1. Khái niệm cần biết về đơn tố cáo là gì?
Trong cuộc sống, chắc hẳn chúng ta đã gặp rất nhiều trường hợp có những hành vi vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng hoặc chính bản thân của chúng ta. Vậy, đơn tố cáo là gì? Đơn tố cáo dành cho những đối tượng như thế nào?
Thứ nhất, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm của đơn tố cáo. Để hiểu đơn tố cáo là gì thì các bạn cần hiểu rõ bản chất của tố cáo là gì? Trong Luật tố cáo cáo định nghĩa về tố cáo như sau:
“Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.(Trích Luật tố cáo năm 2018, Khoản 1, Điều 2)
Như vậy, tố cáo chính là một cá nhân nào đó báo tin cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý về hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng tới cá nhân, tập thể hoặc lợi ích của Nhà nước…
Đơn tố cáo là loại văn bản hành chính được sử dụng để thực hiện việc tố cáo hành vi của một cá nhân, tập thể hay tổ chức nào đó có hành vi vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng tới cá nhân đó, gây ảnh hưởng tới Nhà nước và lợi ích hợp pháp của tổ chức…
Đơn tố cáo thể hiện được quyền công dân về việc lên án những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng tới cá nhân và tập thể cho cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết trường hợp bị tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật.
Công dân được thực hiện quyền tố cáo đối với những trường hợp nào?
Những trường hợp là các cơ quan, tổ chức, cá nhân… có những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các cá nhân, tổ chức, Nhà nước thì công dân có thể thực hiện tố cáo và gửi đơn tố cáo tới cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết vụ việc tố cáo.
Nếu các trường hợp có các hành vi sau thì công dân có quyền được viết đơn tố cáo:
Một, trường hợp các cán bộ, công nhân viên chức trong một cơ quan, tập thể đang thực hiện nhiệm vụ được giao có hành vi vi phạm pháp luật thì công dân có quyền làm đơn tố cáo những cán bộ, công nhân viên chức này đến cơ quan có thẩm quyền.
Hai, đối với những trường hợp không phải là cán bộ, công nhân viên chức, hoặc không còn là cán bộ, công nhân viên chức mà vi phạm pháp luật trong thời gian còn là cán bộ, công nhân viên chức thì công dân vẫn có thể làm đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của họ trong thời gian còn làm việc, nhận nhiệm vụ.
Xem thêm: Tìm việc làm chuyên viên tư vấn luật nhanh theo địa điểm, mức lương và công ty mà bạn mong muốn tại topcvai.com
2. Những nội dung cần có trong đơn tố cáo
Nếu bạn muốn tố cáo ai đó hoặc tổ chức nào đó vi phạm pháp luật thì bạn cần phải viết đơn tố cáo. Đơn tố cáo không phải muốn viết thế nào cũng được mà cần phải có nội dung và bố cục rõ ràng theo quy định của pháp luật, quan trọng nhất vẫn là nội dung tố cáo để các cơ quan chức năng có thể biết được vấn đề vụ việc mà bạn cần tố cáo là gì.
Dưới đây là nội dung đơn tố cáo cần có, các bạn cần nắm rõ để tiến hành viết đơn tố cáo đúng quy định của pháp luật.
- Đơn tố cáo cần phải được ghi rõ họ và tên người tố cáo.
- Địa chỉ chỗ ở hiện tại, quê quán.
- Ngày, tháng và năm mà người viết đơn tố cáo tiến hành viết.
- Nội dung vụ việc cần tố cáo.
- Chữ ký chính xác của người viết đơn tố cáo.
- ...
Đối với các trường hợp nhiều người cùng làm đơn tố cáo đó thì trong đơn tố cáo cần phải ghi đầy đủ họ và tên của từng người tham gia tố cáo, chữ ký của từng người tham gia tố cáo. Đồng thời ghi rõ ràng các thông tin như trên đối với người đứng ra làm đại diện để trình đơn tố cáo về vụ việc được tố cáo.
Đọc ngay: Khiếu kiện là gì? Tổng hợp những thông tin mà bạn cần biết
3. Những quy trình xử lý đơn tố cáo
Đơn tố cáo sau khi được gửi lên cơ quan chức năng thì những cán bộ có thẩm quyền xử lý đơn tố cáo cần xử lý tuân theo quy trình mà pháp luật đã quy định để đảm bảo tính nhất quán và xác minh thông tin tố cáo là chân thực. Dưới đây là quy trình xử lý hồ sơ tố cáo.
3.1. Quy trình xử lý hồ sơ tố cáo của công an
Theo điều 8 của Luật tố cáo, cán bộ công an sẽ tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo và giải quyết đơn tố cáo đó như sau:
- Đối với trường hợp khi gửi đơn tố cáo mà chưa nhận được thông báo về việc giải quyết đơn tố cáo và đơn tố cáo đó đã quá thời hạn xử lý, vụ việc vẫn chưa được giải quyết thì yêu cầu cán bộ có trách nhiệm xử lý đơn tố cáo đó phải đứng ra giải quyết kèm với yêu cầu cán bộ đó báo cáo rõ lý do tại sao chưa giải quyết đơn tố cáo đó cho cấp trên.
- Đối với đơn tố cáo đã được giải quyết và phát hiện ra vấn đề trong vụ việc tố cáo đó có ảnh hưởng tới kết quả giải quyết vấn đề thì cán bộ có trách nhiệm giải quyết đơn tố cáo đó cần phải tiếp tục tiến hành giải quyết đơn tố cáo đỏ.
- Đối với trường hợp đơn tố cáo được gửi lên cơ quan chức năng mà cán bộ phụ trách tiến hành xử lý không phát hiện ra các dấu hiệu vi phạm pháp luật như trong đơn tố cáo thì đơn tố cáo đó sẽ không được thụ lý giải quyết và gửi thông báo bằng văn bản đến người tố cáo hoặc các cơ quan tổ chức tố cáo.
Thời hạn để cơ quan chức năng tiến hành xử lý vụ việc trong đơn tố cáo có thời gian không vượt quá 30 ngày (kể từ ngày hồ sơ tố cáo được cơ quan chức năng thụ lý). Trường hợp các vụ việc được tố cáo mang tính chất phức tạp và nghiêm trọng thì cơ quan chức năng cần gia hạn thêm thời gian giải quyết và tiến hành giải quyết tố cáo hai lần trong vòng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc tố cáo và có thông báo rõ ràng bằng văn bản về thời gian gia hạn xử lý vụ việc tố cáo.
3.2. Quy trình xử lý đơn tố cáo của UBND cấp xã
Khi đơn tố cáo được gửi về UBND xã thì UBND xã có trách nhiệm xử lý đơn tố cáo theo quy trình như sau:
3.2.1. Tiếp nhận và xác minh thông tin trong đơn tố cáo
Đơn tố cáo sẽ được gửi lên chủ tịch xã, sau khi chủ tịch xã nắm được các thông tin người tố cáo và vụ việc tố cáo trong đơn thì sẽ chuyển đơn tố cáo về các bộ phận xử lý đơn.
Thời hạn để UBND cấp xã xử lý đơn tố cáo trong vòng 60 ngày kể từ ngày đơn tố cáo được thụ lý. Trường hợp vụ việc tố cáo có tính chất phức tạp thì sẽ tăng thời gian giải quyết vụ việc thêm 30 ngày nữa, tức là 90 ngày.
3.2.2. Xác minh vụ việc tố cáo
Khi đơn tố cáo đã được thụ lý, người có thẩm quyền giải quyết tại UBND xã sẽ xác minh tính đúng đắn của vụ việc, hoặc giao vụ việc đó cho cơ quan điều tra, thanh tra của Nhà nước hoặc là các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm để xác minh lại thông tin tố cáo trong đơn.
Để xác minh thông tin thì người xác minh cần phải sử dụng những biện pháp để thu thập thông tin, sử dụng tài liệu, sử dụng lời khai… tất cả quá trình xác minh cần được ghi lại thành văn bản để làm vật chứng lưu vào hồ sơ vụ việc.
3.2.3. Kết luận
Kết luận nội dung tố cáo cần được ghi chép thành văn bản để lưu vào hồ sơ tố cáo do người có thẩm quyền xác minh vụ việc thực hiện.
3.2.4. Xử lý vụ việc tố cáo theo kết quả xác minh
Người giải quyết vụ việc báo cáo cần phải căn cứ vào kết luận về nội dung của đơn tố cáo để tiến hành xử lý đơn tố cáo đó như sau:
- Thu hồi tiền, kỷ luật hoặc xử phạt về hành chính… đối với các trường hợp vi phạm pháp luật, làm trái nhiệm vụ được giao gây ảnh hưởng tới quyền lợi của cá nhân, tổ chức, tập thể…
- Buộc cá nhân bị tố cáo khắc phục hậu quả gây ra khi vi phạm quy định về công vụ, nhiệm vụ…
- Chuyển hồ sơ tố cáo và hành vi vi phạm pháp luật về cơ quan điều tra khi hành vi đó được cấu thành tội phạm.
3.2.5. Thông báo kết luận về vụ việc được tố cáo
Người có trách nhiệm và thẩm quyền xử lý vụ việc tố cáo cần phải công khai về kết luận đã được xử lý, các quyết định về việc xử lý hành vi vi phạm đó bằng văn bản cho người tố cáo và người bị tố cáo trong vòng 10 ngày kể từ ngày có kết luận giải quyết vụ việc tố cáo.
Tham khảo: [Giải đáp] Những thắc mắc liên quan đến Viện kiểm sát là gì?
4. Cách để rút lại đơn tố cáo
Theo Điều 4 của Nghị định số 31/2019/NĐ-CP về việc rút lại đơn tố cáo sau khi gửi đơn tố cáo lên các cơ quan chức năng có quy định như sau:
- Đối với người thực hiện viết và gửi đơn tố cáo sẽ có quyền để rút một phần vụ việc trong đơn tố cáo hoặc rút toàn bộ nội dung của đơn tố cáo. Điều kiện là trước khi cơ quan chức năng đưa ra kết luận về vụ việc tố cáo. Người rút đơn cần thực hiện bằng văn bản có ghi rõ ngày, tháng, năm rút đơn; họ và tên kèm địa chỉ người rút đơn; nội dung của đơn tố cáo; chữ ký của người rút đơn. Sau đó người có trách nhiệm xử lý đơn tố cáo sẽ lập biên bản về việc rút đơn và người rút đơn sẽ phải ký vào biên bản đó.
- Đối với trường hợp đơn tố cáo được nhiều người thực hiện, nếu có một số người trong đơn muốn rút đơn tố cáo thì cần phải tiến hành thực hiện việc rút đơn theo quy định của pháp luật, do người tiếp nhận việc rút đơn hướng dẫn. Còn nếu toàn bộ người làm đơn tố cáo muốn rút đơn thì chỉ cần người đại diện tiến hành các thủ tục rút đơn tố cáo, có chữ kỹ của người đại diện hoặc của tất cả những người làm đơn.
- Đối với trường hợp người làm đơn tố cáo muốn rút đơn nhưng cơ quan chức năng có thẩm quyền lại phát hiện vụ việc trong đơn là chính xác và có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xét thêm về việc có thể có căn cứ về vấn đề người tố cáo vị đe dọa, mua chuộc thì đơn tố cáo vẫn được tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp người tố cáo cố tình tố cáo để vu khống người/tổ chức bị tố cáo muốn rút đơn thì đơn vẫn tiếp tục được giải quyết để xem xét và xử lý hành vi vu khống sau khi đã có kết luận đối với đơn tố cáo.
Như thế, những thông tin trên đây đã trình bày rõ về đơn tố cáo giúp các bạn hiểu đơn tố cáo là gì và những quy trình xử lý đơn tố cáo của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. topcvai.com rất mong sự đóng góp của quý bạn đọc để bài viết được đầy đủ hơn.
Tham gia bình luận ngay!