Định giá tài sản là gì? Giải đáp toàn bộ thắc mắc có liên quan

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2020-05-25 14:56:00

Định giá tài sản không quá xa lạ với chúng ta hiện nay nữa, thế nhưng sẽ có khá nhiều người chưa hiểu được định giá tài sản là gì? Chính vì thế mà để hiểu hơn về điều này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết bên dưới đây nhé.

Việc Làm BĐS

1. Bạn hiểu gì về định giá tài sản

Bạn hiểu gì về định giá tài sản
Bạn hiểu gì về định giá tài sản

Định giá tài sản, có thể bạn đã nghe nhiều đến cụm từ này thế nhưng cũng có thể chưa hiểu hết về nó đúng không nào. Định giá tài sản được hiểu chính là việc ấn định tài sản, quyết định cuối về giá cả của một tài sản nào đó.

Định giá tài sản thông thường sẽ được thực hiện trong nhiều trường hợp khác nhau. Nếu như trường hợp thông dụng nhất có thể kể đến chính là thanh lý tài sản, ngoài ra còn có thể kể đến các trường hợp như: phát mại tài sản, bán đấu giá,…và nhiều trường hợp khác nhau nữa. Đối với người định giá tài sản thì người đó sẽ là người có quyền sở hữu đối với tài sản đó, hoặc nếu như bạn là người sở hữu tài sản đó mà ủy quyền cho người khác thì người được ủy quyền đó cũng có quyền định giá tài sản.  Tuy nhiên trong một số trường hợp khác nhau thì việc định giá tài sản không phải do một cá nhân mà phải do một hội đồng cùng nhau định giá, cũng có những trường hợp mà việc định giá tài sản cần phải được thực hiện trong khung giá trần do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Như vậy việc định giá tài sản được thực hiện trong nhiều trường hợp khác nhau, nhiều đối tượng có thẩm quyền định giá chứ không chỉ đơn giản là một cá nhân.

Ví dụ về định giá tài sản
Ví dụ về định giá tài sản

Ví dụ như: Bạn có tài sản là một ngôi nhà 3 tầng và chuẩn bị đem bán đấu giá ngôi nhà đó, trước khi đấu giá thì cần phải định giá lại ngôi nhà. Bạn là chủ sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn thì bạn có quyền định giá cho ngôi nhà 3 tầng đó. Tuy nhiên do bận đi công tác nên bạn đã viết giấy ủy quyền cho em gái ruột của mình định giá thay, đương nhiên em gái bạn cũng có quyền định giá ngôi nhà trong trường hợp này.

Việc định giá tài sản thì cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nếu như trong trường hợp mà tài sản của bạn được đem ra bán đấu giá thì bạn cần phải xác định giá bán khởi điểm cùng với sự tham gia đông đủ của người bán đấu giá. Nếu như trong trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền phải thông báo giá bán khởi điểm cho người ủy quyền, tức người bán.

Như vậy, việc định giá tài sản vô cùng phức tạp, để hiểu rõ hơn về việc này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong các nội dung phần sau nữa nhé.

Tham khảo: Quản lý tài sản là gì? Quản lý tài sản tại Doanh nghiệp có những khó khăn gì? Tìm hiểu ngay!

2. Định giá tài sản có những loại nào?

 Định giá tài sản có những loại nào?
 Định giá tài sản có những loại nào?

Việc định giá tài sản là một trong những cách để xác định giá trị của tài sản đã có lựa chọn, đồng thời với nó thì giá trị tài sản này sẽ được ghi nhận và trong các báo cáo tài chính. Thông thường đơn vị đo định giá tài sản chính là tiền.

Việc định giá tài sản sẽ được dựa vào những giá trị sau:

- Dựa vào giá gốc của tài sản đó: Thời điểm đầu tiên mà bạn có được tài sản đó thì tài sản này của bạn sẽ được ghi nhận bằng tiền, hoặc các khoản tương đương với số tiền đó.

- Dựa vào giá đầu ra của thời điểm hiện tại: Tại thời điểm hiện tại mà bạn bán một tài sản nào đó thì ngay sau khi bán tài sản này bạn sẽ được ghi nhận với số tiền đó mà thời điểm hiện tại có thể thu được. Ví dụ như: Bạn bán một chiếc xe máy vào thời điểm hiện tại với số tiền thu được là 12 triệu đồng, thì số tiền 12 triệu đồng đó sẽ được ghi nhận là giá đầu ra của tài sản ở thời điểm hiện tại.

- Dựa vào giá thay thế, giá đầu vào của thời điểm hiện tại: Trong trường hợp bạn có được tài sản đó ở thời điểm hiện tại thì giá của nó sẽ được ghi nhận vào đúng thời điểm bạn phải trả đó. Ví dụ như bạn sở hữu một chiếc xe máy với giá của nó là 30 triệu đồng thì đương nhiên 30 triệu đó chính là giá đầu vào của tài sản ở thời điểm mà bạn phải trả để có được chiếc xe máy đó.

- Dựa vào giá chiết khấu của tài sản: Trong thời điểm hiện tại mà bạn đang sở hữu một tài sản nào đó, tuy nhiên tài sản này đem lại cho bạn giá trị vào tương lai thì sản đó của bạn sẽ được ghi nhận giá hiện tài của dự định tài sản đó. Ví dụ: bạn đang sở hữu một trang trại, tại thời điểm hiện tại thì nó chưa cho lợi nhuận, như sau này nó sẽ cho bạn nguồn thu, thì việc tài sản đó của bạn sẽ được ghi nhận tại thời điểm hiện tại, bạn dự tính nguồn tiền thu được là bao nhiêu.

Như vậy việc định giá tài sản là vô cùng phức tạp, cần phải dựa vào nhiều đầu giá khác nhau để bạn có thể thực hiện định giá đúng với tài sản đó.

Có thể bạn quan tâm: Thẩm định giá là gì? Vì sao thẩm định giá lại quan trọng?

3. Vấn đề định giá tài sản được pháp luật quy định ra sao?

Vấn đề định giá tài sản được pháp luật quy định ra sao?
Vấn đề định giá tài sản được pháp luật quy định ra sao?

Việc định giá tài sản không phải là một vấn đề đơn giản, nó cần phải được làm theo quy định của pháp luật hiện hành. Định giá tài sản là vấn đề được quy định trong bộ luật tố tụng dân sự. Bởi những hoạt động của định giá đều liên quan đến dân sự. Các quy định được thể hiện như sau:

- Đối với đương sự thì họ sẽ có quyền được cung cấp tài sản mà đang diễn ra tranh chấp, đương nhiên họ cũng có quyền được thỏa thuận về giá cả của tài sản mà đang tranh chấp đó.

- Việc các đương sự lựa chọn các tổ chức để định giá tài sản có thể dựa trên quyền của họ quyết định và thỏa thuận đối với việc định giá tài sản để có thể có thể cung cấp kết quả chính xác cho bên tòa án. Nghĩa là trong trường hợp này thì các đương sự có thể thỏa thuận với nhau để quyết định tổ chức định giá tài sản.

- Trong những trường hợp sau thì tòa án sẽ ra quyết định để thành lập một hội đồng định giá tài sản trang chấp:

+ Tòa án sẽ thành lập theo yêu cầu của một bên hoặc các bên đương sự. Tức là chỉ cần một bên yêu cầu là tòa án sẽ thành lập hội đồng luôn.

+ Trong trường hợp các bên đương sự không thể thống nhất và không thể thỏa thuận lựa chọn thẩm định giá tài sản, nói chung là khi các bên không thể thống nhất về thỏa thuận với nhau.

+ Trong trường hợp mà mức giá các bên thỏa thuận giá với nhau, hoặc do tổ một tổ chức định giá tài thấp hơn thị trường, việc này nhằm trốn nghĩa vụ với nhà nước thì tòa án cũng sẽ thành lập hội đồng định giá tài sản lại.

trình tự để thành lập một hội đồng định giá tài sản như thế nào?
Trình tự để thành lập một hội đồng định giá tài sản như thế nào?

