Để tạo ra CV quản lý cửa hàng ưng ý, mỗi chúng ta cần xác định rõ ràng những yếu tố quan trọng trong CV xin việc, cách viết cv và nên lựa chọn địa chỉ tạo CV quản lý cửa hàng như thế nào?
1. Cùng tìm hiểu thế nào là CV quản lý cửa hàng
Theo đà phát triển đời sống nhân dân, hàng loạt cửa hàng tại Việt Nam lần lượt ra đời. Đồng nghĩa rằng sự cạnh tranh trong công việc này khi ứng tuyển là rất lớn. Chính vì thế, bạn cần có một CV xin việc ấn tượng, tốt nhất để ứng tuyển vị trí quản lý cửa hàng, nhà tuyển dụng nhắm đến bạn đánh giá bạn là người phù hợp với vị trí còn bỏ ngỏ này.
Những người trở thành quản lý của một hay một chuỗi cửa hàng nào đó chính là người phải chịu trách nhiệm với các vấn đề có liên quan tới cửa hàng đội ngũ nhân viên đang làm việc tại cửa hàng (daonh số, sự hài lòng của khách hàng,...).
Một bản CV quản lý cửa hàng chính là bước khởi động đầu tiên để bạn thể hiện được những tiềm năng của mình, bày tỏ trách nhiệm nghiêm túc khi có sự chuẩn bị chỉn chu với nghề.
Có thể nói, CV ứng tuyển vào vị trí quản lý cửa hàng sẽ là sứ giả kết nối giữa người ứng tuyển và người tuyển dụng, là căn cứ thiết thực ban đầu để tuyển lọc các ứng viên phù hợp. Thể hiện tốt điểm mạnh của bản thân mình thông qua CV quản lý cửa hàng là điều mà topcvai.com khuyên bạn.
Điều quan trọng đầu tiên trong cách viết CV, chính là phải tìm hiểu thật kỹ công việc mình chọn lựa và cửa hàng bạn muốn ứng tuyển. Điều này giúp bạn thuận lợi hơn cho buổi phỏng vấn và cho công việc sau này nếu bạn là người xứng đáng được các tuyển dụng viên chọn làm việc này ở đây.
2. Những mục cần thiết trong CV quản lý cửa hàng
2.1. Thông tin bản thân trong CV quản lý cửa hàng
Đầu CV quản lý cửa hàng là ánh nhìn đầu của các tuyển dụng viên dành cho bạn, nơi họ biết bạn là ai, nơi phân biệt bạn với rất nhiều ứng viên khác. Do đó, bạn nên chọn một bức ảnh đại diện rõ mặt kèm họ tên và vị trí mình muốn ứng tuyển phía dưới.
Kèm theo đó, tất nhiên là những thông tin cần thiết khác: giới tính, ngày sinh, số điện thoại liên hệ, email, địa chỉ hiện tại, link facebook cá nhân. Chú ý, bạn nên viết địa chỉ email nghiêm túc, bởi căn cứ vào đó thì các bạn sẽ nhận được rất nhiều điều thú vị để có thể tạo nên được những căn cứ cơ bản, những sự kết nối tuyệt vời.
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV quản lý cửa hàng
Để đem lại năng suất, kết quả cao trong công việc, không thể thiếu mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho bản thân trong CV quản lý cửa hàng. Bạn chỉ nên viết ngắn gọn dễ hiểu, không đưa bản thân lên “mây xanh”.
Ví dụ, bạn có thể viết:
- Quản lý cửa hàng
- Được tham gia các khóa đào tạo, nâng cao kỹ năng bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng, hỗ trợ đào tạo nhân viên phát triển .
- Phát triển nhanh, mạnh và phủ rộng mạng lưới các khách hàng tiềm năng.
- Duy trì, tăng đều đối với yếu tố doanh số của cửa hàng.
- Phát triển kiến thức, kinh nghiệm, năng lực để thăng tiến.
2.3. Kỹ năng trong CV quản lý cửa hàng
Các kỹ năng trong CV là mục rất quan trọng với CV quản lý cửa hàng. Nơi bạn liệt kê ra các khả năng và thế mạnh của bạn. Từ đó, nhà tuyển dụng có cái nhìn tốt hơn về bạn, biết được kỹ năng bạn đang ở đâu, có đáp ứng với những yêu cầu mà cửa hàng đặt ra hay không.
Bạn chỉ nên cân nhắc và viết vào đó những kỹ năng cơ bản, những kỹ năng này phải có được sự liên kết mật thiết đối với công việc quản lý cửa hàng. Đặc biệt bạn hãy biết cách để sắp xếp chúng theo một thứ tự ưu tiên đầy chuyên nghiệp, hãy xếp các điểm mạnh lên trước rồi giảm dần về phía sau.
Một số ví dụ về kỹ năng cụ thể mà bạn có thể nêu trong CV như:
- Thực hành tốt các kiến thức về tin học trong văn phòng (kỹ năng cơ bản và cả nâng cao).
- Nắm bắt tốt các kiến thức và có nền tảng về quản trị kinh doanh.
- Có khả năng để giải quyết tốt những xung đột, quản lý nhóm làm việc hiệu quả.
- Khả năng giao tiếp tiếng Anh
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đàm phán, thuyết phục
Xem ngay: cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh
2.4. Kinh nghiệm trong CV quản lý cửa hàng
Để chứng minh những năng lực, khả năng của bạn ở bên trên đã được tô luyện và trải nghiệm, hãy thêm những công việc bạn từng làm trong cửa hàng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm gì cũng đừng lo lắng bởi ai cũng có bước đi đầu, quan trọng bạn làm được việc hay không mà thôi. Chẳng hạn như:
- Nhân viên kho cửa hàng MANGO: 3/2020 - 12/2020
+ Sắp xếp hàng hóa kho bãi theo quy định của Nhãn hàng
+ Giữ cho kho hàng luôn trong trạng thái gọn gàng, có sự ngăn nắp.
+ Nhận hàng, kiểm hàng, sắp xếp hàng vào đúng khu vực, mang hàng vào kho theo đúng quy định.
+ Hỗ trợ trưng hàng mới.
+ Cập nhật tình trạng hàng hóa trong kho báo cho cấp quản lý. • Lên kế hoạch nhập xuất hàng vào mùa sale cũng như không gian chứa hàng trong kho.
+ Bảo quản hàng hóa cùng các trang thiết bị tránh bị ẩm ướt hỏng hóc.
+ Vệ sinh sạch đối với khu vực trong kho hàng ngày, thường xuyên kiểm tra kệ hàng, tính chắc chắn của kệ hàng...
2.5. Trình độ học vấn trong CV quản lý cửa hàng
Để chứng minh rằng bạn có rất nhiều kỹ năng phù hợp với công việc, chứng minh bạn đã có những kinh nghiệm thực tế trong việc quản lý cửa hàng, với trình độ học vấn trong CV, lời khuyên dành cho bạn là hãy viết thật rõ ràng về tên trường học bạn theo học và tên của chuyên ngành mà bạn đã được đào tạo vào trong bản CV quản lý cửa hàng.
Ví dụ như:
- Trường Đại học A: Từ tháng 8/2016 - 5/2020
+ Chuyên ngành học: Quản trị kinh doanh - Thương mại điện tử.
+ Xếp loại đối với bằng cấp : Cử nhân (Chính quy).
+ Xếp loại đối với bằng tốt nghiệp : Giỏi.
Đọc thêm: Bảng mô tả công việc Cửa hàng trưởng hoàn thiện và chi tiết
3. Các mục khác trong CV quản lý cửa hàng
Một số thông tin thêm trong CV chính là nơi để giúp các ứng viên thỏa sức mà thể hiện sự đam mê của bản thâm đồng thời còn thể hiện được sự khác biệt giữa CV quản lý cửa hàng của bạn với cả ngàn mẫu CV của các ứng viên khác,
Dù vậy thì bạn không nhất thiết phải điền hết các thông tin trong CV nế như nhà tuyển dụng không có yêu cầu ghì thêm. Một số mục đó là mục nào?
- Chứng chỉ: Ví dụ như:
+ Chứng chỉ Tin học văn phòng được cấp bởi trường đại học
- Hoạt động: là yếu tố để thể hiện rằng bạn là một trong những người có nét tính cách nhiệt tình, có sự năng động.
+ Tham gai vào hoạt động có tên "Chiến dịch Mùa Hè Xanh" diễn ra vào tháng 10 năm 2017.
+ Tham gia vào các chương trình thiện nguyện, từ thiện, gom đồ dùng cá nhân còn dùng được, tặng quần áo, tặng thực phẩm...
+ Tham gia vào công tác xây dựng công trình là trường học để giúp cho các e có cơ hội để đến trường học tập
- Sở thích
Đây là yếu tố rất đặc biệt, không phải ngẫu nhiên nhà tuyển dụng lại muốn có một mục sở thích nằm trong CV quản lý cửa hàng, quan trọng là họ muốn khai thác thêm nhiều khía cạnh của bản thân ứng viên từ thông tin sở thích.
Vì thế, bạn đừng nên nêu những sở thích chung chung mà bất cứ ngành nghề nào cũng nêu hay như những mẫu CV mẫu trên mạng internet không có lấy một điểm riêng khác biệt nào cả.
- Thông tin thêm: Nơi tạo dấu ấn cho nhà tuyển dụng, giúp họ hiểu thêm về bạn. Có thể tham khảo:
Là người Trung thực, có cách giải quyết các vấn đề linh hoạt, luôn luôn đặt khách hàng là trung tâm.
Thực ra thì những mục này có cũng sẽ càng tốt, sẽ giúp cho bản CV của bạn trở nên đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn...
4. Các lưu ý khi tạo một CV quản lý cửa hàng
Lưu ý khi viết CV ứng tuyển quản lý cửa hàng:
- Tất cả thông tin phải thật chính xác, thể hiện tâm huyết của mình với nghề
- Ngắn gọn, dễ hiểu, thông tin cô đọng, không dài dòng
- Gói gọn nhiều nhất 3 trang, in một mặt A4 với giấy cứng và tốt
Hy vọng rằng, bài viết CV quản lý cửa hàng của topcvai.com giúp bạn hoàn thiện bộ hồ sơ theo phong cách riêng của mình và có bước đi đầu tiên vững vàng trên con đường mình đã chọn.
Tham gia bình luận ngay!