1. Đất sổ hồng là gì?
1.1. Khái niệm cơ bản cần biết về sổ hồng là gì?
Để hiểu về đất sổ hồng là gì thì trước tiên chúng ta cần mổ xẻ những khái niệm có liên quan nhất đến loại sổ đặc biệt này. Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm cơ bản của sổ hồng là gì? - Sổ hồng là một thuật ngữ chỉ tên của loại giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng và sở hữu nhà ở của một cá nhân hoặc một hộ gia đình.
Sổ hồng được ban hành và chứng nhận bởi Bộ Xây dựng và trong nội dung của sổ hồng có ghi rất rõ về quyền sở hữu nhà ở cũng như là sử dụng đất đang ở là quyền sử dụng riêng hay là quyền sử dụng chung với cá nhân khác. Sổ hồng thường được sử dụng nhiều tại các tòa nhà chung cư, các ngôi nhà được xây trong cùng một khu đất tạo thành thể thống nhất.
1.2. Khái niệm sổ hồng đồng sở hữu
“Sổ hồng đồng sở hữu”hay còn được gọi là “sổ hồng chung” hay “sổ hồng riêng chung thừa” là các thuật ngữ được dùng để chỉ loại giấy chứng nhận về quyền sở hữu chung trong cùng một khu đất thống nhất, trong đó mảnh đất đó có từ hai chủ sở hữu đất trở lên, không tính quan hệ vợ chồng hoặc là con cái trong một gia đình (Vợ chồng, con cái chính là cùng một chủ sở hữu).
1.3. Đất sổ hồng là gì?
Dựa vào các khái niệm đã nêu trên đây về sổ hồng và sổ hồng đồng sở hữu thì chúng ta có thể hiểu đất sổ hồng là gì rồi. Đất sổ hồng chính là tổng hợp các yếu tố của sổ hồng và sổ hồng đồng sở hữu, là mảnh đất, nhà ở được chứng nhận về quyền sở hữu riêng hoặc chung nằm trong cùng một mảnh đất có diện tích bao quát rộng hơn.
Xem thêm: Tuyển dụng chuyên viên kinh doanh bất động sản lương hấp dẫn, xem ngay!
2. Đặc điểm cơ bản của sổ hồng
Sổ hồng có những đặc điểm để nhận biết so với những loại giấy tờ về đất đai khác. Bất cứ ai đang sở hữu sổ hồng hoặc chuẩn bị sẽ sở hữu sổ hồng đều cần tìm hiểu và nắm rõ những đặc điểm cơ bản trên sổ hồng.
- Thứ nhất, đặc điểm nổi bật nhất cũng chính là đặc điểm được thể hiện ngay trên sổ đó là màu sắc hồng nhạt, được cấp bởi Ủy Ban nhân dân của tỉnh cấp cho mỗi chủ sở hữu.
- Thứ hai, trong nội dung được thể hiện trên sổ hồng cần có những thông tin về quyền sử dụng đất của mình. Trong đó những thông tin quan trọng cần được thể hiện rõ bao gồm: Diện tích đất ở, loại đất ở, thời hạn sử dụng đối với loại đất ở, số tờ bản đồ, số thừa của đất). Đồng thời, sổ hồng cần nêu rõ diện tích đất cần xây dựng, diện tích sử dụng đất chung, diện tích sử dụng đất riêng, nếu xây nhà tầng thì ghi thông số về số tầng của kết cấu căn nhà).
- Sổ hồng sẽ không có giá trị vĩnh viễn, không hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của bất cứ cá nhân nào. Khi hết thời hạn thì cũng đồng nghĩa sẽ hết quyền sở hữu. Khi cá nhân, tập thể sử dụng sổ hồng đều cần phải tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật về luật sử dụng đất đai. Trường hợp nào vi phạm sẽ bị sử phạt nặng, có thể bị tịch thu quyền sử dụng và quyền sở hữu.
3. Điều kiện được cấp sổ hồng
Sổ hồng không phải được cấp khi nào thì cấp, được cấp cho bất kỳ đối tượng nào cũng được, để được cấp sổ hồng thì cần phải có những điều kiện đi kèm. Vậy, những điều kiện mà cá nhân, hộ gia đình, tập thể cần đáp ứng để được cấp sổ hồng là gì? Hãy tìm hiểu những thông tin chi tiết bên dưới:
3.1. Đối với trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Trong Luật Đất đai đã đưa ra các quy định cụ thể về điều kiện để được cấp sổ hồng đối với các trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất, cụ thể:
- Đối tượng được cấp sổ hồng: Hộ gia đình, các cá nhân, tập thể - cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ cụ thể về quyền sử dụng đất. Các đối tượng nêu trên cần có đầy đủ các giấy tờ về:
+ Có giấy tờ đối với quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền trong thời gian từ trước ngày 15/10/1993.
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời, có tên trong sổ đăng ký ruộng đất của gia đình, có tên trong sổ địa chính trước ngày 15/10/1993.
+ Có giấy tờ về quyền thừa kế hợp pháp, giấy tờ chứng nhận được tặng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được sử dụng, có giấy tờ rõ ràng khi được giao nhà tình nghĩa từ chính quyền địa phương (các giấy tờ này cần gắn liền với đất).
+ Có giấy tờ chuyển nhượng đối với quyền sử dụng đất, giấy tờ mua bán trao đổi rõ ràng về quyền sử dụng đất giữa các bên liên quan (trước ngày 15/10/1993) được chứng nhận bởi Ủy ban nhân dân từ cấp xã chứng nhận.
+ Có loại giấy tờ thanh lý gắn liền với quyền sử dụng đất. giấy tờ chứng nhận mua nhà.
+ …
- Có chữ ký của các bên liên quan trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cần phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, đất không có tranh chấp giữa các bên.
- Khi có khiếu nại hoặc tố cáo, tranh chấp về quyền sử dụng đất được đưa ra Tòa kiện tụng thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp và đưa ra quyết định khi có kết quả hòa giải.
- Các trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê công trình nhà ở, cho thuê đất từ khoảng thời gian ngày 15/10/1993 cho tới trước khi Luật đất đai về sổ hồng có hiệu lực thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những tài sản có liên quan đến đất.
- Đối với tập thể, cộng đồng người dân sử dụng đất được xây các công trình Đền, Miếu, Am, Nhà thờ họ, Từ đường, đất nông nghiệp mà mảnh đất đó không có sự tranh chấp của các cá nhân thì sẽ được cấp sổ hồng đối với quyền sở hữu của mảnh đất đó.
3.2. Đối với các trường hợp mà không có giấy tờ đối với quyền sử dụng đất
Điều kiện để được cấp sổ hổng cho các trường hợp không có giấy giờ về quyền sử dụng đất thì cần tuân thủ các điều kiện sau để được cấp sổ hồng theo đúng với quy định của pháp luật (Điều 101 của Luật Đất đai có hiệu lực năm 2013).
- Các đối tượng là hộ gia đình, các cá nhân sử dụng đất trước khi Luật Đất đai có hiệu lực có các giấy tờ sau sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng):
+ Hộ khẩu thường trú.
+ Trực tiếp đi vào quá trình sản xuất các sản phẩm của nông nghiệp, các sản phẩm của công nghiệp, các sản phẩm từ lâm nghiệp, làm muối,... tại những vùng được xác nhận là có điều kiện sống khó khăn.
+ Không có tranh chấp về đất đai.
+ Có giấy chứng nhận về việc sử dụng đất trong tình trạng ổn định.
- Các cá nhân hay hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận về tình trạng sử dụng đất ổn định trước ngày 1/7/2004, không vi phạm các quy định về đất đai, không có sự tranh chấp đất đai, ở vào khu vực không thuộc dạng quy hoạch khác của Nhà nước…
Đọc thêm: Thủ tục công chứng vi bằng là gì và có thực sự cần thiết
4. Thời gian để nhận được sổ hồng là bao lâu?
Trong Luật đất đai, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP đã có sửa đổi và bổ sung về thời gian để thực hiện các thủ tục về đất đai để được cấp sổ hồng theo quy định như sau:
- Đối với những trường hợp đăng ký về việc chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản có gắn liền với đất đó mà thay đổi tài sản gắn với đất hoặc tiến hành tách phần trong mảnh đất, hoặc là hợp nhất các thửa đất trong cùng một mảnh đất… được Nhà nước giao đất để quản lý thì có khoảng thời gian là 15 ngày sẽ nhận được sổ hồng.
- Đối với trường hợp đăng ký tên của người khác với quyền sở hữu đất, chuyển quyền sở hữu đất và những tài sản gắn liền với đất, thay đổi về mặt kích thước, diện tích và hình dạng của đất… thì có thời gian tối đa 10 ngày kể từ ngày đăng ký.
- Đối với các trường hợp làm thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất… được Nhà nước giao đất thì thời gian sẽ không quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
- Đối với trường hợp làm thủ tục gia hạn đất thì sẽ có khoảng thời gian không quá 7 ngày kể từ ngày đăng ký.
- Đối với các trường hợp xác nhận về tình trạng sẽ tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất khi thửa đất đó đã hết hạn sử dụng thì thời gian được cấp giấy chứng nhận sẽ không quá 5 ngày kể từ ngày đăng ký.
5. Phân biệt sổ hồng và sổ đỏ
Sổ hồng và sổ đỏ là hai khái niệm chỉ quyền sử dụng và sở hữu đất. Tuy nhiên hai loại giấy tờ này lại có giá trị khác nhau. Nhiều người nhầm lẫn về giá trị của sổ hồng và sổ đổ và nghĩ rằng chúng giống nhau. Những thông tin sau đây sẽ giúp các bạn phân biệt giữa sổ hồng và sổ đỏ.
5.1. Về khái niệm, ý nghĩa
Sổ đỏ: Hay còn được gọi là bìa đỏ, chính là tên được sử dụng để gọi thay cho tên của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Loại sổ này được cấp cho người sử dụng đất nhằm bảo vệ quyền sử dụng đất, bảo vệ những lợi ích hợp pháp đối với đất đang sử dụng và được cấp sổ đỏ của người sử dụng đất. (Khoản 20, Điều 4 của Luật Đất đai năm 2003)
Sổ hồnglà tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu theo các quy định cụ thể của Nhà nước trong Luật đất đai đối với việc cấp sổ hồng.
5.2. Màu sắc, cơ quan ban hành
Đối với sổ đỏ thì được ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường và có màu đỏ, được in trên bìa cứng.
Đối với sổ hồng thì được ban hành bởi Bộ Xây dựng và có màu hồng nhạt.
5.3. Về thẩm quyền
+ Đối với tổ chức thì sổ hồng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp thành phố trực thuộc Trung Ương cấp. Còn đối với các trường hợp chủ sở hữu là các tổ chức, cá nhân sở hữu chung mảnh đất thì do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp sổ hồng.
Tham khảo: Quy hoạch là gì? Click để tìm hiểu ngay về quy hoạch.
6. Chi phí cần thiết khi làm sổ hồng
Phí làm sổ hồng là vấn đề được hầu hết mọi người quan tâm khi có nhu cầu xin được cấp sổ hồng, Nhiều người không nắm rõ về mức phí này là bao nhiêu và tiến hành nộp phí như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn nắm rõ được mức phí làm sổ hồng là bao nhiêu?
Mức phí để làm sổ hồng sẽ phụ thuộc vào bảng giá đất của từng khu vực theo quy định. Bảng giá đất sẽ được ban hành định kỳ và có sự thay đổi một chút, do giá đất có sự thay đổi dẫn tới phí làm sổ hồng cũng sẽ thay đổi theo.
Khi các bạn xin cấp sổ hồng (tức giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì sẽ được các cơ quan chức năng yêu cầu nộp trước một khoản lệ phí nhất đinh. Những khoản lệ phí đó sẽ bao gồm các loại phí như sau:
- Phí cấp sổ hồng/sổ đỏ.
- Phí trước bạ.
- Tiền phí sử dụng đất (trong trường hợp người làm sổ có).
Trong đó, giá được tính lệ phí trước bạ chính là giá của đất được chủ đất sử dụng của người làm sổ, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành vào thời điểm kê khai phí.
Diện tích đất được sử dụng và phải chịu phí trước bạ chính là diện tích của thửa đất mà người làm sổ được quyền sử dụng theo đúng với quy định mà Nhà nước ban hành về Luật đất đai,
Bên cạnh đó, một số trường hợp sau đây sẽ được yêu cầu nộp tiền sử dụng đất khi làm sổ hồng như sau:
- Đối với các hộ gia đình hoặc các cá nhân đang sử dụng thửa đất nhưng lại không hề có giấy tờ nào chứng minh về quyền sử dụng thửa đất đó của bất cứ ai thì cần phải nộp lệ phí sử dụng đất. Do đó, những đối tượng này cần phải thỏa mãn hai điều kiện thì mới có thể nộp tiền phí sử dụng đất:
Thứ nhất: đang sử dụng đất một cách ổn định trước ngày 01/07/2004, không vi phạm các quy định pháp luật đất đai ban hành.
Thứ hai, mảnh đất đó cần phải được Ủy ban nhân dân từ cấp xã xác nhận rằng mảnh đất đó không có sự tranh chấp và mảnh đất này cũng phù hợp với tính chất quy hoạch nhà ở của người dân thì sẽ được tiến hành xét vào điều kiện được cấp sổ hồng.
- Các hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất do Nhà nước giao hoặc cho thuê kể từ ngày 1510/1993 cho tới ngày 01/07/2004 trong quá trình xin cấp sổ mà được xác nhận là chưa nộp tiền sử dụng đất thì phải tiến hành nộp tiền sử dụng đất.
Ngoài ra, còn nhiều loại phí khác mà những người xin cấp sổ hồng cần phải nộp.
Trên đây là những thông tin về sổ hồng giúp các bạn hiểu đất sổ hồng là gì. Đồng thời thông qua bài viết, các bạn cũng sẽ dễ dàng phân biệt được sổ hồng và sổ đỏ để không bị nhầm lẫn giữa hai loại sổ này, nắm được những điều kiện để được cấp sổ hồng. Hy vọng bài viết đã mang đến những hiểu biết cụ thể hơn cho quý bạn đọc. Kính mong sự đóng góp của quý bạn đọc để bài viết trở nên hoàn thiện hơn.
Tham gia bình luận ngay!