Có thể nhà tuyển dụng không yêu cầu bạn nộp CV tiếng Anh nhưng rõ ràng nếu bạn bổ sung thêm nó vào hồ sơ xin việc của mình thì cơ hội sẽ được gia tăng. Viết CV hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh như thế nào vừa ấn tượng lại hấp dẫn? Đừng ngại tham khảo bài viết sau đây để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân mình nhé.
1. Vai trò của CV hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh
Giống như đi đánh trận vậy, người nào càng có nhiều vũ khí thì tỉ lệ chiến thắng càng cao, ứng viên hướng dẫn viên du lịch nếu có trong tay bản CV xin việc tiếng Anh thì còn điều gì tuyệt vời hơn thế?
Với những mẫu CV xin việc liên quan đến ngành du lịch như CV hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh, CV xin việc điều hàng Tour,...nhà tuyển dụng chẳng cần bận tâm, chẳng cần nghi ngờ cũng chẳng cần lo lắng nhiều về bạn nếu thấy việc sử dụng câu từ là ổn. Ngôn ngữ nhất là tiếng Anh là thứ vũ khí tối tân được đánh giá cao nhất với một hướng dẫn viên du lịch chính hiệu.
Bởi vậy dù không yêu cầu thì bạn cũng linh hoạt bổ sung để bộ hồ sơ của mình trở đầy đủ và hoàn hảo hơn nhé.
Có thể nhiều người còn có tư tưởng rằng mình sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng tài năng ngôn ngữ khi phỏng vấn chứ cần thiết gì phải trình bày nhiều trong CV xin việc cho tốn thời gian, tuy nhiên đó là suy nghĩ sai lầm bởi vì nếu như bạn bị loại từ vòng này thì lấy đâu cơ hội để vào vòng tiếp theo mà phỏng vấn đây?
Thêm một điểm làm nâng cao giá trị của mẫu CV hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh nữa đó là bất kể bạn là ứng viên hay nhà tuyển dụng thì đều tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm thời gian và công sức, từ đó làm nâng cao năng suất với mục tiêu của mình.
Với nhà tuyển dụng, nhờ có mẫu CV hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh mà họ không phải lo lắng về trình độ ngoại ngữ của ứng viên, đồng thời cũng phần nào đánh giá được sự phù hợp của ứng viên với công việc hiện tại.
Về phía ứng viên, họ sẽ được thể hiện tài năng, pr bản thân ngay tại mẫu CV hướng dẫn viên du lịch mà chẳng cần phải gặp mặt trực tiếp nhà tuyển dụng, nếu có giọng văn ổn thì có thể họ sẽ là ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng, và chẳng mấy mà cơ hội sẽ mỉm cười với họ.
Một mẫu CV hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh có thể làm thay đổi cơ hội của bạn vậy thì cần phải viết nó như thế nào mới chuẩn?
2. Cách viết CV hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh hoàn hảo
Hiện nay, tuy biết ngoại ngữ nhưng còn rất nhiều ứng viên ngành du lịch, cụ thể là khi tạo cv hướng dẫn viên du lịch thì vị trí hướng dẫn viên du lịch vẫn chưa biết mình phải thể hiện CV xin việc như thế nào. Chẳng hạn như 1 vài bạn newbie mới tốt nghiệp phải tạo cv cho thực tập sinh ngành du lịch bằng tiếng Anh nhưng cảm thấy không đủ tự tin về mặt ngữ pháp để viết. Sau đây là một vài bật mí để bạn hình dung, đồng thời cũng áp dụng vào mẫu CV xin việc hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh của mình để nó trở nên chuyên nghiệp hơn.
2.1. Personal Details - Thông tin cá nhân ứng viên
Không chỉ là CV xin việc hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh mà tất cả những ngành nghề khác, phần Personal Details bao giờ cũng xuất hiện trên cùng. Phải biết bạn là ai, đến từ đâu thì nhà tuyển dụng mới có căn cứ để đọc những phần tiếp theo.
Tất cả những gì mà ứng viên hướng dẫn viên du lịch cần cung cấp trong mẫu CV viết bằng tiếng Anh của mình đó là:
- Full name: Ghi rõ họ tên đầy đủ, ví dụ: VŨ VĂN A
- Date of birth: Thể hiện rõ ngày tháng năm sinh của bạn vào mục này, ví dụ: 20/05/2000
- Address: Địa chỉ của bạn là ở đâu? Đừng quên thể hiện nó vào đây để nguồn gốc của bạn rõ ràng hơn. Thông tin càng chi tiết càng tốt, hãy lấy từ cấp thôn, phường/xã/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
Ví dụ: Thôn Nôm, Văn Lâm, Hưng Yên.
- Phone number: Đây là phần ghi số điện thoại, chính vì vậy hãy xem số điện thoại chính xác đang sử dụng của mình để ghi rõ vào đây nhé.
- Cuối cùng là Email: Bạn đang sử dụng email nào thì điền rõ vào đây để tiện cho quá trình liên lạc sau này.
Lưu ý rằng, địa chỉ email phải chứa tên thật của bạn, tuyệt đối không lấy những email không nghiêm túc có chứa các tên như baby, cute, boy, girl,... thể hiện sự không chuyên nghiệp.
2.2. Cách viết Career Objective - mục tiêu nghề nghiệp
Phần tiếp theo mà bạn cần chú ý để có nội dung chất lượng đó là Career Objective - hay còn gọi là mục tiêu nghề nghiệp.
Bản thân bạn có chuyên nghiệp hay không, có hấp dẫn hay không là nhờ vào cách thể hiện trong mục này. Nó là một màn pr chính bản thân để lan tỏa tới nhà tuyển dụng, do vậy thành công hay thất bại cũng chủ yếu phụ thuộc vào phần này.
Nhiều người thường bỏ qua phần này cho đã dẫn đến nội dung bị sáo rỗng, copy cắt dán ý tưởng của người khác để lấp đầy khoảng trống vì nghĩ rằng nhà tuyển dụng chẳng chút mảy may đến nó.
Hãy cố gắng khẳng định thương hiệu của bản thân cho tốt để có cơ hội bước vào vòng trong đấy nhé. Hãy đưa ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người có dự định, biết nhìn xa trông rộng và có sự quyết tâm trong đó.
Với mục tiêu ngắn hạn: Hãy nói rằng mình muốn trở thành một nhân viên chính thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao và làm nó xuất sắc trong vòng 1 năm đầu tiên.
Ví dụ: “I want to become a full-time employee, complete the assigned task and do it excellently within the first 1 year”
Mục tiêu dài hạn thì bạn có thể trình bày như sau:
“I look forward to becoming the head of the tour guide department within the next 5 years to work with the company towards the goal of strong development in the future”
2.3. Education and Qualifications - trình độ bằng cấp liên quan
Bằng cấp là căn cứ duy nhất để chứng minh bạn là người có năng lực hay không, có học vấn và đúng chuyên ngành hay không. Vậy trong mẫu CV xin việc hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh thì không thể nào thiếu đi “Education and Qualifications” được.
Vì là thông tin liệt kê cho nên hãy thể hiện nó một cách ngắn gọn và rõ ràng nhất. Nếu bạn là một ứng viên có xuất thân từ các trường như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Kinh tế Quốc dân hay Cao đẳng Du lịch Hà Nội thì đều có cơ hội cao để được chú ý.
Khi nêu trên trường và hệ tốt nghiệp, đừng quên nêu chuyên ngành mình theo học là gì để nhà tuyển dụng xác định và khoanh vùng bạn nhé. Kèm theo các loại chứng chỉ đang sở hữu như Chứng chỉ ngôn ngữ hay chứng chỉ nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch Quốc tế,...
2.4. Work Experience - kinh nghiệm nghề nghiệp viết như thế nào?
Nếu thông thạo tiếng Anh thì bạn cũng biết Work Experience là kinh nghiệm nghề nghiệp khi dịch ra tiếng Việt. Đây chính là yếu tố có tầm ảnh hưởng quan trọng đến đến quyết định bạn có được trúng tuyển hay không.
Nếu đã ứng tuyển vị trí hướng dẫn viên du lịch thì bạn cần đưa vào những kinh nghiệm làm việc liên quan như quản lý du lịch hay là vị trí cùng tên tại một số công ty trước đây.
Khi liệt kê thì cần ghi nhớ ưu tiên trình bày theo thứ tự thời gian, nghĩa là những vị trí làm trước thì ghi trước, làm sau thì ghi sau kèm theo năm cụ thể để có một hệ thống khoa học nhé.
Ví dụ:
- Từ năm 2010 - 2015: Làm hướng dẫn viên du lịch tại công ty Cổ phần Du lịch ABC
- Năm 2015 - 2020: Làm quản lý du lịch của công ty Cổ phần Du lịch XYZ
Nếu bạn từng làm quá nhiều vị trí thì đừng tham lam mà ghi hết chúng vào đây nhé, một phần là diện tích không để bạn ghi chép, một phần là do nó không cần thiết. Lượng thông tin tối ưu mà bạn cần đưa ra nên là 2 đến 3 công việc, mà phải là việc liên quan tới vị trí hướng dẫn viên du lịch đang ứng tuyển đấy nhé. Tránh việc đưa cả nhân viên bán hàng vào kinh nghiệm nghề nghiệp cho CV hướng dẫn viên du lịch thì chẳng khác nào lạc đề khi làm bài kiểm tra cả.
2.5. Kỹ năng SKILLS thể hiện ra sao?
Làm sao để nhà tuyển dụng tin tất cả những gì bạn kể trên là đúng sự thật? Hãy thêm vào mẫu CV hướng dẫn viên du lịch của mình với phần kỹ năng nữa nhé.
Mặc dù là chưa thể kiểm chứng ngay thời điểm đọc CV thế nhưng họ sẽ nhận ra bạn nói thật hay nói dối ở vòng phỏng vấn, nếu phát hiện thông tin không đúng sự thật thì bạn sẽ bị loại và sẽ chẳng còn cơ hội nào cho lần tiếp theo đâu.
Bởi vậy cần trung thực với những thông tin mình đưa ra, bên cạnh đó hãy đưa vào những kỹ năng mềm cả kỹ năng chuyên môn để gia tăng uy tín nhé.
Dùng phương thức dạng liệt kê sẽ dễ dàng khoe được bộ kỹ năng của bạn hơn, ví dụ: planning, organizational skills, interpersonal skills,...
3. Lưu ý khi viết CV hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh
Khi viết CV hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh bạn cần lưu ý những gì? Rất nhiều ứng viên muốn tìm hiểu về thắc mắc này và đáp án sẽ có ngay sau đây:
Thứ nhất, bổ sung ngay ảnh đại diện nếu CV của bạn chưa có. Bạn nên nhớ hướng dẫn viên du lịch là một nghề dịch vụ, rất cần đến ngoại hình. Nếu vừa sở hữu trình độ, ngôn ngữ lại thêm ngoại hình nữa thì khả năng được tuyển dụng rất cao. Hãy nhớ ảnh được chọn phải thật rõ nét, nghiêm túc, khuôn mặt phải nhìn chính diện để nhà tuyển dụng nhìn rõ.
Thứ hai, mẫu CV hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh cần được quan tâm và chú trọng cả nội dung lẫn hình thức. Theo đó, ứng viên cần tách biệt các ý với nhau, để nội dung có bố cục gọn gàng, trình bày sạch sẽ,...
Thứ ba, để CV hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh trở nên ấn tượng hơn bạn cũng có thể sử dụng một vài câu nói tâm đắc liên quan tới nghề.
Ví dụ: “Mỗi năm một lần hãy đi đến những nơi mà bạn chưa bao giờ trải nghiệm”,...
Vậy là hành trình tìm hiểu về CV hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh cũng đã kết thúc, topcvai.com hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết này các bạn sẽ nhanh chóng hoàn thiện mẫu CV trên tay, sau đó gửi nó tới nhà tuyển dụng sớm nhất có thể để nâng cao cơ hội cho mình.
Tham gia bình luận ngay!