1. Bạn đã hiểu Design Pattern là gì?
Design Pattern là giải pháp tổng thể cho các vấn đề chung trong thiết kế phần mềm mà chúng ta gặp phải trong những tình huống cụ thể.
Với hầu hết những dân “ngoại đạo” khi nhìn vào những bản thiết kế website lồng lộn trên Figma hay Photoshop, cho đến lúc được cắt xong, đổ dữ liệu và coder đưa lên web, hầu như ta đều nghĩ rằng, những lập trình viên sẽ xử lý trực tiếp trên những File thiết kế này luôn mà không cần trải qua chỉnh sửa. Tuy vậy, trên thực tế không đơn giản như vậy, để hỗ trợ các lập trình viên có thể đọc được những họa tiết thiết kế đến các chi tiết trong những bản thiết kế và chuyển tải sang bộ ngôn ngữ lập trình tương thích.
Để hiểu được lý do vì sao web designer lại thiết kế như vậy và xử lý trọn vẹn được các vấn đề liên quan đến bản thiết kế khi hệ thống gặp một chút vấn đề mà không xê dịch đi quá nhiều ý đồ thiết kế ban đầu. Công cụ đắc lực này cho những Developer mang tên Design Pattern. Vậy cụ thể thì, Design Pattern là gì?
Thật ra, Design Pattern hay mẫu thiết kế được hiểu là một kỹ thuật trong lập trình hướng đối tượng hoặc một giải pháp tổng thể đã được tối ưu hóa, tái sử dụng để xử lý tất cả các vấn đề trong thiết kế phần mềm mà coder đã gặp phải hằng ngày.
Design Pattern được định nghĩa và ứng dụng thành công lần đầu tiên bởi Christopher Alexander - một kỹ sư xây dựng khi ông gặp các vấn đề thiết kế các ngôi nhà và thị trấn.
Ông nhận định rằng, khi sử dụng những cấu trúc thiết kế giống nhau cho tất cả các sản phẩm từ lần này qua lần khác có thể thấy được những hiệu quả thiết kế không mong muốn. Nắm được điều này, ông đã ghi chép kinh nghiệm này lại và chia sẻ để những người trong ngành có thể tham khảo và rút kinh nghiệm trong những thiết kế hay quá trình hiện thực hóa những sản phẩm trên bản vẽ của họ.
Nguyên tắc của Christopher Alexander, chính thức áp dụng vào việc xử lý các vấn đề về thiết kế web từ những năm 1994 để gây dựng một tài liệu mẫu thiết kế, bao gồm các giải pháp phổ biến thường gặp trong thiết kế phần mềm để thế hệ lập trình sau có thể tham khảo. Design Pattern được sử dụng phổ biến trong lập trình như một kỹ thuật trình để tạo ra những mẫu thiết kế chuẩn nhất. Tuy vậy, ngay cả việc hiểu là một kỹ thuật lập trình đi nữa thì Design Pattern không là ngôn ngữ lập trình cụ thể nào, nhưng được sử dụng phổ biến cho các ngôn ngữ lập trình khác nhau và cung cấp giải pháp cho bạn trong các lập trình hướng đối tượng.
Đó chính là Design Pattern - chắc chắn rằng, bạn đã hình dung ra khái niệm này cũng như một phần tác dụng thần thánh trong việc tạo ra một bản thiết kế trọn vẹn. Vậy thì tại sao nên sử dụng Design Pattern? Chúng ta hãy cùng kéo xuống nội dung tiếp theo để hiểu rõ hơn nhé.
Gợi ý: Tìm kiếm việc làm IT phần mềm
2. Vì sao các lập trình viên nên sử dụng Design Pattern?
Như đã nhấn mạnh, tính đến thời điểm hiện tại, Design Pattern vẫn là giải pháp tổng thể được sử dụng trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình. Đi lý giải cho nguyên nhân về độ phổ biến này có 3 nguyên nhân cơ bản làm để khẳng định Design Pattern trở nên quan trọng.
Đầu tiên, Design Pattern hỗ trợ các code truyền tải, giao tiếp qua các dòng code hiệu quả hơn. Nói cách khác, khi sử dụng các Design Pattern, các coder có thể “nói chuyện” qua các dòng code với bên thiết kế thứ ba rằng họ đang thiết kế cái gì và lý do vì sao họ lại thiết kế như vậy. Điều này vô cùng hữu trong quá trình làm việc nhóm code. Đặc biệt, giúp các thành viên trong Team dễ dàng trao đổi được ý đồ của nhau và cùng đóng góp hoàn thiện quá trình thiết kế phần mềm.
Thứ hai, Pattern được hiểu là một kho giải pháp đã được tối ưu hóa, đã được kiểm chứng để giải quyết toàn bộ các vấn đề xảy ra với kỹ thuật phần mềm.
Nhờ những giải pháp này, các lập trình viên có thể dễ dàng xử lý được vấn đề về thiết kế và tăng tốc độ phát triển phần mềm bằng việc đưa ra các mô hình thử nghiệm. Hãy nhớ rằng, kho giải pháp này tập hợp đầy đủ các giải pháp đã xử lý cho hầu các tình huống trong thiết kế phần mềm, do vậy, thay vì việc một mình đi tìm giải pháp giải quyết mất thời gian, bạn có thể cậy nhờ đến Design Pattern để tham khảo hướng xử lý.
Đặc biệt, khi ứng dụng Design Pattern, chương trình sẽ chạy uyển chuyển, mượt mà hơn, dễ dàng quản lý các tiến trình đồng thời giúp cho code dễ bề nâng cấp và bảo trì. Bạn biết rằng, mọi thứ đều thay đổi và phát triển phần mềm cũng nằm trong xu hướng này. Bạn muốn tối ưu thêm chức năng trong hệ thống, điều này đồng nghĩa với việc hệ thống của bạn trở nên cồng kềnh và cần tối ưu hiệu năng.
Vậy làm thế nào để thực hiện những thay đổi trên phần mềm mà tỷ lệ phát sinh ra lỗi thấp nhất. Bạn dễ nhận thấy, để một dân IT dù chuyên nghiệp hiểu được code của người khác đã là điều khó khăn. Việc thực hiện những thay đổi trên những dòng code cũ mà không thực sự thấu hiểu ý đồ của người cũ rất dễ gây ra những lỗi. Tuy nhiên, việc sử dụng các Design Pattern có thể hỗ trợ phần nào đó cho bạn khắc phục những sự cố này. Bởi lẽ, chúng hướng dẫn bạn tích hợp và thiết kế để tạo những hướng đối tượng linh hoạt và dễ dàng hơn cho phần bảo trì sau này. Vậy để học được Design Pattern, bạn cần gì?
Tham khảo: Code Review là gì? Tìm hiểu thông tin liên quan đến Code Review
3. Bạn cần những gì để bắt đầu với Design Pattern?
Dù thực sự hữu ích, song phải khẳng định một điều rằng, Design Pattern không thật sự phù hợp với đối tượng là những người mới bắt đầu tìm hiểu về lập trình.
Điều này, không đồng nghĩa với lời khuyên rằng, những người mới bắt đầu không nên tìm hiểu về thuật ngữ, chỉ là bạn cần phải học tập khá vất vả, tương đối nhiều tài liệu và đặc biệt là nắm được cách để vận dụng kỹ thuật này trong công việc cũng như trong thiết kế của riêng mình trong quá trình học tập.
Để có một cái nhìn sâu sắc về Design Pattern bắt buộc bạn phải có kiến thức kha khá về lập trình hướng đối tượng, đặc biệt là abstract class, interface và những kiến thức về static. Hãy tự kiểm chứng xem bạn đã thực sự đề phù hợp củng cố thêm Design Pattern chưa nhé.
4. Có những mẫu Design Pattern nào?
Gọi chung là các giải pháp trong thiết kế phần mềm, song trên thực tế, không phải chỉ có duy nhất một mẫu Design Pattern, mà có đến 32 loại giải pháp giúp bạn xử lý những vấn đề về thiết kế nhanh, gọn, nhé. 32 loại này được chia làm 3 nhóm chính bao gồm các Design Pattern khởi tạo hay Creational Pattern, Structural pattern và nhóm Behavioral Patterns.
Trong đó, nhóm một có thể giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc khởi tạo đối tượng. Tiêu biểu có thể các loại patterns sau : Abstract Factory, Builder, Factory Method, Multiton, Pool, Prototype, Simple Factory, Singleton, Static Factory.
Nhóm cấu trúc có tác dụng định nghĩa quan hệ giữa các đối tượng. Một số dạng Pattern nổi bật bao gồm: Adapter, Wrapper, Facade, Bridge, Fluent Interface, Composite, Flyweight, Data Mapper, Registry, Decorator, Proxy, Dependency Injection.
Nhóm thứ 3 thuộc Pattern ứng xử gồm các loại Pattern tiêu biểu sau đây: Chain of responsibility, Command, Interpreter, Iterator, Mediator, Memento, Observer, State, Strategy.
Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng đi kiến giải giúp bạn Design Pattern là gì cũng như những thông tin xoay quanh khái niệm này đầy đủ nhất. Mong rằng, những thông tin này sẽ thật sự hữu ích với bạn.
Tham gia bình luận ngay!