1. Đối thủ cạnh tranh là gì
Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp cùng hoạt động trên cùng một phân khúc thị trường và thỏa mãn cùng một nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng. Hiểu đơn giản hơn thì họ là những đối thủ mà có thể khiến bạn bị ngáng đường trên thương trường. Và để có thể chiến thắng được những đối thủ cạnh tranh kia thì doanh nghiệp hay bạn cần phải có những chiến lược hiệu quả và phù hợp.
2. Lý do gì cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh?
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp cho bản thân doanh nghiệp có thể hiểu được những bước tiếp theo của đối thủ. Việc này có ý nghĩa về những chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp.
Khi hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh thì, doanh nghiệp mới dễ dàng đưa ra được những sản phẩm phù hợp, giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường và giành chiến thắng trong những cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau.
Việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp hiểu rõ được những ưu điểm và nhược điểm của đối thủ và cũng là khung tham chiếu cho bản thân của doanh nghiệp giúp họ ngày càng hoàn thiện, chỉnh chu hơn trong từng sản phẩm.
3. Phân tích về những gì của đối thủ cạnh tranh?
3.1. Nhận diện đối thủ cạnh tranh
Để có thể phân tích được tình hình các đối thủ cạnh tranh thì trước hết việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm đó là phải nhận biết được các đối thủ của mình là ai.Khi muốn nhận biết được đối thủ của mình thì một trong những điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm là xác định mức độ cạnh tranh của đối thủ.
Có nhiều loại cạnh tranh khác nhau nhưng về cơ bản thì có 3 loại mức độ cạnh tranh mà doanh nghiệp cần lưu ý:
+ Cạnh tranh nhu cầu: Khi nhu cầu nảy sinh thì khách hàng sẽ mua sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu đó. Đối thủ ở mức độ cạnh tranh này là những cá nhân, tổ chức theo đuổi cùng một loại nhu cầu với cùng một tệp khách hàng mà doanh nghiệp của bạn đang hướng đến.
+ Cạnh tranh sử dụng: Sự cạnh tranh này đến từ việc thay thế sản phẩm trong sử dụng cùng để thỏa mãn một nhu cầu nhất định. Đây có thể coi là sự cạnh tranh khác ngành giữa các doanh nghiệp.
+ Cạnh tranh trong ngành: Trong cùng một ngành các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau cùng một loại sản phẩm, hàng hóa. Sự cạnh tranh này thường được gọi là quảng cáo, truyền thông, chiến lược cải tiến sản phẩm.
3.2. Tiêu chí khi phân tích chiến lược ĐTCT
Bây giờ khi bạn đã biết được đối thủ của mình là ai trên thị trường thì việc tiếp theo mà bạn cần phải làm đó là xác định chiến lược của đối thủ. Để nghiên cứu được chiến lược của đối thủ thì ta nên chú ý vào những tiêu chí sau:
+ Tổng quan về đối thủ: Những thông tin giúp nắm bắt được toàn bộ những thứ liên quan như quy mô, bộ máy hoạt động của đối thủ.
+ Kênh phân phối của đối thủ: Các đặc điểm cần lưu ý tới khi nghiên cứu đối thủ về vấn đề này là cấu trúc kênh và cách thức hoạt động của nó để có thể hiểu hơn về kênh phân phối của đối thủ.
+ Kênh truyền thông: Đối thủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm khách hàng của bạn thông qua các hoạt động truyền thông, marketing online, offline và sự kiện sản phẩm của họ.
+ Nhận thức của khách hàng về đối thủ: Lập kế hoạch để tiếp cận khách hàng và thu hồi những phản ứng của họ về đối thủ là một cách làm hiệu quả giúp bạn và doanh nghiệp có thể đúc kết được những kinh nghiệm từ những phản hồi tốt, không tốt về đối thủ và trở thành một khung tham chiếu cho chính doanh nghiệp của bạn.
3.3. Những điều đáng lưu ý khi phân tích đối thủ cạnh tranh
+ Thời gian: Thời gian dùng để phân tích đối thủ cạnh tranh là phải đủ dài. Đây là cả một quá trình mà nó cần phải diễn ra liên tục và nó có tính chấp lặp lại.
+ Định hướng đúng đắn từ lúc ban đầu: Không có định hướng và mục tiêu cụ thể sẽ khiên cho việc thu thập dữ liệu về đối thủ trở nên hỗn loạn. Doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một mục tiêu rõ ràng, dúng đắn để phân tích đối thủ của mình.
+ Đầu tư để nắm vững thông tin: Phân tích đối thủ cạnh tranh là một công việc cần nhiều sự đầu tư về mặt thông tin dữ liệu. Việc được đầu tư đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp có thể đơn giản hóa những dữ liệu từ đối thủ giúp đưa ra được những kết luận chuẩn xác cho các chiến lược kinh doanh sau này của doanh nghiệp.
Việc lưu ý vào những tiêu chí này giúp cho doanh nghiệp của bạn sẽ có được những cái nhìn chính xác hơn về đối thủ cũng như là những hoạt động bên trong của doanh nghiệp.
4. Loại đối thủ cạnh tranh
Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến đó là việc phát hiện ra được đối thủ cạnh tranh là một việc đơn giản. Tuy ai cũng có thể biết được rằng đối thủ cạnh tranh của Samsung chính là Apple hay có thể nhắc đến bộ đôi huyền thoại Coca Cola và Pepsi, nhưng đó chỉ là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp còn trên thực tế còn có cả những loại đối thủ cạnh tranh khác nữa.
+ Đối thủ trực tiếp: Những cá nhân, tổ chức có cùng phân khúc khách hàng, có cùng chủng loại sản phẩm, với mức giá tương đồng nhau trong phân khúc thị trường đó. Ví dụ: Puma và Adidas là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau.
+ Đối thủ gián tiếp: Là đối thủ mà tuy không cùng cung cấp những sản phẩm dịch vụ và hàng hóa nhưng chính những sản phẩm đó lại đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đối với số lượng sản phẩm như hiện nay thì khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn các sản phẩm thay thế khi mà sản phẩm doanh nghiệp của bạn không đủ yêu cầu để đáp ứng những cái nhu cầu của họ. Ví dụ: những tài xế công nghệ như là Grab, gojerk,… đang làm mất đi việc làm của những tài xế truyền thống hiện nay.
+ Đối thủ tiềm năng: Những đối thủ có khả năng cạnh tranh trong một phân khúc mà khách hàng chưa nhận ra, chưa gia nhập.
Họ cũng có thể trở thành những đối tác tiềm năng nếu họ chọn chiến lược mở rộng kinh doanh. Ví dụ: Gatorade và Under Armour là hai công ty Mỹ tiêu biểu cho việc từ đối thủ tiềm năng trở thành đối tác.
Bên cạnh đó cũng có những đối thủ chưa được ra ngoài ánh sáng nhưng nguy cơ tiềm ẩn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối với các đối thủ này là rất cao nên doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đến điều này.
5. Kết luận
Trên đây là những thông tin mà topcvai.com đã mang đến cho các bạn để giúp các bạn có thể trả lời được câu hỏi: Đối thủ cạnh tranh là gì? Tầm quan trọng của việc phân tích đối thủ cạnh tranh, làm sao để có thể phân tích được đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả, những điều cần lưu ý khi phân tích đối thủ. Mong rằng doanh nghiệp của bạn sẽ đạt được nhiều thành công trong kinh doanh và đánh bại được mọi đối thủ của mình!
Tham gia bình luận ngay!