Kinh nghiệm làm việc

Tạo ấn tượng với các nhà tuyển dụng bằng kinh nghiệm phong phú
Tạo ấn tượng với các nhà tuyển dụng bằng kinh nghiệm phong phú

Hãy ghi nhớ rằng, kinh nghiệm luôn luôn là yếu tố chen chốt, đồng thời cũng là một trong những căn cứ quan trọng để nhà tuyển dụng quyết định có lựa chọn ứng viên đó hay không.

Vị trí bếp trưởng vốn đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Hãy tạo ấn tượng tốt nhất có thể bằng việc cụ thể phần kinh nghiệm, chú ý nên đưa cả mốc thời gian gắn vào kinh nghiệm. Ngoài ra, những kinh nghiệm đó nên liên quan trực tiếp đến công việc của bạn, tránh việc đưa ra những kinh nghiệm không thuộc phạm vi của nghề nấu ăn. Một điểm cộng cho chiếc CV của bạn là việc bạn đề cập đến cả những con số thể hiện kết quả mà bạn đã đạt được. Đây sẽ là những từ khóa để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nắm bắt trong phần kinh nghiệm của bạn.

Không phải cứ viết dài là hay, hãy đảm bảo đầy đủ ý, nhưng phải trình bày sao cho ngắn gọn, súc tích nhất có thể, tránh tình trạng để bản CV xin việc của bạn trở nên dài dòng, lan man.

Đọc thêm: Mách bạn cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV tiếng Anh

2.2.5. Kỹ năng làm việc

Cùng với kinh nghiệm, các kỹ năng làm việc trong cv cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp việc bạn trúng tuyển. Với những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng sẽ đóng vai trò như một yếu tố lấp đầy những lỗ hổng của bạn.

Bếp trưởng là người nắm vị trí cao nhất trong gian bếp, bên cạnh kỹ năng nấu ăn, một người bếp trưởng còn phải đáp ứng đầy đủ những kỹ năng nhất định. Dưới đây là một số kỹ năng cần thiết để ứng tuyển cho vị trí bếp trưởng bạn cần tham khảo:  Kỹ năng quản lý công việc, kỹ năng điều hành nhân sự, kỹ năng quản lý tài chính... Để làm nổi bật phần kỹ năng, nếu như bản thân bạn có những tố chất cần thiết để trở thành bếp trưởng như: sáng tạo, cầu toàn, ham học hỏi và khả năng chịu được áp lực... thì bạn cũng có thể đưa chúng vào CV.

Giờ thì bạn đã nắm được cách trình bày CV xin việc chưa? Với cách hướng dẫn trên, đây là thời điểm thích hợp để bạn tạo ra chiếc CV xin việc bếp trưởng hoàn hảo cho riêng mình. Nếu như bạn cảm thấy quá khó khăn trong việc thiết kế CV, bạn cũng có thể sử dụng những mẫu cv bếp trưởng chuyên nghiệp có sẵn tại topcvai.com. Chúc bạn sớm có thể thực hiện được đam mê và luôn gặt hái được nhiều thành công trong chặng đường phát triển sự nghiệp sau này.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: