1. Cách trình bày cv thực tập sinh ngành Luật hấp dẫn
CV xin việc bao giờ cũng là một công cụ quan trọng để nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên. Bạn là ai, tiềm năng của bạn như thế nào, bạn có đáp ứng đầy đủ điều kiện cần thiết của vị trí này hay không... tất cả những điều này sẽ được thể hiện qua CV của bạn. Làm thế nào để có thể chinh phục nhà tuyển dụng thông qua CV? Việc nắm bắt một số bí kíp từ trước sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tạo ra cv xin việc ấn tượng để trở thành thực tập sinh ngành luật ấn tượng và thu hút hơn đấy. Cụ thể đó là những bí kíp gì, mời bạn tham khảo ngay những thông tin dưới đây.
1.1. Phần thông tin liên hệ
Thông tin liên hệ là phần cơ bản nhất trong CV xin việc, tuy được đánh giá là phần dễ viết nhất nhưng một thực tế khá khó hiểu là có không ít ứng viên đã trượt ngay từ vòng hồ sơ chỉ vì viết sai thông tin liên hệ. Chú ý những thông tin bạn cung cấp sẽ được nhà tuyển dụng sử dụng cho mục đích liên lạc, do đó đừng quên kiểm tra và rà soát thông tin thật kỹ để tránh những lỗi sai không đáng có bạn nhé. Với một ngành nghề yêu cầu khắt khe về tính kỉ luật và độ chính xác như ngành Luật, việc ứng viên mắc sai sót ngay từ thông tin liên hệ trong cv luật pháp lý là lỗi rất khó để có thể bỏ qua.
Cách tốt nhất là bạn nên chuẩn bị trước những giấy tờ cần thiết như giấy khai sinh, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân hay sổ hộ khẩu để có thể tiện đối chiếu thông tin.
1.2. Phần trình độ học vấn
Với vị trí chưa đòi hỏi nhiều kinh nghiệm như thực tập sinh ngành Luật, ngược lại trình độ học vấn trong cv, kỹ năng cá nhân sẽ là yếu tố then chốt giúp ứng viên thể hiện tiềm năng của bản thân. Ngoài những thông tin cơ bản về trường đại học hay chuyên ngành, thời gian tốt nghiệp, nếu như bạn có những chứng chỉ hay bằng cấp bên ngoài về Luật thì đừng ngần ngại đưa chúng vào để làm nổi bật cho CV của bạn.
Gợi ý cách viết phần trình độ học vấn trong CV thực tập sinh ngành Luật:
- Trường: Đại học Luật Hà Nội
- Niên khóa: 2016-2020
- Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
- Tốt nghiệp loại: Giỏi
- Đạt giải Nhất trong cuộc thi hùng biện do khoa tổ chức
- Giải thưởng xuất sắc về nghiên cứu khoa học
1.3. Phần mục tiêu nghề nghiệp
Một điểm rất “kị” đó là ứng viên trình bày phần mục tiêu nghề nghiệp trong cv chung chung, sơ sài. Với ứng viên, mục tiêu nghề nghiệp có thể đơn giản chỉ là nơi để gửi gắm bày tỏ những nguyện vọng của mình đến với nhà tuyển dụng, tuy nhiên đặt vào vị trí nhà tuyển dụng, mục tiêu bạn đưa ra sẽ là căn cứ để xác định xem bạn có thật sự phù hợp với công việc hay không. Nếu những gì bạn tìm kiếm cũng là những điều mà nhà tuyển dụng hướng đến, họ làm sao có thể bỏ qua một ứng viên tiềm năng là bạn?
Để giúp cv của bản thân ghi điểm tuyệt đối, bạn phải trình bày mục tiêu nghề nghiệp sao cho nhà tuyển dụng có thể thấy được tầm nhìn và định hướng phát triển trong tương lai của bạn. Cách tốt nhất khi viết phần này là bạn có thể chia nhỏ mục tiêu thành 2 nhóm: Mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn và bám vào đó để liệt kê các mục tiêu theo 2 nhóm này. Lưu ý là mục tiêu nào quan trọng nhất thì để lên đầu tiên, sau đó mới đề cập đến những mục tiêu nhỏ.
Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV tiếng Anh
1.4. Phần kinh nghiệm làm việc
Với vị trí thực tập sinh vốn không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm, bạn không cần thiết phải trình bày phần này quá dài dòng. Thay vào đó, hãy tập trung đưa ra những thông tin thật chất lượng để nhà tuyển dụng khó có thể rời mắt khỏi CV của bạn.
Thế nào là thông tin “chất lượng”? Với CV thực tập sinh ngành luật, các hoạt động xã hội luôn là lợi thế rất lớn của các ứng viên. Khi bạn tham gia vào các hoạt động xã hội, không chỉ đơn giản là bạn đang góp sức để thực hiện những mục tiêu chung cho cộng đồng mà ngoài ra bạn còn được trang bị thêm các kiến thức xã hội thực tế hay các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy. Những kinh nghiệm này sẽ là hành trang giúp bạn luôn giữ vững thái độ tự tin, chủ động hơn trong công việc sau này. Ngoài ra, việc tham gia nhiều hoạt động xã hội cũng chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên cực kì nhiệt huyết, tận tâm với công việc, đây đồng thời cũng là một tố chất quan trọng mà một thực tập sinh ngành Luật nên có.
1.5. Phần kỹ năng làm việc
Các kỹ năng trong cv có thể nói là phần quan trọng nhất, đặc biệt là khi bạn tham gia ứng tuyển vào một vị trí đòi hỏi khắt khe về kỹ năng như thực tập sinh luật sư. Khi bạn thiếu sót kinh nghiệm, bạn vẫn có thể được “châm chước”. Tuy nhiên nếu như một ứng viên không có bất kì kỹ năng nào phục vụ cho công việc thì cơ hội trúng tuyển của người đó dĩ nhiên là rất “mong manh”.
Cách tốt nhất để trình bày phần kỹ năng là bạn nên chia chúng thành nhiều nhóm nhỏ như: Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng bổ trợ... Tuy nhiên một lưu ý quan trọng đó là kỹ năng bạn đề cập trong CV phải là kỹ năng phù hợp với các kỹ năng yêu cầu của vị trí ứng tuyển.
Ngoài những kỹ năng cơ bản mà bất kì ngành nghề nào cũng cần có như: Tin học văn phòng hay ngoại ngữ, dưới đây là một số kĩ năng cần có của vị trí thực tập sinh ngành Luật bạn có thể tham khảo:
- Kỹ năng viết và soạn thảo hợp đồng
- Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục
- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
Tham khảo: Địa chỉ tải mẫu đơn xin thực tập uy tín, chuẩn nhất!
2. Một số lưu ý quan trọng khi viết CV thực tập sinh ngành Luật
Để đảm bảo đưa đến tay nhà tuyển dụng đơn CV hoàn thiện nhất, bạn đừng quên trau chuốt từng nội dung hay những chi tiết nhỏ nhất trong CV. Ngoài phần nội dung, bạn cũng nên để ý đến hình thức, một mẫu cv với bố cục hợp lý và màu sắc bắt mắt, phù hợp bao giờ cũng sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn.
Một số lưu ý khi viết CV thực tập sinh ngành luật:
- Tránh tình trạng trình bày dài dòng, lan man nhưng lại không đưa ra được những thông tin phù hợp, lưu ý nội dung trong CV chỉ xoay quanh công việc hoặc những mục hỗ trợ cho công việc
- Kiểm tra và rà soát thông tin thật kỹ tránh tình trạng sai chính tả quá nhiều
- Lựa chọn ảnh trong CV phải là ảnh chụp từ phía chính diện gương mặt, lưu ý không được sử dụng những ảnh có filter hoặc đã qua photoshop, kích thước ảnh phù hợp là 3x4 hoặc 5x6
- Tránh đưa những email có nội dung không nghiêm túc vào phần thông tin liên hệ, cách tốt nhất là nên tạo một địa chỉ email mới liên quan đến công việc và vị trí ứng tuyển để nhà tuyển dụng đánh giá cao độ chuyên nghiệp của bạn
- Với những phần quá dài thì không nên gộp chúng thành một đoạn văn, gạch đầu dòng và triển khai theo các ý chính sẽ khiến hình thức bản CV của bạn ăn điểm hơn
3. Tự tạo mẫu cv thực tập sinh ngành luật chuyên nghiệp cùng topcvai.com
Khi đã nắm bắt được các bước trình bày CV, giờ là thời điểm để bạn bắt tay vào thiết kế CV cho riêng mình. Nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm tạo cv, đừng lo lắng, chúng tôi ở đây là để giúp đỡ bạn! Sau khi truy cập vào website topcvai.com và tải về những mẫu CV có sẵn với đủ các phong cách đa dạng cho bạn lựa chọn, giờ đây bạn chỉ cần điền thông tin vào thôi là xong.
Với những lưu ý và hướng dẫn viết CV thực tập sinh ngành luật mà topcvai.com vừa chia sẻ ắt hẳn đã giúp bạn biết được các để tạo một chiếc CV ấn tượng cho riêng mình rồi. Đừng quên theo dõi và cập nhật topcvai.com mỗi ngày để nắm bắt thêm những thông tin thú vị xoay quanh việc làm bạn nhé!
Tham gia bình luận ngay!