[GIẢI MÃ] Diễn giả là gì? Thành tố để trở thành diễn giả tài hoa

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2022-01-13 07:16:09

Lawrence Olivier - một diễn viên tài hoa người Mỹ từng nhận định “Muốn trở thành một diễn giả tài ba, bạn cần có sức khỏe của một con trâu và sự dẻo dai của một con ngựa”. Muốn thành công với một sự nghiệp mang tên diễn giả, ngoài học thức, khả năng truyền đạt bạn cần sức khỏe, sự kiên trì, mài dũa và một tham vọng thay đổi người khác qua nghệ thuật nói chuyện. Tuy khó khăn là thế, tuy nhiên, không ít người đã chinh phục sự nghiệp diễn giả và trở thành tấm gương đại diện cho một lớp nghề có triển vọng phát triển cao. Tuy nhiên, để thực sự hiểu diễn giả là gì cùng với những phẩm chất cần thiết, mời các bạn hãy cùng Nguyễn Hà Anh tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bạn đã hiểu diễn giả là gì?

Là người quan tâm đến nghệ thuật khai phá tiềm năng con người, chắc không ít lần bạn nghe đến danh tiếng của Nick Vujicic - chàng trai không chi suýt kết liễu đời mình bởi sự mặc cảm ngoại hình và thái độ của người đời năm 14 tuổi, bỗng vụt sáng trở thành “siêu anh hùng” truyền cảm hứng sống đến hàng triệu con người trên thế giới, với chất giọng trầm bổng, “thuyết giảng” về cuộc đời của mình.

Nhưng ngoài Nick còn có những người khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, hằng ngày hằng giờ, họ vẫn đang mang nhiệt huyết, kiến thức của mình để tác động và thay đổi cuộc đời của hàng triệu người khác. Họ chính là đại diện cho một lựa chọn nghề vẫn còn tiềm năng khác cực lớn ở Việt Nam nhưng vẫn còn chưa được khai phá mang tên diễn giả. Vậy thì thực chất diễn giả là gì?

Bạn đã hiểu diễn giả là gì?
Bạn đã hiểu diễn giả là gì?

Theo triết tự từ, bạn có thể dễ dàng định nghĩa cho cụm từ này như sau: Diễn là diễn thuyết, diễn giả là người diễn thuyết. Trên góc độ nghề nghiệp, diễn giả được hiểu là những người diễn thuyết hay hùng biện trước công chúng hay một nhóm người nhất định về một chủ đề cụ thể mà nội dung của chủ đề đó đã được chuẩn bị kỹ càng trước đó, với mục đích cung cấp những thông tin hữu ích, tiếp cận và thuyết phục công chưng để tạo ra một chuyển biến khác trong tâm lý và cảm xúc của người nghe, thúc giục họ hành động để thay đổi thực tế.

Họ được ví là những người nghệ sĩ nắm trong lòng bàn tay vốn ngôn từ đỉnh cao và có khả năng cảm hóa và buộc công chúng trong buổi thuyết giảng trở nên đồng điều với họ về suy nghĩ và tư duy. Tuy nhiên, diễn giả đôi khi được hiểu là những người đi chia sẻ về những trải nghiệm, kinh nghiệm của mình về một vấn đề gì đó để được thấu hiểu và đồng cảm xoay quanh các chủ đề về cuộc sống, kinh nghiệm vượt qua chính mình vươn lên làm chủ được đời, kinh nghiệm kinh doanh, sử dụng tài chính, học ngoại ngữ, tâm lý xã hội. Những chia sẻ này có thể đúng hoặc sai, điều này sẽ dựa vào nhân sinh quan của người nghe để đánh giá. 

Hiểu định nghĩa diễn giả là gì
Hiểu định nghĩa diễn giả là gì

Tuy nhiên, để trở thành một diễn giả tài ba, họ cần có một vốn kiến thức sâu rộng về lĩnh vực, chủ đề họ hùng biện và độ từng trải về thẩm thấu và chia sẻ. Do đó, diễn giả có thể không phải là nghề đầu tiên bạn lựa chọn ngay sau khi ra trường, nhưng sẽ là lựa chọn mà nhiều người hướng đến khi họ tích lũy được độ chín trong tư duy, kiến thức, sự tự tin và bồ kinh nghiệm đủ để thuyết phục được công chúng. Brian Tracy - ngôi sao gạo cội trong lĩnh vực bán hàng, Les Brown - nghệ nhân thuyết giảng về những câu chuyện truyền cảm hứng sống, Tony Robbins - “chúa tể” của bộ môn nói chuyện về bộ môn phát triển con người hay Nguyễn Sơn Lâm, Nguyễn Thành Long,.. họ đều là những đại diện tiêu biểu của nghề diễn giả. 

2. Chia sẻ về ngày làm việc của một diễn giả chuyên nghiệp

Mỗi diễn giả để lại trong bạn những ấn tượng riêng bởi lẽ họ sở hữu những phong cách cuốn hút không giống nhau và họ đều có cách để làm cho một ngày làm việc của họ trở nên thú vị. Tuy nhiên, để có được những bài thuyết trình mượt mà và mang đến sự thay đổi nơi cảm xúc, tâm lý của công chúng, mỗi ngày họ đều có những kế hoạch công việc cụ thể, bản mô tả công việc của một diễn giả chuyên nghiệp được Hà Anh mang lại giúp bạn thấy rõ điều đó. 

2.1. Chuẩn bị

Chia sẻ về ngày làm việc của một diễn giả chuyên nghiệp
Chia sẻ về ngày làm việc của một diễn giả chuyên nghiệp

Dù là người sở hữu sự hoạt ngôn bẩm sinh hay người cực kỳ tinh thông trong mọi vấn đề trong cuộc sống, diễn giả vẫn cần có một sự chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng. Sự chuẩn bị này bao gồm các bước xác định đối tượng công chúng hướng đến, chủ đề thuyết trình, định hình phong cách diễn thuyết của mình trong lần gặp gỡ công chúng.

 Trong sự nghiệp một diễn giả có thể lựa chọn một đến một vài lĩnh vực thế mạnh và liên quan đến nhau. Tuy nhiên, có đến hàng ngàn bài diễn thuyết ở hàng triệu những địa điểm xoay quanh lĩnh vực đó. Với mỗi bài, sẽ phải có cách tiếp cận công chúng mới mẻ để tránh sự nhàm chán đồng thời giữ được chất riêng trong lối diễn đạt. Tất cả những điều này chỉ thành sự thật khi bạn có một bước chuẩn bị đầy đủ. 

2.2. Tìm tài liệu, thông tin cho bài diễn thuyết của mình

Dù dùng lại ở bước chia sẻ kinh nghiệm sống hay vốn kiến thức về một chủ đề thông dụng, một buổi thuyết trình kéo dài vào chục phút đến cả mấy tiếng đồng hồ chính là tổng hợp những tri thức từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, đặc biệt là những thông tin dẫn chứng để chứng minh cho lập luận của họ có tính thuyết phục. Những nguồn thông tin mới mẻ được bổ sung vào tài liệu thuyết trình giúp họ dễ dàng diễn đạt được quan điểm của diễn giả đồng thời giúp họ linh hoạt xử lý được các vấn đề phát sinh trong quá trình gặp gỡ, giải đáp các thắc mắc của khán, thính giả. 

2.3. Trau dồi kiến thức mỗi ngày

Trau dồi kiến thức mỗi ngày
Trau dồi kiến thức mỗi ngày

Dù sở hữu năng lực bẩm sinh và ôm trong mình một bồ kinh nghiệm vốn sống, hiểu biết về một lĩnh vực, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa là họ không dung nạp những tri thức mới mẻ để làm mới mình và làm cho bài thuyết trình của mình có thể thẩm thấu và thuyết phục được nhiều đối tượng công chúng. Để có những bài thuyết giảng hay, giờ làm việc của những diễn giả không dừng lại ở khung giờ hành chính trong văn phòng mà còn phải thức khuya dậy sớm để ôn luyện và dung nạp tri thức. 

2.4. Tham khảo ý kiến các chuyên gia và bạn bè

Dù đứng trên sân khấu, họ là những chuyên gia nói chuyện, nhưng đằng sau cánh gà họ cũng chỉ là những người bình thường và mang những ý kiến, quan điểm chủ quan của mình. Dĩ nhiên, phần lớn công chúng, chỉ muốn lắng nghe những bài thuyết giảng và phản ánh được suy nghĩ đa chiều. Do vậy, khi hình thành một quan điểm và trước khi trình bày quan điểm đó trước công chúng, diễn giả cũng thường tham khảo thêm ý kiến các chuyên gia và bạn bè của mình. 

2.5. Tham gia các buổi thuyết trình

Khi đã có danh tiếng và được chủ quản bởi một đơn vị truyền thông, đơn vị chủ quán này sẽ chủ động trong khâu liên kết với các đơn vị công, trường học, trung tâm, các chương trình gặp gỡ công chúng sau đó tổ chức buổi gặp gỡ. Các diễn giả là nhân vật chính xuất hiện trong các buổi thuyết giảng, chia sẻ quan điểm, ý kiến, truyền cảm hứng cho khách hàng. Cùng với đó là giải đáp các thắc mắc của người nghe lẫn chọn lọc những chia sẻ hay quan điểm mới. 

3. Những thành tố bạn cần chuẩn bị khi muốn trở thành một diễn giả

Để trở thành một diễn giả, sự chăm chỉ, kiên trì tôi luyện bản thân và kiến thức và kinh nghiệm sống về một lĩnh vực nào đó, đây là điều vốn dĩ phải có, tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn phải có một số thành tố khác. Những thành tố hay năng khiếu bạn cần phải có bao gồm: 

Những thành tố bạn cần chuẩn bị khi muốn trở thành một diễn giả
Những thành tố bạn cần chuẩn bị khi muốn trở thành một diễn giả

3.1. Khả năng giao tiếp đỉnh cao

 Giao tiếp không dừng lại ở khả năng trao đổi nói chuyện với người khác mà còn thể hiện ở sự biết lắng nghe, giao tiếp bằng thị giác và giác tiếp bằng cả cử chỉ điệu bộ. Có thể những thành tố này có sẵn trong máu của bạn như sự di chuyển của lối nói hài hước, dí dỏm, sử hoạt ngôn…những để giao tiếp tốt trước hàng trăm nghìn khán giả bạn cần đến sự rèn luyện nghiêm túc nếu xác định trở thành một diễn giả trong tương lai. 

3.2. Sự tự tin cao độ

So với những nghề mà tự tin là thành tố quan trọng nhất làm nên chiến thắng cuối cùng, thì có thể nói diễn giả là lựa chọn nghề cần đến sự tự tin vào bản thân cao độ. Trước khi để tuôn hàng loạt vốn kinh nghiệm hay ho đến những kiến thức thú vị hay những bài thuyết giảng có đủ sức lay động, họ cần làm chủ cảm xúc của mình trước đám đông. Đó là điều đầu tiên để cuốn khán giả vào cuộc chia sẻ của bạn. 

3.3. Giọng nói truyền cảm, phong cách khác biệt

Một buổi diễn thuyết thành công còn phụ thuộc rất lớn qua cách biểu đạt cảm xúc trong giọng nói và phong cách diễn thuyết. Giọng nói của diễn giả phải truyền cảm, có điểm nhấn. Trong khi đó, phong cách của diễn giả được quyết định bởi cách họ lập luận vấn đề, cách tiếp cận khán giả như hài hước, vui nhộn hay uyên bác, nghiêm túc…hay cả trang phục họ khoác lên người nữa. 

Giọng nói truyền cảm, phong cách khác biệt
Giọng nói truyền cảm, phong cách khác biệt

4. Khám phá “văn phòng” làm việc của một diễn giả

Tuy là một nghề có tiềm năng phát triển cao tại Việt Nam và mảnh đất màu mỡ đã được rất nhiều chính khách sau khi rời chính trường, những ngôi sao thể thao, những ông hoàng vượt qua số phận…lựa chọn, tuy nhiên, văn phòng làm việc của họ không cố định ở một địa chỉ nào mà thay đổi theo lịch trình diễn thuyết. Họ có thể đứng trước bục giảng trên các giảng đường, cũng có thể dưới ánh đèn sân khấu trong các trường quay để giao lưu hoặc là một không gian nào đó mà công ty đại diện và đơn vị hợp tác chuẩn bị. Và thời gian làm việc của diễn giả cũng linh hoạt bởi nó phụ thuộc và nội dung chia sẻ, phản xạ của khán thính giả.

Nghề này cũng không bị giới hạn ở một phạm vi lãnh thổ nào, đặc biệt là những người nổi tiếng như vợ chồng tổng thống Bill Clinton. Ước tính số tiền mà họ bỏ túi sau khoảng 104 bài diễn thuyết lên đến 25 triệu đô la - số tiền mơ ước của nhiều người mong muốn dấn thân vào sự nghiệp này.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan giải mã giúp bạn diễn giả là gì cũng như những tố chất giúp bạn thực hiện mơ ước trở thành diễn giả của mình nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: