1. Giải mã thuật ngữ DMO
1.1. Quản lý điểm đến là gì?
Trước tiên, để trả lời được câu hỏi DMO là gì, ta hãy cùng tìm hiểu qua một khái niệm cơ bản đó là quản lý điểm đến.
Quản lý điểm đến được hiểu là một hoạt động mang tính tổng thể, bao quát mà trong đó bao gồm các khía cạnh nhỏ hơn như: tiếp thị, tour du lịch, khu lưu trú,...và sẽ được triển khai bằng một quy trình xuyên suốt, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
Việc thực hiện quản lý điểm đến sẽ mang lại những tích cực to lớn cho địa điểm du lịch đó thông qua các hoạt động quản lý mang tính chiến lược, hoạt động xúc tiến, quảng bá cũng như truyền tải.
Cơ cấu nhân sự trong một tổ chức quản lý điểm đến cũng đa dạng nhiều thành phần từ những người làm việc trong chính phủ, nhân lực trong ngành du lịch hay cả những doanh nghiệp địa phương.
DMO chính là tên viết tắt của một tổ chức chuyên thực hiện, duy trì các hoạt động trong quy trình quản lý điểm đến.
1.2. Khái niệm DMO là gì?
Destination Management Organazation hay còn nhắc đến bằng cái tên viết tắt DMO được biết đến là một Tổ chức hoạt động phi lợi nhuận chuyên thực hiện các hoạt động quản lý điểm đến.
DMO ra đời với nhiệm vụ đó là giúp cho các hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm đến có được sự tăng trưởng. Để thực hiện được điều này, các Tổ chức quản lý điểm đến sẽ lên kế hoạch, triển khai các hoạt động xúc tiến, tiếp thị, hoạt động truyền thông đến các nhóm khách hàng tiềm năng như: khách hàng có nhu cầu tổ chức hội nghị, khách du lịch đơn lẻ, những nhóm khách hàng du lịch hay thậm chí là các tổ chức.
Các Tổ chức Quản lý điểm đến thường xuyên thực hiện các chiến dịch tuyên truyền, gửi đi các thông điệp tích cực, ưu điểm có một không hai của từng điểm đến qua đó thu hút cũng như tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp cho mỗi khu du lịch trong nhận thức của các nhóm khách hàng tiềm năng.
DMO không những đem đến những giá trị tốt đẹp cho khách hàng, du khách tham quan, các tổ chức,... mà nó còn gây được sự chú ý với rất nhiều nhà tài trợ. Ta có thể khẳng định được điều đó bởi lẽ những hoạt động của Tổ chức quản lý điểm đến- DMO đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ về mặt kinh tế mà còn thúc đẩy sự cải thiện trong đời sống tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.3. Nguồn tài trợ chính của DMO
Là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, tài trợ chính của DMO có được qua 2 nguồn gồm tài trợ đến từ thuế thông qua việc thu mua giường, thuế tại mỗi khách sạn, từ nguồn trợ cấp bởi chính phủ hoặc từ chính các hoạt động quảng bá, truyền thông. Nguồn tài trợ thứ hai có thể kể đến là từ các thành viên được tài trợ. Nguồn tài trợ này có được từ phí thành viên được thu từ các nhân viên trong tổ chức.
1.4. Những ưu, nhược điểm của DMO
1.4.1. Những ưu điểm của DMO
Trước tiên, bằng việc luôn tiến hành, duy trì các hoạt động quảng bá toàn diện, nhanh chóng cho mỗi điểm du lịch, DMO đã góp phần không nhỏ trong việc làm tăng giá trị nhận diện tại mỗi điểm đến.
Trong quá trình thực hiện các chiến dịch này còn có sự có mặt của rất nhiều các bên liên quan như các doanh nghiệp du lịch địa phương, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, chính quyền địa phương,..đều góp phần làm tăng mức độ phủ sóng, độ nhận diện cũng như mức độ hài lòng và ưa thích trong lòng du khách tham quan.
Các hoạt động tương tác với từng nhóm khách hàng, tổ chức các hội nghị với chuyên gia, nghiên cứu đánh giá từng quy trình trước, trong, sau của mỗi chiến lược quảng bá cũng được Tổ chức quản lý điểm đến DMO thực hiện thường xuyên từ đó có được cái nhìn, đánh giá nhanh chóng, kịp thời và toàn diện mỗi một hoạt động xúc tiến, truyền thông.
Ngoài ra, Tổ chức quản lý điểm đến còn phân đoạn rất rõ ràng từng nhóm đối tượng khách hàng, công chúng mục tiêu cụ thể từ đó giúp cho việc triển khai các nội dung, thông điệp trong mỗi chiến dịch quảng bá đạt được hiệu quả truyền đạt tốt nhất.
1.4.2. DMO và các nhược điểm còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm được kể đến ở bên trên, DMO vẫn còn tồn tại một số những nhược điểm có thể được kể đến như sau.
Các tổ chức quản lý điểm đến phải cùng làm việc với những cơ quan địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch,...nên đôi khi gặp phải sự thiếu phối hợp giữa các bên, chưa xác định được rõ mục đích, mục tiêu hợp tác. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình làm việc, quảng bá và thậm chí mang lại ảnh hưởng tiêu cực cho hình ảnh của điểm du lịch.
Nhược điểm thứ hai cần đề cập đến đó là sự thiếu hụt về nguồn tài chính. DMO vốn là một tổ chức phi lợi nhuận, nguồn vốn hỗ trợ họ nhận được như đã đề cập ở phần trên đến từ hai nguồn chính là tài trợ và phí thành viên. Một số chiến dịch quảng bá cho các điểm đến cũng như chi phí thực hiện các hoạt động tại đây đôi khi quá cao, vượt ra khỏi mức kinh phí dự trù và gây khó khăn cho Tổ chức trong việc kêu gọi thêm nguồn tài trợ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng các hoạt động, chiến dịch diễn ra không được như mong muốn và chưa đạt được mục tiêu đã kỳ vọng.
2. DMO có vai trò gì với ngành du lịch
Khi nhắc đến DMO trong ngành du lịch, người ta có thể nhớ ngay đến những điểm sáng lợi ích mà nó mang lại. Quả không ngoa khi DMO luôn được coi là xương sống của các điểm đến du lịch.
Với mỗi cấp độ, chức năng khác nhau của từng điểm đến, Tổ chức quản lý điểm đến-DMO lại cung cấp các chiến lược, chính sách phát triển sản phẩm phù hợp nhằm thu hút các tệp khách tham quan với những đặc điểm khác nhau. Điều này đã giúp tạo ra những khác biệt về lợi thế cạnh tranh cho từng điểm du lịch, xây dựng văn hóa riêng biệt tại mỗi điểm đến, từ đó tạo ra những giá trị, độ nhận diện thương hiệu riêng cho từng khu du lịch.
3. DMO và DMC- Những khác biệt cơ bản nhất
Khi nhắc đến khái niệm DMO, nhiều người cũng có cho mình sự liên tưởng, thắc mắc với khái niệm DMC. Vậy giữa hai khái niệm này có những điểm gì khác nhau mà ta cần phân biệt.
DMC là tên viết tắt của Destination Management Company. Ngay từ cái tên ta đã có thể nhìn ra được điểm khác biệt trong cơ cấu tổ chức. Trong khi DMO được hiểu là một Tổ chức quản lý điểm đến thì DMC được coi là một Công ty quản lý điểm đến.
Các công ty quản lý điểm đến - DMC thường tập trung vào việc tổ chức sự kiện hơn là các khâu đặt khách sạn hay lựa chọn các điểm du lịch.
Khi đặt hai khái niệm này cạnh nhau, ta có thể thấy những am hiểm hay kiến thức về địa phương của DMO có phần nhiều hơn so với DMC.
Điểm khác biệt lớn thứ hai cần được kể đến đó chính là mọi hoạt động của DMC đều góp phần mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp trong khi DMO được biết đến là một tổ chức phi lợi nhuận.
Đối tượng hợp tác của DMC không chỉ giới hạn là những khách sạn, khu nghỉ dưỡng,... mà đôi khi họ cũng phải làm việc với các Tổ chức quản lý điểm đến DMO khi cần những thông tin, kiến thức cụ thể hơn về địa phương đó.
Với những khác biệt là vậy nhưng cả DMO và DMC đều có mục tiêu chhung là mang lại những lợi ích, giá trị tốt nhất cho khách hàng, du khách và góp phần làm nổi bật điểm đến, khu du lịch.
Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã trả lời cho bạn câu hỏi DMO là gì? và cung cấp thêm những thông tin cơ bản nhất về Tổ chức quản lý điểm đến - DMO. Hy vọng bài viết trên sẽ thật hữu ích với các bạn. Và đừng quên theo dõi thêm các bài viết với đa dạng các chủ đề hữu ích khác tại topcvai.com nhé!
Tham gia bình luận ngay!