1. Đơn xin ứng tuyển là gì?
Bạn là ứng viên đang đi xin việc. Bạn đã tìm được vị trí công việc phù hợp với năng lực bản thân ở một số đơn vị tuyển dụng và giờ đây bạn đang cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc có đầy đủ giấy tờ cần thiết cung cấp thông tin tới nhà tuyển dụng để họ nhận ra năng lực của bạn cũng như nguyện vọng được làm việc trong công ty. Vậy bạn đã biết trong bộ hồ sơ xin việc cần những giấy tờ nào chưa? Ngoài CV xin việc – nơi bạn thể hiện năng lực, kinh nghiệm làm việc, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để nhà tuyển dụng có cơ sở đánh giá năng lực của từng ứng viên từ đó giúp họ tuyển chọn được lao động phù hợp với vị trí công việc thì bạn cần chuẩn bị đơn đăng ký ứng tuyển giúp bộ hồ sơ xin việc của bạn hoàn hảo hơn. Nhưng bạn đã biết đơn ứng tuyển là gì chưa?
Thực tế thấy rằng ứng viên xin việc hiện nay thường chỉ quan tâm và chuẩn bị một bản CV xin việc rất chuyên nghiệp, hoàn hảo mọi chi tiết nhưng khi nộp đi ứng tuyển, bạn vẫn không nhận được thông trúng tuyển. Bạn nghĩ lý do là gì? Do thiếu kinh nghiệm làm việc? Do năng lực bản thân chưa đủ? Có lẽ hồ sơ xin việc của bạn có thiếu sót hay không? Đó có thể là một trong những nguyên do vì sao trình độ chuyên môn của bạn không phù hợp với công việc ứng tuyển. Năng lực của bạn phù hợp và ứng viên khác cũng vậy nhưng nhà tuyển dụng chọn đối phương mà không chọn bạn bởi họ thấy được tinh thần gắn bó với công việc, nguyện vọng được làm việc tại Công ty trong đơn ứng tuyển xin việc – một văn bản quan trọng mà bạn thiếu sót trong khâu chuẩn bị.
Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trong môi trường làm việc chuyên nghiệp họ cần ứng viên cũng phải chuyên ngay từ bước ứng tuyển đầu tiên. Họ để ý tới bộ hồ sơ xin việc – công cụ giúp họ đánh giá và có cái nhìn toàn cảnh về những ứng viên của mình khi chưa được gặp mặt, tiếp xúc trực tiếp với ứng viên. Các chuyên gia tuyển dụng đánh giá ứng viên của mình qua bản CV xin việc, quan tâm tới thái độ khi làm việc của nhân viên trong tờ đơn xin ứng tuyển vào Công ty. Đây chính là hai loại giấy tờ bắt buộc ứng viên phải có trong hồ sơ xin việc làm.
Còn tại Việt Nam hiện nay thì sao? Nền kinh tế nước ta đang phát triển với chủ trương hội nhập với nền kinh tế thế giới cho phép các doanh nghiệp tiếp thu cái hay trong kinh doanh của các nước phát triển trong đó doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt quan tâm tới cách mà doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng nhân viên. Vì thế việc lĩnh hội bí quyết tuyển dụng để đánh giá người tài đang được Việt Nam tích cực áp dụng. Và nếu bạn là ứng viên đừng quên chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ đầy đủ giấy tờ cần thiết trước khi “apply” tới nhà tuyển dụng cùng một tờ đơn ứng tuyển hay.
Đừng quá lo lắng nếu bạn chưa có ý tưởng để làm đơn ứng tuyển bởi đã có topcvai.com luôn bên cạnh hỗ trợ bạn mọi lúc, mọi nơi trên hành trình tìm việc mọi ngành nghề. Dưới đây sẽ là hướng dẫn cách viết đơn ứng tuyển công việc để bạn có thể tạo cho bản thân một mẫu đơn ứng tuyển chuẩn chinh phục yêu cầu của nhà tuyển dụng.
2. Cách viết đơn ứng tuyển hoàn hảo
2.1. Viết mục đích viết đơn xin ứng tuyển việc làm
Cấu trúc chung của một văn bản không thể thiếu quốc hiệu tiêu ngữ và tên tờ đơn bạn định viết, tiếp đó sẽ là lời kính gửi tới ai, giới thiệu tên, tuổi và địa chỉ đang cư trú. Phần kiến thức đơn giản, cách trình bày dễ dàng vậy nên với trình độ chuyên môn như bạn chắc chắn trình bày phần này không làm khó được bạn.
Nối tiếp bên dưới nội dung trình bày trên bạn cần nêu ra mục đích mình viết đơn ứng tuyển. Để dễ dàng hơn khi viết mục đích bạn hãy trả lời câu hỏi mà tự bản thân đặt ra như: Đơn ứng tuyển bạn tạo ra để làm gì? Bạn biết tới công việc này từ đâu? Đơn ứng tuyển xin việc bạn tạo ra với mong muốn chinh phục quyết định của nhà tuyển dụng và bạn có thể viết nội dung như sau:
“Qua website topcvai.com, tôi được biết Công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại vị trí Nhân viên... Hiện tại tôi cảm thấy bản thân có những yếu tố phù hợp với công việc này nên viết đơn này kính mong công ty xem xét và chấp thuận nguyện vọng của tôi…”
Đoạn mở đầu rất quan trọng bởi nó có ảnh hưởng tới quyết định đọc hay không đọc một bài viết, một văn bản,… Vì thế nếu bạn làm hài lòng được nhà tuyển dụng ngay từ những câu chữ đầu tiên này, một phần cơ hội đang ghé sát bạn rồi đó.
2.2. Lợi ích khi công ty tuyển dụng bạn – phần thuyết phục nhà tuyển dụng trong đơn ứng tuyển việc làm
Phần nội dung được đặt ở phần chính giữa cho thấy tầm quan trọng và tính quyết định tới đánh giá của nhà tuyển dụng. Đây sẽ là phần bạn tự PR bản thân mình với những lý do thuyết phục nhà tuyển dụng. Những khả năng, kinh nghiệm cũng như trình độ học vấn được bạn nêu ngắn gọn trong bản CV thì đây sẽ là nơi phù hợp để bạn triển khai chi tiết thông tin. Cụ thể như:
“Tôi vừa tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội vào tháng 5/2024 chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Mặc dù mới ra trường và chưa chính thức làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh ở bất cứ công ty nào nhưng tôi nhận thấy bản thân là người có tinh thần học hỏi tích cực và quá trình đi thực tập được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế,…”
Cách viết này bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng có nhiều thông tin hơn để đánh giá năng lực của bạn quan trọng là để họ thấy được năng lực làm việc của bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí công việc Công ty đang tuyển dụng. Vì thế đây chính là phần tạo cho bạn cơ hội gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về bản thân. Tuy nhiên khi trình bày phần này bạn rất dễ mắc lỗi khi không để ý bạn có thể bị trùng lặp nội dung trong bản CV vậy nên hãy chắc chắn rằng bạn không lặp lại nguyên văn những gì mình đã viết trong CV xin việc. Nếu bạn biết sáng tạo nội dung theo một bộ khung chung khi đọc các giấy tờ trong bộ hồ sơ nhà tuyển dụng sẽ không bị cảm giác nhàm chán ngược lại bạn còn cho họ thấy một bức tranh phong cảnh với nhiều chi tiết đặc sắc.
Bên cạnh đó, bạn nên tận dụng “mảnh đất” này để liệt kê một số công việc liên quan tới ví trí hiện tại bạn ứng tuyển mà trước đây đã làm cùng các kỹ năng là điểm mạnh của bản thân để nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn về bạn. Đôi khi những phẩm chất trong công việc, thái độ trong công việc mà nếu bạn cẩn thận trình bày trong mẫu đơn ứng tuyển xin việc lại khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng về ứng viên của mình. Đừng bỏ qua những điều nhỏ nhặt nhất, hãy tận dụng nó để tự tạo nên những điều khác biệt cho bạn nhé.
Tham khảo: Mẫu thư xin việc
2.3. Tinh thần gắn bó với công việc và cảm ơn chân thành tới nhà tuyển dụng
Phần này chính là phần mà nguyện vọng làm việc của bạn được trình tới nhà tuyển dụng. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay mong muốn hạn chế tuyển nhân viên mới bởi họ sẽ mất thời gian đào tạo cho nhân viên quen với công việc vì thế họ rất hy vọng tuyển được ứng viên có thể gắn bó lâu dài với Công ty. Các chuyên gia tuyển dụng sẽ ấn tượng với bạn nếu trong mẫu đơn ứng tuyển vào Công ty bạn thể hiện được tinh thần gắn bó với công việc. Họ sẽ không dễ gì bỏ qua và có thể bạn sẽ nhận được ngay cuộc gọi hẹn lịch phỏng vấn từ đơn vị tuyển dụng. Tuy nhiên phải luôn thể hiện tâm ý và tôn trọng nhà tuyển dụng bởi họ là người quyết định tới tương lai công việc của bạn đó. Gợi ý bạn có thể viết:
“Tôi rất mong muốn được làm việc tại Công ty để có cơ hội phát triển các kỹ năng của bản thân, được vận dụng những kiến thức còn nóng hổi vào thực tế, đồng thời tích lũy kinh nghiệm quan trọng để giúp bản thân thăng tiến hơn trong công việc,… “
Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn khi chuẩn bị đơn ứng tuyển bạn có thể tìm tới internet để tham khảo đơn ứng tuyển mẫu hoặc ngay trên topcvai.com này hãy tạo đơn ứng tuyển theo mẫu đã được chuẩn bị sẵn rồi đăng ký tài khoản để tạo đơn ứng tuyển với các mẫu đơn xin ứng tuyển online và download mẫu đơn ứng tuyển hay nhất về bổ sung cho bộ hồ sơ xin việc thêm hoàn chỉnh.
Hoặc bạn có thể download mẫu đơn ứng tuyển ngay tại đây:
vào tất cả các chứng chỉ và bằng cấp liên quan. Hãy chắc chắn rằng hồ sơ xin việc của bạn hoàn hảo nhất bằng cách đính kèm vào tất cả các chứng chỉ và bằng cấp liên quan. đơn ứng tuyển chuẩn trước khi gửi tới nhà tuyển dụng. Cơ hội việc làm của bạn sẽ luôn được đảm bảo nếu bạn chủ động tiếp cận thông minh các nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công!
Tham gia bình luận ngay!