1. Cách viết cv nhân viên kế hoạch sản xuất chuẩn chi tiết
CV nhân viên sản xuất là công cụ quan trọng để bạn xin việc làm nhanh vậy cách viết từng mục trong cv nhân viên kế hoạch sản xuất như thế nào? Đừng bỏ qua nội dung dưới đây để tìm ra cách viết hoàn hảo nhất bạn nhé!
1.1. Viết thông tin liên hệ
Bắt đầu một bản cv bạn sẽ cần điền các thông tin cá nhân bao gồm tên và họ đầy đủ của bạn, địa chỉ nhà, ngày tháng năm sinh, gmail và đôi khi là thông tin mạng xã hội của bạn. Tất cả những thông tin này bạn cần điền đầy đủ và chính xác. Bởi lẽ, qua đây nhà tuyển dụng sẽ nắm trọn thông tin của bạn cũng như dễ dàng liên hệ với bạn một cách nhanh nhất.
Mục thông tin cá nhân bạn có thể trình bày như sau:
NGUYỄN VĂN A
Nhân viên kế hoạch sản xuất
Ngày sinh: 19/05/1995
Giới tính: Nam
Địa chỉ: số 15 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
SĐT: 0946.586.523
Email: [email protected]
Thêm một lưu ý nữa cho bạn đó là khi viết thông tin cá nhân, hãy để tên và vị trí ứng tuyển của mình giữa CV, điều này sẽ giúp bạn trở nên nổi bật, và khi nhà tuyển dụng cầm nhiều cv một lúc, họ đã biết cv đó là của ứng viên nào.
1.2. Trình độ học vấn
Sau thông tin cá nhân là trình độ chuyên môn, trong đó trình độ học vấn trong CV là một yếu tố đánh giá. Tại đây bạn nên điều tên trường đại học và chuyên ngành tốt nghiệp của mình. Với vị trí nhân viên kế hoạch sản xuất, nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên có trình độ học vấn nhất định. Bạn chỉ cần thành thật ghi trình độ học vấn của mình vào mục này là được.
Ví dụ:
Trường đại học Kinh tế Quốc Dân (2014-2018)
Chuyên ngành: Kế hoạch sản xuất
Xếp loại: khá
1.3. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV sẽ là những định hướng sự nghiệp của bạn sau này, thông thường trong CV mẫu xin việc nói chung và cv nhân viên kế hoạch sản xuất nói riêng, mục tiêu nghề nghiệp thường chia thành hai phần bao gồm mục tiêu xa và mục tiêu gần. Mục tiêu xa là những định hướng sẽ đạt được trong tương lai chẳng hạn như bạn sx thăng tiến đến một vị trí nào đó, mục tiêu gần là học hỏi kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình làm việc của mình.
Bạn nên đưa những mục tiêu cụ thể có thể đạt được và hướng tới công việc kế hoạch sản xuất. Không nên đưa những mục tiêu chung chung vì điều này sẽ khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
1.4. Kinh nghiệm làm việc
Khi viết cv nhân viên kế hoạch sản xuất, kinh nghiệm làm việc sẽ là mục rất quan trọng để bạn ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng đặc biệt là khi doanh nghiệp yêu cầu vị trí đó tối thiểu kinh nghiệm bao nhiêu năm. Với một nhân viên kế hoạch sản xuất, kinh nghiệm làm việc thường được sắp xếp theo thời gian từ những năm gần đây nhất cho tới những năm xa hơn, những năm về trước đó.
Kinh nghiệm làm việc trong cv nhân viên kế hoạch sản xuất sẽ bao gồm tên công ty, vị trí đã làm việc, thời gian làm việc và những công việc cụ thể đã thực hiện. Kinh nghiệm làm việc trong cv thường được liệt kê ngắn gọn bằng những gạch đầu dòng. Tuy nhiên, khi liệt kê những thông tin này hãy cố gắng cụ thể hóa từng công việc mình đã thực hiện một cách tóm lược bạn nhé.
Nhiều người thường khéo léo đưa những kết quả đạt được vào cv nhân viên kế hoạch sản xuất, đây cũng là một ý hay. Nó sẽ giúp bạn thu hút nhà tuyển dụng cũng như giúp bạn thể hiện được những kinh nghiệm của mình một cách chi tiết nhất.
Ví dụ bạn có thể trình bày kinh nghiệm làm việc của mình như sau:
“Công ty cổ phần 123
Vị trí: Phó phòng kế hoạch sản xuất
Thời gian: 10/2014 - 8/2018
- Đưa ra các đề xuất cải tiến quy trình làm việc. Đóng góp vào chương trình 5S tại khu vực làm việc.
- Chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu, phân tích hiệu suất, xác định vấn đề và phát triển các đề xuất hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần.
- Thiết lập các điểm kiểm tra về tiến độ công việc để đảm bảo tính chính xác của công việc được thực hiện. Trao đổi các vấn đề với nhân viên nhà máy, bộ phận bán hàng và khách hàng.
- Phối hợp chặt chẽ với Giám sát vật liệu, Trưởng dự án Kỹ thuật, Quản lý xây dựng, Mua sắm, Bán hàng và Quản lý cấp cao để quản lý lịch trình.
- Làm việc với Giám đốc sản xuất để theo dõi hiệu suất sản xuất và phát triển một quy trình để dự đoán và xác định các vấn đề có thể ảnh hưởng đến lịch trình.
- Tạo đơn đặt hàng công việc và lên lịch phát hành đơn đặt hàng công việc đến các trung tâm làm việc được chỉ định.
- Tạo đơn đặt hàng công việc và lên lịch phát hành đơn đặt hàng công việc đến các trung tâm làm việc được chỉ định.
Công ty Cổ phần ABC
Vị trí: nhân viên lập kế hoạch sản xuất
Thời gian: 12/2011 - 08/2014
- Cung cấp đầu vào và phản hồi cho Ban quản lý về hiệu suất và tuân thủ lịch trình.
- Triển khai và quản lý các hệ thống và thủ tục nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động và hỗ trợ các cải tiến giảm chi phí.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn năng suất và hiệu suất do Người quản lý thiết lập.
- Xây dựng các dự báo sản xuất ngắn hạn và dài hạn bao gồm các công việc tồn đọng, công việc ngoài kế hoạch và đơn đặt hàng làm lại.
- Cung cấp xu hướng vận chuyển và ước tính vận chuyển và kho bãi để quản lý tốt hơn việc di chuyển hàng tồn kho, nhập hàng và quản lý lao động.
- Cung cấp quản lý hàng tồn kho và duy trì tổng đầu tư bằng đô la cho hàng tồn kho theo các hướng dẫn đã thiết lập.
- Cung cấp cho ban lãnh đạo thông tin rõ ràng, kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định.”
Nếu bạn cẩm thấy khó khăn trong thiết kế CV đẹp, hãy tham khảo một số công cụ viết CV, phần mềm làm CV, hoặc sử dụng các template CV đẹp tại topcvai.com.
1.5. Chứng chỉ
Sau kinh nghiệm và thông tin cá nhân sẽ là các chứng chỉ chuyên ngành, kỹ năng cần đáp ứng, những hoạt động đã tham gia và người giới thiệu - người tham chiếu của bạn. Những phần này tuy được đánh giá là phần phụ, phần điểm cộng nhưng góp phần không nhỏ vào việc giúp bản cv của bạn được hoàn thiện hơn bao giờ hết. Cụ thể:
Chứng chỉ: một số vị trí hay doanh nghiệp sẽ yêu cầu người tìm việc những chứng chỉ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, với vị trí bạn ứng tuyển. Nếu như yêu cầu không bắt buộc bạn có những chứng chỉ đi kèm thì khi liệt kê các chứng chỉ này nó sẽ trở thành điểm cộng quan trọng mà bạn cần có.
1.6. Hoạt động
Hoạt động tham gia: thường là những hoạt động xã hội, hoạt động động tình nguyện mà bạn đã tham gia trước đây. Ví dụ như tham gia vận động hiến máu tình nguyện tại trường ĐHSPHN.
1.7. Người tham chiếu
Người tham chiếu: là người mà nhà tuyển dụng có thể liên hệ để nắm rõ những thông tin liên quan đến bạn. Người tham chiếu bạn có thể lựa chọn như giảng viên hướng dẫn trước đây của mình, là sếp cũ quản lý cũ của bạn hay cũng có thể chính là các đồng nghiệp trong doanh nghiệp. Khi viết thông tin người tham chiếu bạn cần cung cấp những thông tin cơ bản như họ và tên, vị trí, số điện thoại liên hệ. Nhớ rằng hãy liên hệ xin phép người tham chiếu trước khi điền thông tin của họ và CV để tránh gây phiền phức bạn nhé.
Kỹ năng: sẽ là một điểm cộng rất lớn trong cv của bạn, dựa vào kỹ năng mà nhiều nhà tuyển dụng cơ bản sẽ đánh giá được bạn có phù hợp với vị trí hiện tại hay không. Hoặc bạn có những kỹ năng cơ bản để đáp ứng công việc hay không. Với vị trí nhân viên kế hoạch sản xuất, kỹ năng thường bắt buộc bao gồm: khả năng sử dụng tin học văn phòng, khả năng thống kê, kỹ năng làm việc nhóm và làm việc cá nhân hiệu quả, …
2. Một số kinh nghiệm làm việc bạn có thể kể trong cv nhân viên kế hoạch sản xuất
Dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm làm việc mẫu mà bạn có thể kể hoặc có thể dựa vào để kể trong cv xin việc vị trí nhân viên kế hoạch sản xuất như sau:
- Đảm bảo rằng các đơn đặt hàng và dự báo được chuyển đến vị trí trong kế hoạch một cách kịp thời.
- Chịu trách nhiệm xác nhận đơn đặt hàng và đóng vai trò là liên lạc viên giữa vị trí trong kế hoạch và các nhóm lập kế hoạch toàn cầu để giải quyết các vấn đề hoặc từ chối PO.
- Triển khai dữ liệu kịp thời và chính xác liên quan đến công suất, khả năng của nhà máy, thời gian dẫn đầu, ngày xuất xưởng đầu tiên hay cuối cùng hoặc các dữ liệu khác theo .yêu cầu của nhóm lập kế hoạch toàn cầu hoặc quản lý LO cho mục đích lập kế hoạch và phân bổ, bao gồm cả việc đưa dữ liệu vào tất cả các hệ thống CNTT cần thiết.
- Cộng tác với Dịch vụ Kỹ thuật và Nhà bán hàng Phát triển để đảm bảo chuyển đổi suôn sẻ và kịp thời từ giai đoạn phát triển sang sản xuất và bắt đầu vận chuyển.
- Hỗ trợ vị trí trong kế hoạch để đảm bảo rằng tài liệu và dữ liệu về lô hàng được cung cấp kịp thời và chính xác.
- Quản lý theo dõi sản xuất hàng ngày, bao gồm trạng thái vải, theo dõi hiệu suất sản xuất và chủ động giải quyết các vấn đề giao hàng tiềm ẩn với cả quản lý nhà cung cấp trong kế hoạch.
- Đảm bảo cơ sở nhà máy và đội ngũ nội bộ hiểu rõ và kịp thời áp dụng quy trình và thủ tục mới để cải thiện hiệu suất phân phối và chất lượng đồng thời đảm bảo rằng đến đúng và đủ trong kế hoạch sản xuất.
- Kiến thức vững chắc về môi trường sản xuất hàng may mặc, thiết bị điện tử, … ngành nghề mà doanh nghiệp sản xuất.
- Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc liên quan trong ngành may mặc ở năng lực kỹ thuật.
- Phối hợp với nhân viên Tài chính Sản xuất Vật chất và kế toán sản xuất trong suốt quá trình sản xuất để duy trì tính toàn vẹn của các ưu đãi thuế
- Chuẩn bị, phân tích và xem xét các tính toán khuyến khích sơ bộ và cuối cùng
- Xem xét các báo cáo chi phí và kiểm toán chi phí sản xuất chi tiết để xác định độ chính xác của mã hóa
- Đảm bảo tất cả các chính sách nội bộ và bộ phận của WB được thực hiện và duy trì
- Chuẩn bị các ứng dụng khuyến khích sơ bộ và cuối cùng.
Xem thêm: Bỏ túi cách viết CV quản lý sản xuất chuyên nghiệp đúng chuẩn
3. Một số kỹ năng bạn có thể kể trong cv nhân viên kế hoạch sản xuất
Song song với kinh nghiệm, kỹ năng cũng rất quan trọng, dưới đây là các kỹ năng trong CV bạn có thể kể ra khi ứng tuyển nhân viên sản xuất của mình như sau:
- Kỹ năng Điện mạnh rất được mong đợi
- Kiến thức cơ bản về MRP, kiến thức về hệ thống GCS Premier và GCS Cost Point
- Định hướng chi tiết với sự theo dõi mạnh mẽ - có thể tổ chức và ưu tiên nhiều dự án
- Quản lý thời gian tuyệt vời, kỹ năng tổ chức, khả năng tư duy phản biện và khả năng đa nhiệm
- Có thể đưa ra những quyết định rất tốt, nhanh chóng và luôn đứng về phía họ
- Khả năng cân bằng giữa việc sử dụng công suất, nguồn nguyên liệu sẵn có với hiệu quả cao và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng
- Kỹ năng Excel mạnh. Khả năng thực hiện tra cứu và sử dụng bảng tổng hợp
- Khả năng làm việc chủ động để tổ chức các quy trình, với khả năng đa nhiệm và đáp ứng thời hạn
- Định hướng chi tiết, năng động bản thân và có kỹ năng tổ chức tuyệt vời
- Chú ý đến chi tiết và kỹ năng quản lý thời gian mạnh mẽ.
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu trọn bộ thông tin từ A đến Z về cách viết cv nhân viên kế hoạch sản xuất. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã trả lời được những câu hỏi liên quan đến cách viết và những lưu ý đi kèm cho mình.
Tham gia bình luận ngay!