1. Khái quát đình công là gì?
Tại các doanh nghiệp, nhiều vấn đề nảy sinh giữa người lao động và doanh nghiệp dẫn tới sự đấu tranh quyền lợi, người lao động sử dụng biện pháp đình công để đòi quyền lợi cho mình.
Đình công là thuật ngữ dùng để chỉ biện pháp mà người lao động đưa ra đó là tạm thời ngừng làm việc, có tổ chức rõ ràng với những người lao động thống nhất với nhau, do người lao động tự nguyện để đạt được những yêu cầu mà người lao động đề xuất doanh nghiệp giải quyết nhưng vẫn chưa thực hiện giải quyết được những vấn đề tranh chấp đó.
Đình công luôn được diễn ra một cách mạnh mẽ, vang dội và được xã hội biết tới rộng rãi, đình công chính là cách mạnh mẽ một cách trực tiếp nhất của những người lao động, từ đó họ có thể thể hiện những nguyện vọng cá nhân về quyền lợi mà lẽ ra họ phải nhận được khi làm việc tại doanh nghiệp - nơi mà họ đang làm việc và tiến hành đình công.
Thông thường đình công diễn ra với các nguyên nhân chính đó là đình công để đòi quyền lợi về tiền lương, đình công để đòi quyền lợi về những ngày nghỉ không lương trái với quy định của pháp luật, đình công để buộc doanh nghiệp đảm bảo về điều kiện lao động tuân thủ theo quy định của pháp luật, nhìn chung đình công là để đáp ứng các nhu cầu về quyền lợi hợp pháp của người lao động mà doanh nghiệp chưa thể đáp ứng được.
Từ những phân tích trên đây thì chúng ta có thể thấy được đình công chính là một dạng đấu tranh được thực hiện một cách có tổ chức, được thực hiện bởi tập thể những người lao động trong doanh nghiệp hoặc một bộ phận người lao động trong doanh nghiệp đang phải chịu những thiệt thòi về quyền lợi và lợi ích.
Xem thêm: Công đoàn là gì? Lợi ích công đoàn mang lại cho người lao động
2. Phân loại đình công
2.1. Căn cứ vào tính hợp pháp của đình công theo quy định của pháp luật
Đình công cũng được phân loại để có thể tiến hành có hiệu quả, việc phân loại đình công sẽ có nhiều tác dụng trong quá trình đòi hỏi quyền lợi cho người lao động, giúp thúc đẩy cho quá trình giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc giữa người lao động và doanh nghiệp, nhằm tìm ra tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và người lao động.
Đình công mang tính hợp pháp và được Nhà nước cho phép, chúng ta có thể phân chia đình công thành nhiều loại khác nhau đó là Đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp. Hiểu một cách đơn giản về hai loại đình công này chính là:
- Đình công hợp pháp chính là dạng đình công được tổ chức, tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, không gây ảnh hưởng tới tâm lý chung của toàn xã hội cũng như là không gây nhiều thiệt hại cho chính doanh nghiệp mà người lao động đang đình công.
- Đình công bất hợp pháp là loại đình công được tổ chức không đúng với quy định của pháp luật. Trong bộ luật của Nhà nước về đình công thì loại đình công bất hợp pháp này thực hiện thiếu một trong số những điều kiện diễn ra đình công mà luật định đã đưa ra.
Từ hai loại đình công trên đây thì chúng ta có thể hiểu rằng tính chất hợp pháp của đình công được thể hiện rõ ràng trong cách thức diễn ra đình công và quá trình làm thủ tục đình công mà không phụ thuộc vào nội dung đình công ra sao.
2.2. Căn cứ vào quy mô và phạm vi diễn ra đình công
Căn cứ vào phạm vi của cuộc đình công thì chúng ta có thể phân loại đình công thành các loại như sau:
- Đình công doanh nghiệp: Loại đình công này được tiến hành thực hiện bởi những người trong doanh nghiệp.
- Đình công bộ phận: Loại đình công này do người lao động chỉ trong một bộ phận nhất định nằm trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thực hiện.
- Đình công toàn ngành: Loại đình công này là cuộc đình công lớn, có quy mô do những người làm việc trong một ngành tiến hành thực hiện trên toàn quốc.
Với những loại đình công được nêu trên đây, tùy vào tính chất nội dung đình công của người lao động mà lựa chọn loại đình công sao cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao. Đình công dù theo loại nào thì cũng cần có tổ chức và kế hoạch rõ ràng, có người dẫn dắt… để cuộc đình công có thể đi theo hướng tích cực, đảm bảo đúng với quy định của pháp luật và không làm ảnh hưởng tới tâm lý chung của toàn xã hội.
Tham khảo: Luật lao động là gì? Tìm hiểu ngay để nắm bắt những quy định và quyền lợi của người lao động là gì ngay nhé.
3. Những đặc điểm của đình công
Đình công có những đặc điểm cụ thể, chỉ cần dựa vào các đặc điểm đó mà những người lao động, tập thể người lao động có thể cho doanh nghiệp và xã hội biết rằng họ đang tiến hành đình công để đòi quyền lợi thiết thực. Sau đây là những đặc điểm của đình công giúp các bạn dễ dàng nhận biết được các cuộc đình công khi nó diễn ra.
3.1. Đình công chính là sự ngừng việc của tập thể người lao động
Ngừng làm việc của tập thể những người lao động khi tiến hành đình công là đặc điểm dễ nhận biết đầu tiên. Đây là hành động mang tính chất tạm thời của những người lao động để họ có thể có cơ hội đòi quyền lợi cho chính mình và những đồng nghiệp. Các cuộc đình công diễn ra trước sự không đồng ý của những chủ doanh nghiệp, những người sử dụng lao động, là do người lao động tự nguyện như thể đó là hình thức cảnh báo cho doanh nghiệp thấy nếu không đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho họ thì quá trình sản xuất cũng sẽ bị ngưng trệ.
Tất nhiều là khi cuộc đình công diễn ra với quy mô vừa và quy mô khá thì tin tức cũng sẽ lan rộng trong nước, doanh nghiệp có muốn tuyển thêm người lao động để thay thế cũng rất khó trong bối cảnh doanh nghiệp đang không thể đáp ứng những quyền lợi cho người lao động thì liệu rằng còn ai dám vào làm việc tại doanh nghiệp đó hay không.
Thông thường, việc đình công được diễn ra với quy mô tương đối lớn, với nhiều đối tượng lao động tham gia.
3.2. Cuộc đình công luôn được tiến hành có tổ chức rõ ràng
Đình công được tiến hành bởi những người lao động trong cùng một bộ phận, cùng một doanh nghiệp. Những cuộc đình công này mang tính chất tập thể, đồng nhất ý chí và hành động. Không có cuộc đồng công nào mà diễn ra bởi một hay hai người lao động. Cuộc đình công phải được tổ chức và tiến hành có kế hoạch, có tổ chức là tập thể người tùy vào từng quy mô của cuộc đình công đó.
Các cuộc đình công đều có tổ chức, có người dẫn dắt thì mới đạt được hiệu quả cao. Vậy thì tổ chức nào, người nào là người đóng vai trò định hướng, dẫn dắt cuộc đình công của người lao động? Trong pháp luật Việt Nam - Bộ luật Lao động có quy định tại Điều 210 và có hiệu lực năm 2012 về tổ chức dẫn dắt những tập thể lao động tiến hành thực hiện đình công đó chính là Công đoàn tại các doanh nghiệp. Đối với những nơi làm việc chưa có công đoàn thì do công đoàn của cấp trên như các công ty mẹ, các cơ sở công ty có quyền lực cao hơn… đứng ra tổ chức.
3.3. Đình công được tiến hành dựa trên sự tự nguyện của người lao động
Sự tự phát của đình công không do doanh nghiệp, người sử dụng lao động đứng ra tổ chức hoặc yêu cầu người lao động tổ chức mà là do người lao động tự nguyện để đòi quyền lợi từ doanh nghiệp. Những người lao động sẽ không bị bắt buộc phải tham gia vào cuộc đình công đó, Sự tự nguyện của người lao động khi tiến hành đình công sẽ càng làm cho cuộc đình công đó trở nên mạnh mẽ và quyết liệt hơn.
Đọc thêm: Cơ sở pháp lý là gì? Kiến thức luật lệ cần thiết cho mọi người
4. Quyền lợi của người tham gia đình công
Nếu trong quá trình đình công mà người lao động tiến hành theo kế hoạch bài bản đã được vạch ra thì sẽ có cơ hội được giải quyết bởi doanh nghiệp đó. Cả hai bên doanh nghiệp và người lao động cần phải nhìn nhận lại vấn đề và ngồi với nhau (đại diện) để đứng ra giải quyết các vấn đề tranh chấp thì sẽ tạo ra những chiều hướng phát triển tốt cho giai đoạn sau đình công.
Khi đình công diễn ra thì bên doanh nghiệp và bên người lao động đều có quyền để mời cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với lao động và việc làm cùng với tổ chức công đoàn, những người đại diện cho bên sử dụng người lao động để tiến hành và chứng kiến cuộc hòa giải.
Trong đó, ban chấp hành công đoàn có quyền hạn trong vấn đề đình công, theo đó Ban chấp hành công đoàn có thể quyết định tiếp tục hay chấm dứt đình công giữa người lao động và doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra những yêu cầu với Tòa án về việc tuyên bố việc đình công đó là hợp pháp hay không hợp pháp.
Còn đối với phía người sử dụng lao động (doanh nghiệp) thì sẽ có quyền nhất định đối với cuộc đình công: Có thể chấp nhận một phần hoặc là toàn bộ những yêu cầu của Ban chấp hành công đoàn hoặc lãnh đạo đình công. Doanh nghiệp cũng có thể đóng cửa cơ sở kinh doanh sản xuất của mình nếu không đủ điều kiện để sử dụng và duy trì hoạt động kinh doanh, hoặc cũng có thể đóng cửa doanh nghiệp để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp mà có thể chính là nạn nhân của cuộc đình công.
5. Những trường hợp không được phép tổ chức cuộc đình công
Không phải lúc nào pháp luật cũng cho phép người lao động tiến hành các cuộc đình công, một cuộc đình công được tiến hành đồng thời phải thỏa mãn các điều kiện được đưa ra trong Luật Lao động. Chính vì thế các cơ quan, tổ chức công đoàn và người lao động cần nắm rõ những thông tin về trường hợp không được phép tổ chức cuộc đình công để không vi phạm pháp luật cũng như có kế hoạch tại nên cuộc đình công có hiệu quả, đúng quy định.
Thứ nhất, cuộc đình công không được diễn ra ở các nơi sử dụng lao động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, cuộc đình công không được mang tính chất ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, không gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội và sức khỏe con người.
Trên đây là những thông tin chi tiết về đình công giúp các bạn hiểu đình công là gì và các thông tin có liên quan đến đình công. Hy vọng mỗi người lao động chúng ta có thể hiểu rõ luật cũng như là suy nghĩ kỹ trước khi tiến hành đình công.
Tham gia bình luận ngay!