1. CV Professional dành cho những đối tượng nào?
CV Professional dành cho những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm và trải qua sự mãi giũa của các công ty và doanh nghiệp. Họ hiểu được CV cần có những thông tin quan trọng gì và cách viết chúng làm sao để khi nhà tuyển dụng nhìn thấy sẽ muốn nhận bạn ngay lập tức.
Những CV như vậy được gọi là CV của những chuyên gia hoặc những người có chuyên môn nghề nghiệp cao.
Professional thực chất trong tiếng anh có nghĩa là:
“A person who has the type of job that needs a high level of education and training.”
“Someone who has worked hard in the same type of job for a long time and has become skilled at dealing with any problem that might happen.”
Có nghĩa là một người đã làm việc chăm chỉ và có kinh nghiệm lâu năm trong một lĩnh vực công việc nào đó và đã trở thành những kỹ năng chuyên nghiệp trong việc giải quyết những vấn đề có thể xảy ra”.
Như vậy có thể thấy rằng CV Professional chính là CV dành cho các chuyên gia nói chung. Khi họ muốn ứng tuyển vào một vị trí công việc có sự chuyên nghiệp nhất định thì chắc chắn cần phải có CV Professional.
Những lưu ý có bản nhất về cách viết CV Professional sẽ được chúng tôi tiếp tục đề cập qua phần tiếp theo ngay sau đây.
2. Lưu ý về cách viết CV Professional chuyên nghiệp nhất
2.1. Trình bày ngắn gọn, súc tích, đảm bảo nội dung quan trọng
Không giống như những CV xin việc thông thường, CV Professional cần có sự chuyên nghiệp ngay trong cách viết và sắp xếp các ý tưởng sẽ đưa vào trong CV. Những thông tin dùng để đưa vào trong CV sẽ là những thông tin quan trọng và cần thiết cho công việc đó nhất.
Ví dụ như CV Professional của Customer Relationship Management (CRM) của hãng Unilever thì không thể là CV xin việc của một công việc có trình độ thấp hơn được. Tầm cỡ yếu tố để nêu bật trong CV CRM đó là cách thức để quản lý quan hệ khách hàng. Nên những yếu tố để đưa vào trong CV cần xoáy sâu vào mục đích quản lý quan hệ khách hàng.
Trong CV Professional cần đảm bảo các yếu tố về các đề mục bắt buộc phải có trong CV đó là trình độ học vấn (thông thường sẽ từ cao học trở lên: thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư), mục tiêu nghề nghiệp (thăng tiến và giữ vững phong độ làm việc và sự nghiệp ổn định), kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn, các hoạt động trong các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ, bằng cấp chuyên gia.
2.2. CV Professional cần có sự chuẩn chỉnh từ nội dung đến hình thức
Không chỉ những CV xin việc thông thường mới cần chú ý đến hình thức của CV. Trong CV Professional nó lại càng cần phải chú tâm nhiều hơn đến các yếu tố hoàn chỉnh về mặt hình thức.
Đối với CV Professional, các chuyên gia thường sử dụng những mẫu chữ, font chữ và kích cỡ đồng nhất để tạo nên sự trang trọng và ấn tượng. Chi tiết về những lưu ý với phần hình thức của CV đó là nên chọn font chữ dễ nhìn và được nhà tuyển dụng khuyên dùng ví dụ như Arial, Times New Roman, Georgia, Roboto. Kích cỡ của chữ rơi vào khoảng 13 - 15pt. Với từng loại Professional khác nhau sẽ có cách tham khảo màu chữ khác nhau để phù hợp với vị trí đó nhất.
2.3. Quan tâm nhiều hơn về kinh nghiệm và kỹ năng làm việc
Đối với CV Professional, hầu như nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm đến kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của ứng viên. Bởi họ là những ứng viên cao cấp được tuyển để làm ở các vị trí từ quản lý trở lên. Chính vì vậy những gì mà một Professional cần đảm nhiệm được đó là khả năng nêu bật được những kinh nghiệm nổi trội của mình ở mức độ chuyên gia và nắm rõ được tường tận của từng kinh nghiệm đó. Những kinh nghiệm được nêu ra phải gắn liền với mục tiêu của chuyên gia đó là về sự nghiệp và thăng tiến.
Kỹ năng chuyên môn trong CV Professional sẽ bao gồm những kỹ năng hoàn hảo đến từng milimet. Ví dụ về CV Professional Customer Development, các kỹ năng bạn cần làm nổi bật được đó là kỹ năng tiếp thị ngành hàng, quản lý khách hàng và điều phối khách hàng. Những kỹ năng mà bạn nêu ra cần bám sát với các kinh nghiệm mà bạn đã đạt được.
Những người làm CV chuyên nghiệp cần có sự liên kết và tư duy về ý tưởng và cấu trúc viết sao cho chuẩn chỉnh mà vẫn thuyết phục được nhà tuyển dụng một cách dễ dàng.
Phần kinh nghiệm làm việc và kỹ năng chuyên môn không cần phải viết quá dài dòng và nhiều chữ. Bạn chỉ nên điền các thông tin đó bằng những dấu gạch đầu dòng và tóm tắt các từ khoá chính.
Hai phần này sẽ được viết liền với nhau để bổ trợ cho nhau rất nhiều. Với CV Professional thì nên để phần kinh nghiệm làm việc lên trước. Vì nó là yếu tố quan trọng hơn.
3. Cách viết CV Professional chuyên nghiệp
3.1. Phần thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân của ứng viên Professional có lẽ sẽ nhiều hơn của những người bình thường khi đi xin việc. Bởi vì họ cần có càng nhiều cách thức liên hệ thì càng chứng tỏ họ có đủ bản lĩnh và sự chín chắn để có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng từ nhiều nguồn. Đồng thời nhằm mục đích để cho nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với họ không bằng cách này thì cách khác.
Thông tin cá nhân sẽ bao gồm họ và tên, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, email cá nhân và các liên kết cá nhân như LinkIn.
3.2. Phần các đề mục chính
- Trình độ học vấn: lưu ý rằng những người có trình độ từ cao học trở lên sẽ được coi là Professional hay còn được viết tắt là Prof. Trình độ học vấn nên viết vào CV Professional đó là những trường đại học mà bạn đã theo học (có thể là ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài) kèm theo đó là chuyên ngành mà bạn theo học có liên quan mật thiết đến chuyên ngành mà bạn ứng tuyển.
- Kinh nghiệm làm việc: như đã chia sẻ ở trên, đó là những kinh nghiệm về việc có chuyên môn liên quan đến lĩnh vực đó và am hiểu một cách tường tận về nó. Đồng thời CV Professional bạn càng có nhiều kinh nghiệm thì càng có lợi thế ứng tuyển hơn so với người khác.
- Kỹ năng chuyên môn: chỉ nên ghi những kỹ năng nổi bật bổ trợ cho kinh nghiệm làm việc của bạn và có sự thống nhất giữa kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn đã đưa ra. Về cơ bản kỹ năng của những Professional sẽ cần đảm bảo được những kỹ năng mềm quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, quản trị, kỹ năng lãnh đạo và thuyết phục người khác.
- Bằng cấp và chứng chỉ: đối với nhiều ngành nghề thì bằng cấp và chứng chỉ đôi khi không thực sự cần thiết nhưng đối với CV Professional thì nó lại có phần quan trọng chẳng kém gì kinh nghiệm làm việc. Những bằng cấp mà bạn cần đưa ra ở đây ít nhất phải là chứng chỉ và bằng cấp từ chuyên gia trở lên hoặc những bằng cấp làm tiền đề để nổi bật lên lĩnh vực chuyên nghiệp của bạn. Ví dụ như bằng tiến sĩ khoa học, chứng chỉ nghiên cứu và phát triển sinh học, chứng chỉ về an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng (liên quan đến nghề chuyên gia tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng).
- Các hoạt động xã hội: bằng chứng quan trọng để chứng minh bạn là chuyên gia của lĩnh vực nào và có thật sự nổi tiếng trong lĩnh vực đó hay không. Càng có nhiều hoạt động ở các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, hoạt động vì con người thì CV Professional của bạn càng được trọng dụng cao.
3.3. Phần thông tin thêm nếu có
Phần thông tin thêm thường sẽ liệt kê những sở thích, thói quen liên quan đến công việc ví dụ như đọc sách khoa học, nghiên cứu và sáng tạo cái mới, thích khám phá.
Nên thêm các thông tin về người tham chiếu hoặc nếu bạn có các sáng kiến khoa học kết hợp với các đồng nghiệp thì hãy nêu thêm thông tin về người cộng tác đó nữa.
Phần thông tin thêm này là không bắt buộc nên hầu hết trong các CV xin việc thông thường sẽ bỏ qua phần này. Nhưng đối với CV Professional thì bạn hãy tận dụng tối đa và triệt để những gì mình có thể nêu ra trong khuôn khổ của tờ A4.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về cách viết CV Professional và những lưu ý cần có để hoàn thiện bản CV Professional hiệu quả mà mang lại sự chuyên nghiệp nhất cho bạn và cơ hội nghề nghiệp cao hơn.
Tham gia bình luận ngay!