Viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV tiếng Anh như thế nào cho chuẩn

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2024-04-01 10:26:19

Bạn có biết rằng, trong cả mẫu CV xin việc tiếng Anh hay tiếng Việt, nhà tuyển dụng trung bình chỉ cần 5 giây để đọc bản CV và đưa ra quyết định cho bạn cơ hội ở lại hay nhường chỗ cho những ứng viên đang chờ đợi cạnh tranh với vị trí của bạn. Ngoài một hình thức thật bắt mắt, để “có khởi đầu thành công” một ứng viên thông minh là người biết trình bày những điểm mạnh của mình thật thuyết phục để hút nhà tuyển dụng và đưa vào bản những CV những điểm yếu nhưng với mục tiêu là làm nhà tuyển dụng cảm thấy an tâm hơn vì ứng viên của họ thật thà. Nhưng điều này không dễ.Trong thời điểm những bản CV tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến thì việc trình những điểm mạnh, điểm yếu trong CV tiếng Anh là vô cùng quan trọng.Vậy trình bày những điều đó để tỏa sáng như thế nào? Cùng topcvai.com tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.

Việc làm phiên dịch

1. Bạn hiểu điểm mạnh, điểm yếu trong CV tiếng Anh là gì?

Điểm mạnh điểm yếu trong CV tiếng Anh

Trong quá trình tuyển chọn ứng viên, đặc biệt là ứng viên thông qua những bản CV online hay cv viết tay bằng tiếng Anh dĩ nhiên, không một nhà tuyển dụng nào lại muốn chứng kiến một bản CV xin việc mà trong đó thí sinh trình bày toàn những điều bất lợi về công việc, những khó khăn hay những kỹ năng, mục nội dung “bất lợi” với quá trình làm việc. Thêm vào đó, cũng không một ứng viên nào đủ ngay thơ đến mới, đưa vào CV của họ, những thông tin làm nhà tuyển dụng không thể hài lòng.

Trong một mẫu CV online tiếng Anh, để có thể làm nhà tuyển dụng hài lòng,bạn phải là người nắm rõ hơn ai hết những điểm tốt của bạn thân và làm rõ nó để nhà tuyển dụng để ý đến bạn. Điểm mạnh trong CV tiếng Anh chính là những đặc điểm về tính cách, kinh nghiệm, kỹ năng có thể giúp bạn ghi điểm trong hồ sơ xin việc vì chúng có tác dụng nhắc nhở nhà tuyển dụng rằng, bạn là ứng cử viên tiềm năng cho vị trí họ đang cần ví dụ như kinh nghiệm làm việc, những hoạt động, dự án bạn từng tham gia ngày còn đi học, chuyên ngành phù hợp với nội dung công việc, điểm trung bình học tập cao. Những điểm mạnh giúp bạn tự tin hơn khi nộp CV tiếng Anh và tăng khả năng đến phòng phỏng vấn của bạn.

Ngược lại, chúng ta không hoàn hảo, bên cạnh những điểm mạnh, chúng ta cũng có những điểm yếu. Điểm yếu trong CV tiếng Anh là phần thông tin không có lợi,những điểm bạn bạn cần thời gian thời gian để hoàn thiện trong tương lai, không có tác dụng thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn dựa trên khả năng thuyết phục vì độ “làm tốt” công việc trong thời điểm hiện tại mà ở độ trung thực và ở sự thay đổi để khắc phục và phát huy những điểm mạnh, đồng thời hạn chế những điểm xấu nếu họ cho bạn một cơ hội.

Một số điểm yếu chúng ta thường bắt gặp như: chưa có kinh nghiệm về chuyên ngành, những kỹ năng chưa thể hoàn thiện trong ngày một ngày hai như: Kỹ năng đứng trước đám đông, thiếu tự tin, hoạt động hay dự án bạn từng tham gia không có tác dụng kích thích, thúc đẩy công việc. Ứng viên thường có xu hướng chỉ thể hiện những điểm mạnh rồi “nói giảm nói tránh” thậm chỉ là giấu nhẹm đi những điểm xấu. Tuy nhiên, điều này không được những nhà tuyển dụng đánh giá cao, để có một bản CV xin việc ấn tượng bằng tiếng Anh, bạn cần hiểu và thể hiện trung thực những điểm có lợi và cả những điểm xấu với thiện chí rằng, đó chỉ là những thông tin làm rõ vị trí, tính cầu thị của bạn thân. Vậy nêu điểm mạnh, điểm yếu trong CV tiếng Anh thế nào cho thuyết phục?

Xem thêm: Quản lý thời gian hiệu quả

2. Những điểm mạnh cần nhấn mạnh nhất trong CV tiếng Anh

Những điểm mạnh cần làm nhất trong CV tiếng Anh

Trong cả một bản CV dài chừng 1 đến 1,5 trang giấy trong CV bằng tiếng Anh, có ít nhất 6 nội dung bạn cần trình bày bao gồm: mục tiêu nghề nghiệp (Ofjectives), work experiene, Education, activities….Tuy nhiên, phần trình bày thế mạnh của bạn được tập trung chủ yếu ở phần kỹ năng ( skills) và activities và work experience…. Kỹ năng thế mạnh chắc chắn là những hoạt động liên quan đến vị trí công việc ứng tuyển một cách trực tiếp. Nếu không thể tự thiết kế cho mình được một thanh đánh giá chuẩn về mức độ tốt của mình về những kỹ năng đó, bạn nên cho nhà nhà tuyển dụng biết điều đó bằng “exel at”( tốt giỏi về cái gì) và show cho họ những từ vựng mạnh như:

Key skills, talents, abilities, competencies và một số cách diễn đạt như: asset to, bring to the table, good at, do well.

Bạn có thể không phải là Fan của việc tham gia các hoạt động tình nguyện hay các dự án từng làm tại trường, nhưng nêu có đây đích thị là những điểm mạnh mà bạn cần phải show off cho nhà tuyển dụng thấy. Trong các mẫu CV tiếng Anh, bạn có thể nhận thấy, bên ngoài những động và tính từ mạnh, bạn tuyệt đối không được quên những từ khóa liên quan đên công việc và hoạt động để phân biệt CV cho vị trí của bạn và CV cho những nội dung công việc khác. Loạt từ sau đây bạn sẽ cần đến như:

planing ( kế hoạch), Organizing( tổ chức), Monioring , managing ( quản lý), inspiring, developing , encouraging, coahing, hoding others accountable…

Các từ mới bạn không thể bỏ qua trong 2 mục nội dung trên nultichtural , Bilingoul, multilingual, globa, culturally diverse...tất cả chúng sẽ là những tính từ đắt bạn cần chú ý để nâng điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Thực tế, điểm mạnh của bạn phù hợp với công việc là những nhân tố quan trọng nhất để nhà tuyển dụng tìm đọc và chọn bạn vào buổi phỏng vấn mà thôi. Bạn có thể đa tài và phù hợp với nhiều vị trí công việc, tuy nhiên, thông qua cách bạn viết điểm mạnh trong CV, họ sẽ hiểu là xếp bạn vào vị trí nào là phù hợp nhất. Đấy là lý do vì sao, bạn nên tận tối ưu kích thước CV để khoe những gì là của bạn, đặc điểm phù hợp với công việc nhất nhất. 

Bên cạnh đó, những thế mạnh trong kinh nghiệm làm việc, không như nhiều người quan trọng hóa, trong CV tiếng Anh bạn cũng trình bày đơn giản như CV xin việc tiếng Việt gồm các gạch đầu dòng cho các nội dung như: tên công ty, thời gian làm việc tại công ty đó, vị trí và công việc cụ thể.

Thực ra đối với riêng mục kinh nghiệm làm việc trong CV tiếng Anh, với những người có kinh nghiệm làm những việc liên quan đén công việc ứng tuyển thì bản thân nó đã là một thế mạnh, nơi nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá ứng viên về mức độ phù hợp với công việc họ đang tuyển. Tuy nhiên, họ chỉ yêu cầu những thông tin chính như đã trình bày. Việc cố gắng tỏ ra quá mực không chỉ làm lãng phí không gian trên CV mà còn khiến ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng trở nên mất đi khi có quá nhiều thông tin không cần thiết hoặc không liên quan đến công việc. Bạn nên chú ý điều này nhé.

3. Làm thế nào để trình bày điểm yếu trong CV tiếng Anh một cách ấn tượng?

Cách trình bày điểm yếu trong CV tiếng Anh như thế nào cho ấn tượng?

Trình bày điểm yếu trong CV tiếng Anh giống như cách bạn cư xử với một người lạ. Dĩ nhiên, bạn không thể quá mức thật thà để khai tất cả những điểm yếu của mình trong CV và lọt tầm ngắm bị loại từ vòng gửi xe, nhưng cũng không đồng nghĩa là bạn khuếch đại hóa những kỹ năng tốt của mình và giấu nhẹm đi những điểm yếu của mình. Tuy biết rằng, nêu ra điểm yếu trong CV không cẩn thận sẽ đặt bạn vào thế khó bị bị nhà tuyển, tuy nhiên, đối với những công việc yêu cầu thường cao hơn đối với các đối tác nước ngoài...mức độ trung thực an toàn là cần thiết. CV không chỉ là địa hạt để khoe kỹ năng mà ở đó là nơi để biểu hiện độ trung thực, thái độ của bạn như thế nào. Việc trình bày khéo léo những điểm yếu không chỉ thể hiện bạn là người cẩn thận, là ứng viên đáng tin cậy.

Thêm vào đó, cũng là cách tốt để bạn tự đánh giá đúng đắn khả năng của mình và sự phù hợp của sức mình với công việc bạn ứng tuyển có thực sự tốt như bạn đầu bạn nhận định hay không. Nhiều trường hợp, có những công việc bạn rất thích, có thể đánh đổi nhiều thứ thậm chí là đánh đổi sự trung thực trong CV chỉ để có được một vị trí tốt, để gặp nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đến khi vào làm, sự khoe khoang thái quá và những điểm yếu không trình bày dễ đặt bạn vào thế khó khi phải đảm nhiệm những công việc không thực sự đúng sở trường. Vì vậy, bên cạnh việc trình bày những điểm mạnh, đừng quên để lại những điểm yếu và kèm theo giải pháp nhé.

Điểm yếu trong CV tiếng Anh - thường thể hiện trong trong 2 nội dung chính: Mục tiêu nghề nghiệp trong cv và kinh nghiệm làm việc.

Đối với những sinh viên vừa mới ra trường, đôi khi bạn phải chấp nhận điểm yếu vì kinh nghiệm ra trường non nớt thậm chí là để trống và cố gắng thuyết phục nhà tuyển dụng bằng mục tiêu nghề nghiệp và kỹ năng, trình độ học vấn vốn có.

Điều này, sẽ được nhà tuyển dụng cân nhắc và xem xét và đưa ra quyết định lựa chọn bạn hay không thông qua những kỹ năng còn lại. Nhưng tuyệt đối không được nói dối nếu bạn không có kinh nghiệm, đây không những làm bạn thấy khó khăn khi phải đối mặt với những câu hỏi khoai khi phỏng vấn nếu CV của bạn qua được vòng gửi xe và nguy cơ loại cao khi họ phát hiện ra bạn đã thiếu trung thực khi gửi hồ sơ và dĩ nhiên, hậu quả bạn phải nhận lấy có thể rất nghiêm trọng bao gồm cả phần bị đuổi việc.

Vậy Weakness hay những nhược điểm trong CV trình bày như thế nào?

Trước hết, hãy lựa chọn những điểm yếu. Để không đánh mất đi sự tự tin vốn cá hãy chọn những điểm yếu mà chúng ta có thể cải thiện được chỉ cần sự chăm chỉ, cố gắng. Một nhà tuyển dụng tốt sẽ sẵn sàng loại bạn khi bạn nói dối, song họ sẽ cho những người mà họ phát hiện ra tiềm năng và luôn cho ý chí thay đổi để hoàn thiện mình và làm cho công ty, doanh nghiệp của họ trở nên tốt hơn. Điều cần chú ý hơn nữa, đó là chỉ lấy tối đa 3 điểm yếu để liệt kê vào CV, đó có thể là thiếu kinh nghiệm chuyên môn: Lack of experience at working, có thể làm mọi người cảm thấy không được quan tâm như: Making others feel I am not considering their feeling hay thiếu tự tin khi đứng trước đám đông (I am not confident while being front of the crowd…

Ngoài ra bạn nên đề cập đến tần suất xảy ra những điểm yếu đó và giải thích thêm trong lúc phỏng vấn khi được hỏi là điểm yếu đó chỉ xảy ra trong tình huống cụ thể: sometimes, occasionally, at time...bên cạnh đó, trong phần mục tiêu nghề nghiệp, một cách khiêm tốn khi trình bày mục tiêu ngắn hạn đó là vì chưa đủ chuyên môn nên sẽ tích cực học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp và cấp trên. Điều này sẽ rất được nhà tuyển dụng đánh giá cao vì cho rằng, đó chỉ là cách để bạn thể hiện tinh thần khiêm tốn hay khả năng mong muốn được học hỏi của bạn.

Bạn thấy đấy, chúng ta không phải hoàn hảo vì vậy, trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi trình bày thông tin trong CV trong phỏng vấn, khi đối mặt với những cơ hội mới, bên cạnh việc bộc lộ những ưu điểm bạn cũng phải thể hiện ra những điểm yếu của mình để biết rằng chúng ta cần phải cố gắng thật nhiều để hoàn thiện bản thân. Điểm mạnh, điểm yếu trong CV tiếng Anh cũng thế nhé. Hãy biết cân bằng, những đặc điểm này để có một bản CV xin việc ấn tượng nhất nhé.

Hi vọng những thông tin trên đây về điểm mạnh, điểm yếu trong CV tiếng Anh sẽ hữu ích với bạn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: