1. CV trợ giảng chuẩn chỉnh là CV như thế nào?
Công việc trợ giảng nằm trong danh sách những công việc có mức thu nhập cao dánh cho các bạn sinh viên. Để xin được công việc “ngon” phù hợp với bạn như này, không thể thiếu hồ sơ xin việc trong đó CV là bản quan trọng nhất. Tùy vào yêu cầu của công việc và công ty, cơ quan, bạn có thể viết CV trợ giảng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Nếu bạn làm trợ giảng tiếng Anh, bạn nên viết CV bằng ngôn ngữ này. Bởi lẽ, việc này sẽ thu hút ánh nhìn của nhà tuyển dụng, đồng thời thể hiện trình độ, khả năng và sự hiểu biết của bản thân trong việc sử dụng tiếng Anh.
Điều đầu tiên bạn cần làm để có một CV như ý chính là tìm hiểu kỹ công việc trợ giảng và những yêu cầu công ty đặt ra cho vị trí này. Vậy, công việc trợ giảng là gì?
Trong một lớp học, các học sinh, học viên đều có một trình độ khác nhau. Tất nhiên, giáo viên chính không thể tỉ mỉ, care cho từng người. Vì thế, công việc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lớp học này ra đời có nhiệm vụ hỗ trợ giáo viên chính trong lớp học. Cụ thể:
- Ổn định lớp
- Kiểm tra lại kiến thức cũ
- Giải đáp thắc mắc về bài giảng, dịch lời của giáo viên nếu học viên chưa hiểu
- Cập nhật sổ liên lạc hằng ngày (học sinh nhỏ tuổi)
- Quản lý học sinh ra nơi phụ huynh đưa đón (học sinh nhỏ tuổi)
- Tiếp đón, trao đổi với phụ huynh khi cần (học sinh nhỏ tuổi)
- Trao đổi qua điện thoại với phụ huynh để nắm tình hình học tập của học viên. (học sinh nhỏ tuổi)
- Quản lý, bao quát lớp khi tham gia các hoạt động ngoại khóa (outdoor activities) như đi sở thú, xem phim… (học sinh nhỏ tuổi)
CV xin công việc trợ giảng chính là bản CV giới thiệu tổng quát hóa về bản thân. Là nơi mà nhà tuyển dụng đánh giá những gì các ứng viên có, dễ dàng sàng lọc và chọn lựa người đủ tiêu chuẩn, các tố chất và phù hợp với công việc. Đây là văn bản quan trọng nhất nằm trong bộ hồ sơ của bạn. Giờ còn chần chờ gì nữa, hãy cùng topcvai.com khám phá tạo lập một CV trợ giảng thôi nào.
Xem ngay: Bạn muốn tìm việc làm Giáo dục - Đào tạo nhưng chưa biết cách? Click để nắm bắt cơ hội ngay!
2. Hướng dẫn cách viết CV trợ giảng đúng chuẩn
2.1 Thông tin cá nhân
Để có một bản CV xin việc khác biệt so với những ứng cử viên khác, đầu tiên hãy xây dựng cho mình một hình tượng đẹp đẽ bằng cách chọn một avatar - một tấm ảnh chân dung, rõ mặt và sang nhất trong bộ sưu tập của bạn. Dưới đó không gì khác chính là họ tên và công việc bạn muốn làm.
Tiếp theo là phần về thông tin liên lạc và thiết yếu: ngày sinh, giới tính, số điện thoại, địa chỉ hiện tại, địa chỉ email, link facebook cá nhân. Tại đây, bạn nên có các biểu tượng biểu thị cho các mục khác nhau, tạo sự đẹp mắt và cũng để tránh dài dòng cho CV của mình.
Đọc thêm: Mẫu CV xin việc giáo viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV góp phần tạo sự nghiêm túc trong công việc, bạn không thể thiếu mục này trong CV trợ giảng. Hãy thể hiện các ý tưởng cho tương lai, kết quả mong muốn mà bạn hình dung ra. Điều này khiến nhà tuyển dụng nhìn nhận bạn là người có sự phấn đấu, nỗ lực cho một mục đích rõ ràng, đồng thời cũng để biết nó có thực sự phù hợp với mục tiêu chung của cơ sở giáo dục đó không. Hãy viết định hướng của bạn thật dễ hiểu, súc tích, không câu nệ, tránh viết một cách chung chung quá, cũng không nên nâng tầm bản thân ở mức quá cao khiến người đọc cảm thấy mất đi sự tin tưởng, tín dụng.
Chẳng hạn như:
- Áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học được trong trường và đời sống vào công việc, đem lại hiệu quả cao và góp phần trong sự phát triển công ty.
- Tìm môi trường phát triển kĩ năng Tiếng Anh của bản thân, bên cạnh đó giúp bản thân hoàn thiện thêm những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc tương lai.
- Gắn bó với công việc trợ giảng, và sau khi ra trường có thể trở thành giáo viên chính thức tại trung tâm.
2.3. Kỹ năng
Trợ giảng là cánh tay đắc lực của giáo viên, vì thế tuyển dụng viên rất quan tâm đến năng lực vốn có của những người làm ở vị trí này. Để làm được công việc này, các kỹ năng trong cv cần liên quan trực tiếp đến công việc, ở mức khá, nếu không sẽ rất khó khăn trong quá trình giảng dạy. Do đó, bạn nên viết ra các kỹ năng cùng với các mức độ biểu thị cho chúng trong CV. Nên sắp xếp các kỹ năng đó theo độ tăng dần để nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra các thế mạnh tiềm tàng trong bạn, giúp ích cho việc tuyển chọn và tăng khả năng thành công.
Bạn có thể tham khảo một số kỹ năng sau:
- Kỹ năng sư phạm
- Kỹ năng tin học văn phòng
- Kỹ năng quản lý lớp học
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng nghe hiểu, đọc viết tiếng anh
- Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập
2.4. Kinh nghiệm làm việc
Đừng quên đưa vào CV của bạn nếu bạn từng làm nghề này trước đó. Đây chắc chắn là lợi thế rất lớn khi ứng tuyển vào vị trí đó so với các CV khác đó nhé. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có bất kỳ công việc nào phù hợp, cũng không nên lo lắng vì bạn mới đang là sinh viên hoặc mới ra trường mà thôi. Hãy viết ra những công việc liên quan đến giảng dạy, và đừng cố cho những công việc không liên quan vào. Đó là một điểm trừ lớn cho CV vì chẳng ai quan tâm đến chúng đâu, ngược lại còn làm cho CV của bạn trông thật dài và thiếu chuyên nghiệp. Bạn nên ghi thêm thời gian cũng như chi tiết công việc bạn đã làm tại đó.
Ví dụ như:
- Trung tâm tiếng anh Apax English
Thời gian: 7/2018 - 7/2019
Vị trí: Trợ giảng tiếng anh
Chuẩn bị tài liệu học tập theo yêu cầu của giáo viên
Giúp đỡ học viên trong việc tiếp thu bài học
Hỗ trợ quản lý và tổ chức các hoạt động trong lớp học
- Gia sư Toán tại nhà cho học sinh THCS
Thời gian: 1/10/2017 – 05/05/2018
Vị trí: gia sư
Gia sư tại nhà cho các em học sinh học THCS
Giúp các em học sinh ôn luyện đề thi Toán
Tham khảo: Mách bạn cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV tiếng Anh
2.5. Trình độ học vấn, chứng chỉ
Trong cv trợ giảng không thể không có bằng cấp, chứng chỉ để đủ điều kiện tuyển dụng vào làm cho các công ty, cơ quan, trung tâm. Bạn nên tìm hiểu trước những đòi hỏi của nghề này về trình độ mà nhà tuyển dụng đặt ra cho vị trí này. Ngoài việc ứng viên phải có đầy đủ kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy, họ còn phải có các chứng chỉ tùy vào yêu cầu công việc đặt ra. Chẳng hạn như với trợ giảng tiếng anh, ứng viên phải có chứng chỉ IELTS trên 6.5; trợ giảng IT phải có kiến thức về lập trình; trợ giảng thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các phần mềm photoshop và design khác.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa có các chứng chỉ thì cũng đừng quá lo lắng vì thông thường bạn sẽ phải trải qua các vòng kiểm tra trước khi được nhận vào làm, nếu kĩ năng của bạn tốt thì khả năng trúng tuyển vẫn rất cao. Trước khi vào làm bạn cũng sẽ được training để học hỏi và làm quen dần với công việc.
Một số ví dụ sau:
- Trình độ học vấn:
+ Đại học Thương Mại (từ 9/2016 - 9/2020)
Chuyên ngành: Tiếng Anh Thương Mại
Điểm trung bình: 8.1
+ Đại học Sư phạm Hà Nội (từ 8/2018 đến nay)
Chuyên ngành: công nghệ thông tin
+ Đại học Kiến trúc Hà Nội (từ 9/2017 đến nay)
Chuyên ngành: Kiến trúc cảnh quan
Điểm trung bình: 9.0
- Chứng chỉ:
Ielts 6.5 - Toeic 800
Chứng chỉ tin học văn phòng MOS
Chứng chỉ Thiết kế website tại trung tâm ASI
2.6. Hoạt động xã hội
Thông tin thêm trong cv các bạn sinh viên cnên bổ sung như kinh nghiệm tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, team building sẽ là một lợi thế khi nộp CV trợ giảng xin việc, bởi các bạn sẽ phải quản lý từ 10-20 học sinh. Bên cạnh đó, các yêu thích trẻ em, năng động, sôi nổi giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thích hợp với công việc này.
Thí dụ:
- Tham gia chiến dịch “Mùa hè xanh năm 2018” tại Trường đại học với vị trí tình nguyện viên.
- Tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh tại trường đại học:
Tổ chức cuộc thi tiếng anh không chuyên trong trường
Tham gia nhóm dự thi cuộc thi Olympic tiếng anh toàn quốc
- Chủ nhiệm câu lạc bộ phát triển kỹ năng trong trường đại học.
2.7. Sở thích thể hiện cá tính
Sở thích trong cv góp phần tạo nền móng cho niềm đam mê trong công việc góp phần tăng hiệu suất kết quả, đem lại nhiều lợi ích cũng như lợi nhuận cho cơ sở giáo dục. Chính vì vậy, tuy đây không phải mục chính nhưng nếu khéo léo, bạn sẽ tạo cho mình một CV thu hút và chất lượng hơn.
Bạn có thể đưa ra những vấn đề mà bạn quan tâm, đặc biệt bạn có thể viết những thông tin liên quan đến ngành nghề của mình, tạo ấn tượng mới cho nhà tuyển dụng.
Ví dụ: Đọc sách, xem phim, nghe nhạc US/UK để trau dồi thêm vốn ngoại ngữ, lập trình code, vẽ và chỉnh sửa ảnh, du lịch,...
2.8. Dự án tham gia tạo điểm cộng lớn
Nếu bạn đã từng có những dự án trong nghề giáo dục, hãy mạnh dạn ghi vào CV xin việc. Nên viết kèm theo tên dự án là thời gian, vị trí và chi tiết công việc của mình trong dự án đó.
Chẳng hạn:
- Dự án “Nghiên cứu phương pháp học tiếng anh hiệu quả dành cho các bạn sinh viên” (6/2020)
Vai trò: Người đóng góp ý tưởng
Kết quả: Đã nghiên cứu được những phương pháp học tiếng anh hiệu quả áp dụng cho từng nhóm đối tượng sinh viên, và giúp được hàng nghìn sinh viên cải thiện được trình độ tiếng anh.
2.9. Giải thưởng
Cũng giống như mục dự án, mục này cũng giúp tăng thêm độ nổi bật cho CV của bạn.
Một số ví dụ:
- Giải ba Cuộc thi hùng biện Tiếng Anh tại trường Đại học Thương Mại năm 2018
- Chứng nhận thành viên xuất sắc của câu lạc bộ tiếng anh tại trường đại học Thương Mại năm 2019
2.10. Thông tin thêm (nếu cần)
Bạn có thể ghi thêm những tính cách phục vụ cho công việc trong CV của mình. Điều này giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn, có những đánh giá tốt hơn làm tăng khả năng thành công cho việc ứng tuyển.
Ví dụ: Có tính kiên nhẫn, khả năng kiềm chế cảm xúc, sự nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiệt tình, thân thiện, hòa đồng và luôn vui vẻ.
3. Những chú ý cần quan tâm khi tạo CV trợ giảng
- Thông tin phải thật chính xác, tâm huyết, dễ hiểu.
- Viết ngắn gọn, đúng trọng tâm, không rườm rà, lan man.
- Trình bày sạch đẹp với gam màu không quá màu mè.
- Tuyệt đối không viết tắt, viết sai chính tả.
- Phông chữ đơn giản, cùng một màu chữ, chỉ nên viết không quá 3 trang, nên in 1 mặt và bằng mực màu tốt, giấy tốt và dày.
Tuy trợ giảng không phải là người đứng lớp chính, song kết quả học tập của học viên cũng như chất lượng buổi học tốt hay không cũng có một phần trách nhiệm của bạn. Chính vì thế, hãy là một người có tâm với nghề, không hổ thẹn với đạo đức và cố gắng hết mình cho việc truyền đạt những kiến thức của bản thân. Bên cạnh một CV tốt, nhà tuyển dụng sẽ nhận xét kỹ năng nghề nghiệp cùng với những nét đẹp trong cuộc sống và tâm hồn của bạn. Do đó, bạn nên không ngừng nâng cao giá trị bản thân, rèn luyện và học hỏi nhiều hơn cho buổi phỏng vấn cũng như công việc sau này. Nghề trợ giảng là một việc làm khá tốt để có những trải nghiệm quý giá cùng với những tiềm năng để phát triển sự nghiệp trong tương lai không xa.
Hy vọng rằng bài viết trên của topcvai.com đã cung cấp cho bạn những bí kíp hữu ích để viết CV trợ giảng và giúp chuẩn bị hành trang để vững bước trên con đường bạn đã chọn sau này. Chúc bạn may mắn và thành công!
Tham gia bình luận ngay!