Hướng dẫn cách viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu cực chuẩn

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2021-06-01 15:16:36

Logistics hay xuất nhập khẩu đang là một lĩnh vực hot nhất mấy năm gần đây do sự hội nhập cũng như phát triển kinh doanh với thị trường nước ngoài. Và bạn đang đang có hứng thú với ngành này, muốn làm công việc liên quan đến chứng từ xuất nhập nhập khẩu. topcvai.com sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, tán đổ mọi nhà tuyển dụng nhé.

1. Các điều cần biết trước khi viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu

Trước khi bắt đầu tìm hiểu cách viết một CV chúng từ xuất nhập khẩu chuẩn thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách để trình bày một CV khoa học nhất sau đây.

1.1. Chọn định dạng đúng cho CV

Có hai cách viết CV chính bạn có thể lựa chọn cho CV của mình là kiểu CV tập trung vào kỹ năng và CV tập trung vào công việc. CV kỹ năng thì sẽ phù hợp hơn với những bạn vừa mới ra trường, tốt nghiệp hoặc muốn thay đổi lĩnh vực làm việc của mình. Còn dạng CV công việc sẽ hữu ích khi bạn là người có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trước đó rồi.

Điều cần biết khi viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
Điều cần biết khi viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu

Khi bạn chọn loại CV nào cũng cần phân chia bố cục hợp lý vì vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu đòi hỏi cẩn thận và tư duy logic. Nếu CV của bạn không thể hiện những yếu tố đó thì bạn có thể sẽ bị đánh rớt ngay lập tức. 

1.2. Các thông tin cần có trong CV

Một CV nhân viên chứng từ chuyên nghiệp trước hết cần đảm bảo những nội dung sau: Họ tên và chi tiết liên lạc của bạn, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn hoặc các kỹ thuật cá nhân. Bên cạnh đó bạn có thể cho thêm vào CV của mình một tuyên bố cá nhân, thành tựu trước đó, sở thích liên quan đến công việc.

Đầy đủ thông tin để ứng tuyển nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
Đầy đủ thông tin để ứng tuyển nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu

Có một số thông tin bạn tuyệt đối không nên cho vào CV chứng từ xuất nhập khẩu như: tình trạng hôn nhân, tôn giáo, một email thiếu nghiêm túc, kinh nghiệm hay sở thích không liên quan đến việc làm chứng từ xuất nhập khẩu, những kỹ năng bịa đặt. Những điều này sẽ khiến bạn trượt dài trong mắt của nhà tuyển dụng đấy. 

2. Cách viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu chi tiết

2.1. Thông tin cá nhân chuẩn

Đây là phần mở đầu và định danh bạn là ai trong vô vàn các ứng viên khác, nên ở mục này tuyệt đối không viết sai nhé. Phần này bạn cần viết: Họ tên bản thân (bằng chữ in đậm và kích thước lớn), năm sinh, email cá nhân, số điện thoại, địa chỉ thường trú. Hoặc nếu bạn muốn có thể thêm liên kết trang cá nhân như Linkedin, Facebook

Trong mục này hãy đảm bảo rằng email của bạn phải chuyên nghiệp phù hợp với công việc, không trông lố bịch và hài hước. Số điện thoại nên là số mà bạn hay sử dụng nhất để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc nếu cần.

Ví dụ cho mục này như sau:

Họ và tên: Bùi Anh Quân

Năm sinh: 1990

Email: [email protected]

Địa chỉ: phường X, quận Y, tỉnh Z.

Số ĐT: 094.878.6888

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

Ở trong phần này, nếu muốn gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng, bạn cần đưa ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn rõ ràng nhưng cũng cần phù hợp với định hướng của công ty và việc làm xuất nhập khẩu. Để làm được điều đó, bạn phải bỏ công sức tìm hiểu kỹ công ty, bản mô tả chi tiết công việc và đặt mong muốn, nguyện vọng của mình vào đó. 

Bận cần có một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng
Bận cần có một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

Ví dụ bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp như sau:

- Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn: Nắm vững kỹ năng lập chứng từ xuất nhập khẩu, mở rộng phạm vi hiểu biết về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hiểu biết về quy trình xuất nhập khẩu và có thể tự tổ chức hợp đồng xuất nhập khẩu tại công ty.

- Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn: Trở thành nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, có vai trò nòng cốt trong phòng ban. Tương lai có thể trở thành trưởng phòng xuất nhập khẩu, có cơ hội phát triển lên vị trí cao hơn.

2.3. Kinh nghiệm làm việc của bản thân

Phần kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng bậc nhất, bạn có nhận được cuộc gọi phỏng vấn hay không có hơn 50% dựa vào mục này. Bạn có thể đề cập đến những kinh nghiệm chuyên nghiệp, hoặc các công việc bán thời gian, thực tập có những sự giúp ích cho vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu. 

Phần kinh nghiệm làm việc chỉ nên bao gồm 3 - 4 công việc quan trọng gần đây nhất, có những kỹ năng hay kinh nghiệm sẽ có thể áp dụng được vào vị trí ứng tuyển. Dựa vào đó, nhà tuyển dụng sẽ biết được mức độ phù hợp của bạn với công việc mà không cần tìm hiểu lý lịch của bạn.

Bạn có thể liệt kê lịch sử công việc của bạn gồm các mục: tên công ty, vị trí/vai trò công việc, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Bên dưới đó hãy liệt kê các nhiệm vụ công việc và tập trung vào thành tích bạn đạt được. Ví dụ để bạn có thể viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu cho mình:

Ví dụ 1:

Công ty xuất nhập khẩu ABC

Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu từ tháng 01/ 2018 - tháng 12/2019

- Có nhiệm vụ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, các tài liệu xuất nhập khẩu.

- Sắp xếp, bố trí công việc làm tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại.

- Hỗ trợ kiểm soát hàng hóa ra vào tại công ty.

- Giải đáp các thắc mắc của khách hàng qua điện thoại, email liên quan đến các chứng từ, thủ tục xuất nhập khẩu.

Đưa ra các kinh nghiệm làm việc của bản thân có liên quan đến xuất nhập khẩu
Đưa ra các kinh nghiệm làm việc của bản thân có liên quan đến xuất nhập khẩu

Ví dụ 2: 

Công ty thương mại quốc tế XYZ

Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu từ tháng 10/2021 - 05/2022

- Có nhiệm vụ tiếp nhận email từ các bên và kiểm tra tính chính xác của những chứng từ được gửi đến.

- Kiểm tra các đơn vị vận tải có đạt chuẩn và lên kế hoạch ngân sách.

- Thực hiện các thủ tục hải quan và báo giá cước vận chuyển cho khách hàng

- Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ liên quan đến quy trình nhập, xuất hàng ra khỏi kho. Các chứng từ, giấy tờ về khai thuế luôn được thực hiện chuẩn xác.

Bên cạnh đó, các bạn có thể đưa thêm các động từ hành động vào CV của mình nhằm mang ý nghĩa nhấn mạnh như: chứng minh, quản lý, dẫn đầu, tổ chức, phát triển,... Nếu như bạn có một khoảng thời gian nghỉ ngơi, không đi làm thì có thể giới thiệu những kỹ năng bạn học được trong khoảng thời gian đó như học ngoại ngữ, học kỹ năng lập kế hoạch,...

2.4. Trình độ học vấn

Bạn có thể liệt kê đơn giản các trình độ bằng cấp của mình trong CV với bằng các bằng cấp, văn bằng Cao đẳng hoặc Đại học.

Ngành xuất nhập khẩu
Ngành xuất nhập khẩu

Về cách viết trình độ học vấn bạn có thể viết như sau:

Trường Kinh tế Quốc Dân: Tháng 8 năm 2018 - Tháng 5 năm 2022

Chuyên ngành quản lý xuất nhập khẩu

Xếp loại tốt nghiệp: Giỏi

2.5. Kỹ năng

Các kỹ năng bạn đưa ra nên phù hợp với kỹ năng trên bản tin tuyển dụng đưa ra và phù hợp với vị trí nhân viên chúng từ xuất nhập khẩu. Khi đưa ra các kỹ năng bạn nên thêm ví dụ về cách bạn đã sử dụng kỹ năng đó như thế nào.

Ví dụ:

Kỹ năng giao tiếp tốt:

- Thành viên của đội hùng biện tại trường ABC.

- Diễn thuyết tốt trước khách hàng về các quy định, thủ tục của công ty.

Kỹ năng sử dụng tiếng Anh tốt:

- Làm việc trực tiếp với đối tác nước ngoài để chỉnh sửa có hợp đồng xuất khẩu của công ty.

- Thực hiện các chứng từ, thủ tục bằng tiếng Anh.

3. Một số mẫu CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu đẹp 

Để làm rõ nét về cách trình bày và sắp xếp bố cục CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, chúng tôi xin đưa ra mẫu CV chuyên nghiệp cho bạn tham khảo:

CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu

Khi viết một CV bạn cần chú ý về cả cách trình bày lẫn nội dung bên trong. Mong rằng với bài viết trên các bạn có thể nắm vững cho mình cách viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu và có thể tạo được bản CV chuẩn cho riêng bạn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: