Cách viết CV tiếng Anh ngành bếp cuốn hút ngay lần đầu

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2021-11-11 16:32:28

Đam mê với công việc nấu nướng và sở hữu những kỹ năng nấu ăn tuyệt vời nhưng chưa có cơ hội trổ tài trong các nhà hàng lớn? Trước tiên bạn cần chuẩn bị cho mình mẫu CV tiếng Anh ngành bếp để lưu lại ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được một bản CV ưng ý.

1. Xác định mục tiêu và gây ấn tượng ngay ban đầu

Để có thể giành được những lợi thế nhất định trước khi bước vào vòng phỏng vấn thì ứng viên cần tìm hiểu chi tiết vị trí công việc mà mình muốn ứng tuyển. Cụ thể công việc của bạn ở đây thuộc ngành bếp.

Xác định mục tiêu viết CV
Xác định mục tiêu viết CV

Khi nghĩ đến ngành bếp người ta thường hình dung ngay trong đầu rằng nơi làm việc sẽ là các nhà hàng. Tuy nhiên với sự phát triển hiện nay thì ngành bếp có thể làm việc tại rất nhiều nơi như các cơ sở du lịch, phòng bếp của các doanh nghiệp hay bệnh viện, trường học. Với CV xin việc tiếng Anh ngành bếp thông thường sẽ được yêu cầu đối với các cơ sở du lịch hay các nhà hàng lớn phục vụ nhiều khách hàng ngoại quốc.

Nhu cầu cho vị trí nhân viên ngành bếp tăng cao nhưng số lượng các ứng viên cũng nhiều không kém. Chính vì thế mỗi ứng viên khi viết CV xin việc cần thể hiện thế mạnh của bản thân. Trước khi bắt tay vào viết CV ứng viên phải cho nhà tuyển dụng thấy được sự quyết tâm và tinh thần sẵn sàng làm việc trong căn bếp của nhà tuyển dụng.

Gây ấn tượng ngay ban đầu
Gây ấn tượng ngay ban đầu

Chưa cần đọc đến nội dung CV thì hình thức chính là điểm gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng. Thông qua hình thức CV nhà tuyển dụng có thể thấy được sự nghiêm túc trong công việc và tính sáng tạo của ứng viên. Công việc nấu ăn không chỉ đòi hỏi về kỹ năng nấu nướng mà còn yêu cầu cả về cách thức trình bày món ăn. Một đầu bếp có con mắt nghệ thuật hay không phần nào sẽ được thể hiện qua hình thức bản CV xin việc.

Nói đến đây nhiều ứng viên sẽ cảm thấy thật khó khăn bởi không tự tin với khả năng thiết kế CV của mình. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng đâu nhé bới hiện nay có rất nhiều mẫu CV được thiết kế sẵn, bạn chỉ cần lên các trang web và tải về mẫu CV phù hợp với bản thân thôi.

2. Trình bày nội dung trong CV tiếng Anh ngành bếp

2.1. Khái quát về bản thân ứng viên

Thông tin đầu tiên trong CV ứng viên cần tóm tắt bản thân mình với nhà tuyển dụng. Đây là những thông tin cơ bản để nhà tuyển dụng nắm bắt sơ lược được ứng viên của mình. Trong phần này bạn hãy trình bày đầy đủ những nội dung sau: Gender (Giới tính); Date of birth (Ngày tháng năm sinh của ứng viên); Address (Địa chỉ nơi ở); Cellphone (Số điện thoại liên hệ) và địa chỉ email.

Khái quát về bản thân ứng viên
Khái quát về bản thân ứng viên

Bạn chỉ cần nêu ngắn gọn phần giới thiệu bản thân này trong vòng 3 đến 5 câu là ổn rồi nhé. Sau đó bạn có thể nêu lên mục tiêu nghề nghiệp của mình khi đến với ngành bếp.

Đừng nghĩ đây là phần nhỏ mà bạn lại bỏ qua hoặc viết không cẩn thận bạn nhé. Đây là phần để nhà tuyển dụng đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc đấy. Một ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ là ứng viên tận tâm với công việc. Bạn có thể tham khảo mục tiêu nghề nghiệp sau đây: “Becoming a manager in the next 2 years. If i were given an opportunity, i would take everytime to upgrade my skills”

2.2. Quá trình học tập ngành bếp và kinh nghiệm làm việc

Với một người làm việc trong ngành bếp thông thường sẽ không yêu cầu quá cao về trình độ học tập của bạn. Điều nhà tuyển dụng đòi hỏi ở đây đó là kỹ năng làm việc thực tế của bạn. Nếu như bạn từng tham gia vào các khóa đào tạo tay nghề nấu ăn thì đây chắc chắn sẽ là điểm cộng cho bạn. Hãy ghi rõ thời gian theo học và thời gian bạn hoàn thành khóa học đó.

Quá trình học tập ngành bếp và kinh nghiệm làm việc
Quá trình học tập ngành bếp và kinh nghiệm làm việc

Phần quan trọng nhất trong CV để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công việc đó là kinh nghiệm làm việc. Hãy liệt kê những công việc liên quan đến ngành bếp mà bạn đã từng tham gia trước đây. Lưu ý rằng bạn nêu ra những công việc gần với thời điểm hiện tại nhất trước nhé. Để phần trình bày trông khoa học hơn, với mỗi công việc bạn hãy nêu những điều mình đã học được theo từng gạch đầu dòng. Một vài những gợi ý bạn có thể tham khảo như:

- Planning menu for restaurants such as daily, set menu and special events.

- Evaluating  food  products to ensure the food storage standards in the kitchen.

- Scheduling the work of chefs and other kitchen employees

Tuy nhiên nếu bạn muốn bản thân trở nên nổi bật hơn thì xen kẽ với những kinh nghiệm làm việc bạn có thể nêu ra những thành tích mà bạn đã đạt được trong các công việc trước đây.

2.3. Kỹ năng ứng viên sở hữu

Dù là ngành bếp hay bất cứ ngành nào cũng sẽ có những yêu cầu riêng về kỹ năng làm việc của nhân viên. Để có thể trở thành một nhân viên chuyên nghiệp trong căn bếp thì ứng viên cần sở hữu thêm nhiều kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn khác. Một số những kỹ năng mà bạn có thể nêu trong CV xin việc đó là:

Kỹ năng ứng viên sở hữu
Kỹ năng ứng viên sở hữu

- Managing (Kỹ năng quản lý): Schedule optimization; Leadership; People management; Achieve food margins; Supervising.

- Culinary (Kỹ năng về ẩm thực): Healthy Cooking; Italian; BBQ; Diabetic Cooking; Vegetarian; Fusion Food; Western.

Ngoài ra bạn có thể nêu thêm một vài kỹ năng nổi bật khác như: Problem solving; Cost control; Effective planning skills; New recipes; Kitchen hygiene; Pre-opening set up kitchen; Food ideas.

3. Điểm cần lưu ý khi viết CV tiếng Anh ngành bếp

Một điểm mà ứng viên cần lưu ý nếu như bạn nộp CV online thì đừng quên đặt đúng định dạng tên file nhé. Thông thường cách đặt tên file sẽ là tên của bạn sau đó đến vị trí ứng tuyển. Một vài nhà tuyển dụng đã ghi rõ cách đặt tên file trong thông báo tuyển dụng rồi bạn cần lưu ý đặt đúng theo quy định này nhé.

Điểm cần lưu ý khi viết CV tiếng Anh ngành bếp
Điểm cần lưu ý khi viết CV tiếng Anh ngành bếp

Với những ứng viên lần đầu viết CV bằng tiếng Anh rất dễ sử dụng động từ không phù hợp hoặc sử dụng các động từ không theo quy tắc nào cả. Như vậy rất có khả năng nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp bạn và cơ hội lúc này lại đến với những ứng viên khác.

Một lời khuyên cho bạn đó là bạn nên sử dụng động từ dạng V-ing trong toàn bộ nội dung CV. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được sự chuyên nghiệp của ứng viên và tăng thêm phần ấn tượng với ứng viên đó.

Khi trình bày kỹ năng các ứng viên rất dễ mắc phải lỗi đó là trình bày câu văn quá dài. Khi trình bày như vậy nhà tuyển dụng hay bất kỳ ai đều rất ngại đọc. Vì vậy bạn nên phân tách chúng thành những ý nhỏ. Vậy là bạn không những cho nhà tuyển dụng thấy được cụ thể về kinh nghiệm làm việc của mình mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp khi trình bày nội dung CV.

Bạn cũng đừng quên sử dụng linh hoạt các từ đồng nghĩa trong CV nhé. Hãy chuẩn bị cho mình một lượng vốn từ để tránh các lỗi lặp từ khi viết CV. Điều này đòi hỏi các ứng viên phải thực sự quyết tâm và dành thời gian chuẩn bị bản CV một cách kỹ lưỡng.

Như vậy bạn đã biết những điều mình cần viết trong CV tiếng Anh ngành bếp rồi đúng không nào? Đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào đến với bạn vì biết đâu cơ hội đó sẽ làm nên sự nghiệp của bạn đấy. Hãy chuẩn bị cho mình một bản CV thật xuất sắc để vượt lên tất cả những ứng viên khác nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: