1. Vì sao cần viết CV thực tập sinh chuẩn?
Khá nhiều ứng viên cho rằng, một vị trí nhỏ bé như thực tập sinh sẽ không cần đến quá nhiều sự chuẩn bị trong quá trình ứng tuyển. Điển hình là mẫu CV thực tập sinh nhân sự. Nhưng thực tế, thực tập sinh nhân sự là một vị trí công việc riêng biệt trong các tổ chức, vị trí này cũng được thiết kế mức lương, chế độ đãi ngộ, có những yêu cầu và tiêu chuẩn tuyển dụng riêng biệt.
Mặt khác, ngày nay mọi nhà tuyển dụng đều đã quen với việc ứng viên nộp CV xin việc khi ứng tuyển vào một công việc nhất định nào đó. Và bất kể đó là vị trí thực tập sinh nhân sự, bạn cũng nên chuẩn bị cho mình mẫu CV nhé.
1.1. Viết CV để thể hiện sự chuyên nghiệp
Thứ nhất, việc có một CV xin việc thể hiện bạn là một ứng viên chuyên nghiệp. Chỉ có những ứng viên chuyên nghiệp mới nhận thức được tầm quan trọng của một bản CV. Sự chuyên nghiệp luôn cần thiết trong quá trình làm việc, ở bất kỳ ngành nghề hoặc chức danh nào. Bạn sẽ không có cơ hội thể hiện sự chuyên nghiệp của mình ở vòng phỏng vấn nếu như bạn trượt ngay từ vòng hồ sơ.
Do đó, chỉ còn cách thể hiện chúng trong công đoạn ứng tuyển. Những chuyên viên nhân sự trong tương lai cần nhất sự cẩn thận, chỉnh chu và chuyên nghiệp. Việc đầu tư cho mẫu cv giúp bạn thể hiện được những giá trị này.
1.2. Viết CV thực tập sinh nhân sự để làm nổi bật những giá trị bản thân
Mặc dù chỉ là một vị trí thực tập sinh, tuy nhiên thực tập sinh nhân sự cho thấy được mức độ quan tâm của các ứng viên. Khi chúng trở thành vị trí thực tập sinh thu hút được nhiều ứng viên ứng tuyển nhất hiện nay. Nhân sự nhìn chung là một nghề hấp dẫn và chuyên nghiệp trong mắt các bạn trẻ. Đó chính là lý do vị trí này có không ít sự cạnh tranh.
Để cho nhà tuyển dụng thấy được những giá trị bên trong của bạn, thấy được mức độ tiềm năng và phù hợp của bạn. Ứng viên cần thông qua mẫu CV xin việc để thực hiện hóa chúng. Bản CV là một văn bản bao gồm tổng hòa những giá trị cốt lõi, những giá trị đặc biệt của ứng viên gắn liền và liên quan nhất với yêu cầu của nhà tuyển dụng dành cho vị trí này. CV xin việc là tiêu chuẩn và là điều kiện để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên, quyết định trong việc chọn lựa ứng viên nào đi tiếp ở vòng phỏng vấn.
2. Cách viết CV thực tập sinh nhân sự chuẩn chỉnh nhất
Với những bạn sinh viên mới hoặc sắp sửa ra trường, thậm chí đang ngồi trên ghế nhà trường, thường ít khi tìm hiểu cv là gì, cách viết cv như thế nào. Để bắt đầu viết CV thực tập sinh nhân sự, ứng viên cần tìm hiểu và xác định bố cục của chúng, dưới đây là hướng dẫn chi tiết một số danh mục có thể bao gồm trong mẫu CV thực tập sinh nhân sự.
2.1. Thông tin ứng viên
Trong tất cả các mẫu CV xin việc của tất cả các ngành đều có thông tin ứng viên. Thông tin ứng viên là cách duy nhất để bạn nói cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai? Và bạn viết CV này với mục đích gì? Thông tin ứng viên cần được viết đảm bảo tính trung thực và phải chính xác tuyệt đối. Bởi trong thông tin cá nhân, sẽ bao gồm những phương thức mà nhà tuyển dụng sử dụng để liên lạc với ứng viên. Đó chính là lý do bạn nên kiểm tra thật kỹ thông tin này trước khi gửi CV của bạn đi.
Thông tin cá nhân ở CV thực tập sinh nhân sự chỉ cần bao gồm họ tên ứng viên, địa chỉ, năm sinh (ngày tháng), địa chỉ Email và thông tin số di động cá nhân được bạn sử dụng thường xuyên nhất. Lưu ý, với các ứng viên trẻ tuổi, thường dễ mắc sai lầm ở việc đặt tên cho địa chỉ Email của mình, đa phần là kém chuyên nghiệp. Bạn cần chú ý đến vấn đề này khi đưa thông tin Email vào CV của mình nhé.
2.2. Trình độ học vấn
Thực tập sinh nhân sự là một vị trí rất cần đến chuyên môn. Nhà tuyển dụng mong muốn thấy được chuyên môn thực sự của bạn. Kể cả thực trạng học vấn hiện tại của bạn ra sao. Thông thường, trong các tin tuyển dụng thực tập sinh nhân sự, nhà tuyển dụng sẽ công khai các yêu cầu đối với vị trí làm việc, trong đó có yêu cầu về trình độ học vấn trong cv.
Ứng viên nên chú ý và đọc kỹ tin tuyển dụng này để không mắc sai lầm trong việc ứng tuyển không phù hợp. Các bạn sinh viên đang là năm cuối hoặc những bạn sinh viên mới tốt nghiệp các chuyên ngành Quản trị nhân lực, chuyên ngành Quản trị nhân sự,... là những ứng viên phù hợp nhất đối với vị trí thực tập sinh nhân sự. Khi viết thông tin về học vấn, ứng viên nên bao gồm các thông tin về trường bạn đang học, thời gian mà bạn nhập học và kết thúc, tên gọi của chuyên ngành.
Ví dụ: Đại học Thương mại Hà Nội (4/2018 - nay)
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Ngoài ra, ứng viên cũng có thể bao gồm thông tin về điểm trung bình tích lũy đến thời điểm hiện tại nếu bạn tự tin về số điểm đó. Với các ứng viên trái ngành, thông tin thêm về một chứng chỉ có liên quan đến khóa đào tạo quản trị nhân sự cũng sẽ được nhà tuyển dụng ưu tiên.
2.3. Mục tiêu làm việc
Các công ty thường mong muốn những ứng viên ở vị trí thực tập sinh nhân sự trong tương lai phải có tư duy rõ ràng về lộ trình phát triển, biết đặt mục tiêu nghề nghiệp trong cv một cách cụ thể, không mơ hồ. Chính vì vậy, ở mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên có thể chân thành bày tỏ những mong muốn, định hướng của bản thân trên hành trình xây dựng và phát triển sự nghiệp.
Với một vị trí thực tập sinh nhân sự, bạn không nên quá phóng đại về mục tiêu của mình mà không có căn cứ. Chẳng hạn như mục tiêu thành giám đốc nhân sự trong 5 năm, hay kiếm được thật nhiều tiền,... Đó chỉ là những thông tin cho thấy bạn là một ứng viên mơ hồ, bạn có thể đã tải mẫu CV này ở đâu đó trên mạng và không thèm sửa đổi sao cho phù hợp,...
Ví dụ khi viết CV xin việc, ứng viên chỉ nên đặt những mục tiêu nghề nghiệp hành chính nhân sự như sau : “Mong muốn có được một môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp và công bằng, học hỏi nhiều kiến thức mới. Được tiếp cận và học hỏi những kiến thức mới, vận dụng những kiến thức có được để cống hiến một phần công sức nhỏ cho công ty. Được xem xét thành nhân viên chính thức sau khi kết thúc quá trình làm việc đầy sự nỗ lực và cố gắng.”
2.4. Kinh nghiệm nghề nghiệp
Tất nhiên, kinh nghiệm không phải là một tiêu chí mà nhà tuyển dụng tập trung khi tuyển dụng thực tập sinh nhân sự. Đa phần, bạn sẽ không được yêu cầu phải có những kinh nghiệm cụ thể ở lĩnh vực này. Các ứng viên hầu hết không có hoặc có rất ít kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đưa vào mẫu CV thực tập sinh nhân sự những thông tin kinh nghiệm (nếu có), chẳng hạn như bạn đã làm thêm ở những công việc gì? Cần bám sát yêu cầu công việc để không sa đà vào việc liệt kê quá nhiều thông tin kinh nghiệm không liên quan nhé.
2.5. Kỹ năng làm việc
Nếu kinh nghiệm hạn chế, kỹ năng sẽ là “chiếc phao cứu sinh” của ứng viên. Kỹ năng đồng thời cũng là một tiêu chí được nhà tuyển dụng quan tâm. Đa phần những thực tập sinh nhân sự trong tương lai phải sở hữu các kỹ năng mềm thì mới có thể rèn luyện và làm việc tốt ở môi trường doanh nghiệp thực tế.
Hãy đặt vào vị trí của nhà tuyển dụng và đưa ra một số kỹ năng mà họ mong muốn, chẳng hạn như: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng soạn thảo văn bản; Kỹ năng máy tính; Kỹ năng học hỏi; Chăm chỉ,...
Bạn chỉ nên bao gồm từ 4 - 5 kỹ năng trong CV thực tập sinh nhân sự của mình. Tránh liệt kê quá nhiều làm chiều dài của CV không chuẩn và mẫu CV của bạn trở nên lan man, không đúng trọng tâm nhé.
2.6. Hoạt động ngoại khóa
Bạn không có kinh nghiệm, hạn chế về kỹ năng, bạn không biết sẽ nên viết gì để lấp đầy những khoảng trống trong mẫu CV thực tập sinh nhân sự của mình? Hãy tạo nên danh mục hoạt động ngoại khóa. Đối với các vị trí thực tập sinh, danh mục này chiếm một vai trò không kém phần quan trọng, thậm chí chúng có thể thay cho mục kinh nghiệm trống rỗng.
Thông qua những hoạt động ngoại khóa, các nhà tuyển dụng có thể thấy được sự nhiệt tình, hăng hái, sức trẻ và tính cách năng động của ứng viên. Đây đều là những giá trị tạo nên một chuyên viên nhân sự ở tương lai. Bởi họ phải thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ xoay quanh việc quản trị con người, những hoạt động hậu cần trong doanh nghiệp,... những giá trị này là hoàn toàn cần thiết.
Nếu bạn đã từng hoạt động ở các câu lạc bộ, hoặc tham gia những chương trình, sự kiện ở trường lớp, bạn có thể trình bày chúng vào mục hoạt động ngoại khóa nhé.
Tham khảo: Viết CV thực tập hút nhà tuyển dụng, bạn đã biết chưa?
3. Tìm và tạo mẫu CV thực tập sinh nhân sự ấn tượng ở đâu?
Để mẫu CV xin việc thật ấn tượng và chuyên nghiệp, ứng viên cần đảm bảo yếu tố trình bày rõ ràng, nội dung bên trong được sắp xếp logic, kích thước cv hợp lý. Ngôn từ sử dụng có chừng mực, không quá đà, không viết như nói chuyện, cần có chuẩn mực và sự tinh tế bên trọng. CV thực tập sinh nhân sự đừng quá dài dòng, chỉ nên bao gồm trong khoảng một mặt giấy A4 là được. Để CV của bạn dễ nhìn, dễ đọc, ứng viên nên sử dụng phông chữ, cỡ chữ theo tiêu chuẩn và đơn giản nhất có thể.
Nếu bạn cảm thấy những tiêu chuẩn trên mất thời gian và công sức của bạn. topcvai.com sẽ giúp bạn từ A-Z mà bạn không cần phải mày mò trước máy tính hàng tiếng đồng hồ để cân chỉnh mẫu CV thực tập sinh nhân sự. Các mẫu CV được các chuyên gia thiết kế đẹp mắt, với nhiều phong cách và ngôn ngữ. Bạn vẫn có thể là người tự tay tạo ra nội dung cho mẫu CV của mình chỉ trong một vài thao tác sử dụng các công cụ hỗ trợ. Truy cập ngay topcvai.com, chọn mục tạo CV online để có cơ hội sở hữu mẫu CV thực tập sinh nhân sự hay và đẹp nhất nhé!
Tham gia bình luận ngay!