Vậy trình tự để thành lập một hội đồng định giá tài sản như thế nào? Bạn có biết hay chưa? Hội đồng định giá tài sản sẽ được do tòa án thành lập, trong đó bao gồm những thành phần như sau: Chủ tịch hội đồng, đại diện của cơ quan tài chính, và các đại diện của các cơ quan có chuyên môn khác nữa. Đối với việc hội đồng định giá tài sản thì phải có đầy đủ các thành viên thì mới bắt đầu tiến hành được. Tức là nếu như thiếu một thành viên trong hội đồng thì cuộc định giá tài sản sẽ không được diễn ra. Đối với ủy ban nhân dân sẽ được mời với vai trò là người chứng kiến cuộc định giá đó. Về thời gian và địa điểm khi định giá thì phải cung cấp đầy đủ trước cho các bên đương sự biết, đương nhiên đối với các đương sự thì họ cũng có quyền được tham gia và đưa ra ý kiến về cuộc định giá tài sản đó. Tuy nhiên thì họ cũng chỉ được quyền đưa ra ý kiến còn đối với hội đồng định giá tài sản mới có quyền quyết định đối với tài sản đó.

- Đối với các thành viên trong hội đồng thẩm định cũng phải cử người đến tham gia và tạo điều kiện để họ thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ đối với người tham gia vào hội đồng đó chính là tham gia đầy đủ vào cuộc định giá, làm tròn nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Cơ quan quản lý sẽ trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn cử người tham gia buổi định giá đó. Trong trường hợp đối với những người tham gia mà nghỉ không có lý do chính đáng thì cần phải cử người khác thay thế sau đó báo lại với tòa án.

- Đối với việc tiến hành lập biên bản, trong biên bản phải ghi rõ ràng ý kiến của từng thành viên, đương sự. Khi quyết định của hội đồng định giá tài sản được chấp nhận là khi có quá nửa tổng số thành viên tham gia biểu quyết đồng ý. Tất cả những người tham gia vào thẩm định tài sản đó, bao gồm cả đương sự đều được ký tên vào biên bản.

- Nếu như trong quá trình định giá tài sản có những ý kiến, những căn cứ rằng việc định giá đó không đúng, không xác thực với giá trị của tài sản thì khi bắt đầu giải quyết vụ án đó sẽ thực hiện định giá tài sản.

Xem thêm: Các mẫu biên bản kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp theo quy định

4. Định giá tài sản theo nhu cầu của thông tin

Đối với một doanh nghiệp, nếu như hoạt động của họ tốt, vững mạnh thì họ sẽ được đánh giá thông qua những thông tin quan trọng, một trong những điều đó chính là khả năng thích ứng của các doanh nghiệp cùng với môi trường biến động và thay đổi thường xuyên. Một doanh nghiệp muốn tồn tại lâu trên thị trường thì cần phải dựa vào sự cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Định giá tài sản theo nhu cầu của thông tin
Định giá tài sản theo nhu cầu của thông tin

Nếu như doanh nghiệp thực hiện đo lường giá trị gốc cùng với giá trị hiện hành thì sẽ chứng tỏ được giá tài sản đầu vào của doanh nghiệp đó, còn gí trị thuần lại thể hiện được đầu ra của doanh nghiệp. Chính vì thế mà việc nắm bắt được các thông tin này sẽ giúp đỡ rất nhiều cho các nhà đầu tư và người cho vay, chính điều này cũng giúp đỡ doanh nghiệp đó khá nhiều.

Đối với một doanh nghiệp thì lợi nhuận được tính là tồn vốn có khoản thu nhập hoặc lỗ phát sinh từ giá trị tài sản đó như sau:

- Đối với thu nhập đã phát sinh trong các khoản bán tài sản trong lần kế toán trước

- Đối với thu nhập chưa có phát sinh từ các bán tài sản ở lần kế toán

Hy vọng với những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp cho bạn về định giá tài sản thì nó đã giúp ích cho bạn khá nhiều.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: