Theo thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ban hành về danh mục nghề độc hại, công việc nặng nhọc nguy hiểm và các ngành nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2021.
So với những quy định trước đây, danh mục ngành nghề độc hai, nguy hiểm, nặng nhọc đã được bổ sung thêm số lượng đáng kể các ngành nghề, công việc được chia theo từng lĩnh vực cụ thể và phân theo điều kiện lao động như loại V, VI.
Tuy nhiên, thông tư mới chỉ quy định chung tất cả các ngành nghề, công việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm mà không chỉ rõ những công việc độc hai, nguy hiểm, nặng nhọc và các công việc đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm ứng với điều kiện lao động nào.
1. Những tiêu chuẩn xác định công việc thuộc danh mục ngành nghề độc hại
Hàng năm, các cơ quan quản lý về lao đồng đều chủ động trong việc ra soát các danh mục có liên quan đến các ngành nghề độc hại, nguy hiểm và đưa ra các đề xuất cho việc sửa đổi và bổ sung danh mục ngành nghề độc hại. Việc cập nhật, thay đổi bổ sung các ngành nghề tạo nên sự phù hợp với nền kinh tế thay đổi hay quản lý các vấn đề lao động.
Tuy nhiên, để xét duyệt được các ngành nghề trong doanh nghiệp đó thì không phải ai cũng nắm rõ vì vậy nhà nước đã đưa ra các tiêu chuẩn để xác định cụ thể bao gồm:
- Thứ nhất, dựa trên những tiêu chuẩn ngành nghề kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp muốn đăng kí ngành nghề kinh doanh cần khớp với các quy định về ngành nghề công việc độc hại. Ví dụ như một doanh nghiệp sản xuất quần áo thì không thể nào được xét vào danh mục bốc xếp thủ công hay lĩnh vực về hóa chất.
- Thứ hai, dựa trên những tiêu chuẩn về chức danh của công việc
Khi phân loại được ngành nghề kinh doanh thì sẽ tiếp tục xét tới vị trí, chức danh làm việc của những người lao động ngành nghề độc hại. Đối với những vị trí đảm nhận công việc thư kí, văn phòng hay kế toán thì rất ít khi phải tiếp xúc với môi trường độc hại thì sẽ không nằm trong danh mục được xét. Còn đối với những người trực tiếp đảm nhận công việc chính và tiếp xúc với môi trường độc hại mỗi ngày sẽ được xét vào danh mục ngành nghề độc hại theo đúng quy định của pháp luật nhà nước. Từ đó người lao động thuộc danh mục này sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chấp nhận được hưởng các quyền lợi làm việc phù hợp.
- Thứ ba, Căn cứ theo những tiêu chuẩn đặc điểm của điều kiện làm việc
Điều kiện lao động cũng sẽ được tuân thủ theo đúng với những quy định về pháp luật của ngành nghề độc hại. Giả dụ như bạn đảm nhận công việc thủ kho vật liệu nổ công nghiệp nhưng lại làm việc ngoài lò thì sẽ không coi là điều kiện phù hợp. Còn đối với những công việc như công nhân mỏ than và hàng ngày phải chui xuống hầm tiếp xúc trực tiếp với than thì mới đủ điều kiện để xét vào thuộc danh mục nguy hiểm.
2. Phân loại các danh mục ngành nghề nguy hiểm
Căn cứ vào quyết định ngày 01/3/2021, theo thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ban hành về danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại và quy hiệm với các mức V, VI sẽ bao gồm các công việc cụ thể tương ứng với những lĩnh vực xét duyệt dưới đây.
2.1. Lĩnh vực liên quan đến hóa chất
- Đối với điều kiện loại VI sẽ có những công việc điều chế Supe lân và phải làm việc trên các sàn cao tiếp xúc trực tiếp xúc với các hóa chất với độc (HF) gây nguy hiểm và có khả năng nhiễm độc rất cao. Ngoài ra còn có công việc hàn chì trong các thùng tháp kín, nơi làm việc không được rộng rãi, chịu nhiều tác động của hơi nóng và nồng đồ chì rất cao.
- Đối với điều kiện loại V, các công việc được liệt kê trong danh mục ngành nghề độc hại là:
+ Công việc vận hành lò quặng pyrit vàp lò tầng sôi sản xuất axit H2SO4. Đây là công việc trên sàn cao cạnh lò và phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bụi, khó SO2 nồng độ cao.
+ Công việc sản xuất và đóng bao Na2SiFe cũng phải tiếp xúc liên tục với khí độc (HF), tiếng ồn và mật độ bụi trong không khí cao
+ Công việc nghiền quặn pyrit, Apatit và đóng vào bao phải chịu mức tiếng ồn và bụi bẩn hơn rất nhiều lần mức cho phép.
+ Công việc lọc bụi điện sản xuất axit H2SO4 và vận hành bơm, đóng bình axit H2SO4 cũng đươc liệt kê trong danh mục này.
Xem thêm: Bệnh nghề nghiệp là gì? Bạn đã mắc bệnh nghề nghiệp bao giờ chưa?
2.2. Lĩnh vực liên quan đến khai thác khoảng sản
Ở lĩnh vực này được chia ra làm 2 điều kiện là điều kiện lao động loại VI và điều kiện lao động loại V:
- Đối với điều kiện loại VI, bao gồm các công việc liên quan đến việc khai thác mỏ hầm lò hoặc khoan đá bằng búa máy cầm tay trong hầm lò. Việc làm trong hầm lò là những nơi rất chật hẹp, thiếu ánh sáng và cả dưỡng khí để thở. Đây được coi là những công việc đặt biệt nặng nhọc và có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng. Ngoài ra còn một số công việc khác như làm nghề máy xúc với dung tích gầm từ 8m3, thực hiện việc sấy nghiền, trộn, đóng gói các vật liệu dễ gây cháy nổ, khai thác các quặng kim loại bằng phương pháp hầm lò đều được xếp vào danh mục này.
- Đối với điều kiện loại V, được quy đinh với 3 điều kiện là những người lao động làm sửa chữa cơ điện trong hầm lò, khoan búa ép hơi, vận hành khoan xoay cầu và khoan khai thác đá bằng búa cầm tay.
Xem thêm: Việc làm nhân sự
2.3. Lĩnh vực liên quan đến vận tải
- Điều kiện lao động loại VI bao gồm các công việc:
+ Thợ máy, sĩ quan, thợ điện tàu viễn dương, tàu ven biển và vận tải hàng hóa xăng dầu. Đây được đánh giá là công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Phải làm việc trong môi trường chật hẹp, tư thế lao động bị gò bó và chịu những tác động của nóng, tiếng rung gây ồn.
+ Công việc bốc xếp thủ công dưới các tàu hầm vận tải. Tính chất công việc nặng nhọc và chịu nguy hiểm tiếng ồn
+ Lái xe vận tải có trọng tải từ 60 tấn trở lên và chuyên dùng
- Điều kiện lao động loại V bao gồm các công việc:
+ Người lao động các hạng mục lái đầu xe máy lửa, xe tải có trọng lượng từ 20 tấn trở lên, xe máy xúc có dung tích gầu từ 4m3 trở lên. Các công việc này hay phải lưu động di chuyển nhiều, luôn bị căng thẳng thần kinh vì bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn
+ Người lao động làm thuyền viên, kỹ thuật viên thợ máy của các công trình thường xuyên phải ăn ở, sinh hoạt, làm việc trên sông và bị tác động bởi các tiếng sóng và tiếng ồn lớn.
2.4. Lĩnh vực liên quan đến ngành điện
Ở lĩnh vực này thì chỉ có bao gồm những điều kiện lao động loại V, cụ thể như:
- Vận hành các băng tải than dưới các nhà hầm và nhà máy nhiệt điện đòi hòi người lao động phải đi lại nhiều lần và tiêu hao năng lượng lớn, nồng độ bụi bẩn rất cao.
- Công việc sửa chữa cáp thông tin và cap lực trong hang hầm luôn phải tiếp xúc với dầu mỡ, nơi làm việc thiếu dưỡng khí để thở đồng thời chịu ảnh hưởng bởi tiếng ồn và rung.
- Cạo rỉ sơn, phun cát tẩy rỉ, sơn trong các thùng kín ở hang hầm. Công việc tiếp xúc với sơn sẽ chịu tác động bởi các hóa chất có trong sơn và CO2. Nơi làm việc ở trong hang hầm vì vậy cũng thiếu dưỡng khí vì ở rất sâu và phải làm việc trong môi trường chật hẹp.
- Kiểm tra kim loại bằng quang phổ và siêu âm trong các nhà máy điện sẽ chịu ảnh hưởng các chất phóng xạ độc hại. Môi trường nóng nực và bụi bẩn.
2.5. Lĩnh vực liên quan đến cơ khí, luyện kim
Điều kiện lao động loại VI là làm việc trên những đỉnh lò cốc rất nóng và nguy hiểm nên được xét trong trường hợp đặc biệt. Ngoài ra điều kiện lao động loại IV được phân vào danh mục ngành nghề độc hại sẽ bao gồm những công việc sau đây:
- Làm những công việc có liên quan đến lò cốc như là sửa chữa, điều hòa nhiệt độ lò cốc, lái xe chặn than cốc nóng, tống cốc, đập cốc, lái xe rót than trên các đỉnh lò cốc,… đều là những công việc nặng nhọc và phải thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ rất cao, chịu tác động của khí CO2 và CO, bụi bẩn.
- Ngoài ra còn có luyên Ferovà đúc thỏi thép rất dễ bị cháy bỏng mức độ cao. Tiếp xúc với không khí không tốt cho sức khỏe về lâu dài
Còn rất nhiều danh mục ngành nghề độc hại khách những trên đây là tổng hợp 5 danh mục ngành nghề chính. Mong rằng những thông tin mình vừa chia sẻ đã giúp cho các bạn nắm được những danh mục các ngành nghề độc hại. Nếu có bất cứ điều gì còn thắc mắc và chưa giải đáp được thì các bạn hãy bình luận dưới bài viết để chúng mình có thể làm ra những chuyên mục giải đáp thông tin cho các bạn nhé!
Tham gia bình luận ngay!