1. Cách viết đơn xin việc bảo vệ đúng chuẩn
1.1. Mở đầu của đơn xin việc
Phần mở đầu của đơn xin việc không quá khó viết, và không phải so đo tính toán suy nghĩ gì nhiều. Đơn xin việc hay bất kỳ văn bản hành chính nào cũng không thể thiếu Quốc hiệu và Tiêu ngữ. Cách thức trình bày có lẽ không cần phải nói nhiều nữa khi đã là công dân Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn nên nhắc lại cho những ai chưa biết. Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, phía dưới là tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Tiêu đề đơn là “ĐƠN XIN VIỆC”. Những dòng này được căn chỉnh ở giữa, tránh để chúng ở bất kì một vị trí nào khác sẽ khiến cho hình thức của đơn xin việc mất điểm trầm trọng.
Khi gặp bất cứ ai, chúng ta không thể quên lời chào hỏi họ. Ở đơn xin việc cũng thế, bạn nên viết một lời chào lịch sự đến người nhận “bức thư”. Đấy chính là tên công ty, ban giám đốc hoặc bộ phận nhân sự nơi bạn muốn vào làm việc. Ví dụ:
- Kính gửi: Tập đoàn ABC
- Kính gửi: Ông/bà Nguyễn Văn A - Trưởng phòng nhân sự khách sạn XYZ.
- Kính gửi: Ban Giám đốc công ty Hoa Sen.
Đồng kính gửi phòng nhân sự công ty Hoa Sen.
Cũng giống như khi tiếp xúc với một người mới quen biết, bạn cần giới thiệu qua về bản thân cho đối phương. Trong đơn xin việc cũng vậy, hãy viết vào đây họ tên và ngày sinh, quê quán, nơi ở hiện tại của bạn. Lưu ý rằng, không nên viết quá nhiều thông tin cá nhân vì nó đã được ghi trong hồ sơ xin việc, tránh gây nhiễu thông tin cho nhà tuyển dụng, sẽ bị một điểm trừ trong mắt họ.
Đọc ngay: [Bỏ túi] Bí quyết viết nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc
1.2. Nội dung đơn xin việc
Đây chính là phần quan trọng nhất của đơn xin việc bảo vệ. Tại đây, hãy chứng minh sự quan tâm của bạn đến chi tiết công việc và thể hiện sự đóng góp hết mình cho cơ quan, tổ chức, khách sạn, công ty, tập đoàn...
1.2.1. Lý do biết đến công ty, cùng với kinh nghiệm dẫn dắt đến tiềm năng trong đơn xin việc bảo vệ
Bao giờ cũng vậy, trước khi lựa chọn theo một nghề nghiệp nào đó, bạn phải xem xét, cân nhắc trước những yếu tố mà công việc ấy đặt ra là gì, để biết được mình có thật sự đủ khả năng làm tốt công việc đó hay không. Vậy nên trước hết, bạn trình bày hình thức nào biết đến tin tuyển dụng và bày tỏ nguyện vọng của mình được xin vào vị trí nào. Nhà tuyển dụng rất muốn biết đâu là hình thức “chiêu mộ” ứng viên hiệu quả nhất, góp phần định hướng phát triển công ty, doanh nghiệp, việc này giúp bạn được cộng điểm trong đơn xin việc. Hãy viết vào đây lý do vắn tắt tại sao bạn chọn công việc này. Lưu ý rằng đừng quá trung thực mà đề cập đến nhiều mục đích cá nhân như thu nhập hay mức lương, sẽ khiến cho nhà tuyển dụng dễ dàng mất thiện cảm với đơn xin việc của bạn. Thay vào đó, hãy nêu lên những giá trị hữu ích mà bạn được nhận từ công việc như kinh nghiệm hay cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Đừng quên viết vào đơn của mình một cách tổng quát về kinh nghiệm, hoạt động xã hội. Đối với đơn xin việc làm bảo vệ, yếu tố bằng cấp trở nên lép vế hơn. Trong lĩnh vực ngành nghề này nên bạn chỉ cần nêu 1 câu ngắn gọn về trình độ học vấn của mình tốt nghiệp cấp bậc nào: trung học phổ thông, cao đẳng hay đại học,… Nếu là tốt nghiệp ở hệ cao đẳng đại học thì ghi chuyên ngành tốt nghiệp cụ thể. Chẳng hạn như:
“Thông qua website topcvai.com, tôi được biết Tập đoàn ABC đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên bảo vệ. Với kinh nghiệm 1 năm đã làm ở vị trí này trước đó, tôi nhận thấy mình có đủ năng lực và kỹ năng phù hợp với vị trí trên. Vì vậy tôi viết đơn này xin được gia nhập đội ngũ nhân viên năng động, chuyên nghiệp của Tập đoàn. Tôi đã tốt nghiệp trung học phổ thông và hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người học sinh”.
1.2.2. Các kỹ năng không thể thiếu trong đơn xin việc bảo vệ
Bạn chưa có kinh nghiệm trong công việc, nhà tuyển dụng có thể châm trước cho bạn, vì sau khi vào làm, bạn có thể lấp đầy chỗ trống đó. Nhưng nếu bạn chưa có những kỹ năng, đó là một thiếu sót, là lỗ hổng lớn khi ứng tuyển. Đây chính là nơi nhà tuyển dụng đánh giá tốt hơn những khả năng tiềm tàng bên trong bạn. Có thể nói, khi bạn có những kinh nghiệm phù hợp với ngành nghề thì đồng nghĩa với việc bạn đã nắm giữ chìa khóa dễ dàng có cơ hội bước chân vào cánh cổng của sự nghiệp. Hãy thể hiện những kỹ năng trong đơn xin việc bảo vệ khiến nhà tuyển dụng phải tin rằng bạn có thể trở thành một trong những nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp được nhiều người tin cậy.
Chẳng hạn như: “Qua quá trình học tập và công tác, tôi nhận thấy mình có đủ thông minh, có đủ can đảm, kiên quyết, chất phác, thật thà, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật cao, dễ thích nghi với môi trường làm việc áp lực cao. Bên cạnh đó, tôi cũng có các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật hồi sức cấp cứu khẩn cấp. Tôi rất mong quý Công ty xem xét nguyện vọng của tôi và được nhận vào làm việc tại đây vào một ngày không xa.”
1.2.3. Lời hứa đáng tin cậy trong đơn xin việc bảo vệ
Hãy tưởng tượng phần kết nội dung đơn giống như một lời tạm biệt các nhà tuyển dụng, vậy nên hãy làm sao để nhà tuyển dụng có thể ghi nhớ đơn xin việc của bạn. Phần cuối cùng trong nội dung của đơn xin việc là lời hứa của bản thân với nhà tuyển dụng, tạo sự tin tưởng và thể hiện sự nghiêm túc của mình với công việc. Khẳng định lại giá trị của bản thân và không quên bày tỏ mong muốn được làm việc với vị trí mà bạn tham gia ứng tuyển sẽ là một cái kết không thể nào tuyệt vời hơn cho tờ đơn xin việc của bạn. Bạn có thể tham khảo như:
“Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật. Nếu được tuyển dụng vào đội ngũ nhân viên của Công ty ABC tại vị trí bảo vệ, tôi xin hứa sẽ chấp hành đầy đủ nội quy, quy định, cố gắng tốt nhất hoàn thành công việc được giao, không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng để đưa công ty ngày một phát triển.”
1.3. Đoạn kết bày tỏ sự cảm kích trong đơn xin việc bảo vệ
Phần cuối cùng trong đơn xin việc sẽ là lời cảm ơn của chính bạn đến nhà tuyển dụng khi họ đã đọc và dành thời gian cho đơn xin việc. Phía dưới góc bên phải không thể không có thành phố và ngày tháng năm viết đơn kèm chữ ký, họ và tên NGƯỜI VIẾT ĐƠN để xác nhận lần nữa văn bản trên do chính tay mình soạn thảo.
2. Một số chú ý cần nắm khi viết đơn xin việc bảo vệ
Bạn có thể thỏa sức sáng tạo, độc đáo cho đơn xin việc điều dưỡng, song phải thật dễ hiểu và thật tâm, trung thực. Nội dung phải thật rõ ràng, súc tích, phản ánh được những đặc điểm của ngành, không viết chung chung, tràn lan, nhà tuyển dụng cũng đánh giá con người bạn thông qua hình thức của đơn xin việc. Hãy lựa chọn điểm nổi bật nhất và là thế mạnh của bản thân để đảm bảo cung cấp thông tin đẩy cao được giá trị của bản thân bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Tốt nhất hãy kiểm soát độ dài của đơn xin việc chỉ trong một mặt giấy A4 mà thôi nhé! Bạn không được viết sai chính tả, không viết tắt, trình bày đúng quy định, cùng một font chữ, đẹp mắt và dùng một màu mực.
Nếu bạn viết tay, chỉ nên dùng mực màu đen hoặc xanh, cố gắng viết nét chữ đẹp và dễ nhìn nhất có thể, và viết trên một tờ giấy A4, không ly hay hàng. Nếu bạn viết email gửi cho nhà tuyển dụng, hãy soạn một email với tiêu đề và nội dung email chuyên nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: Cách thu hút nhà tuyển dụng bằng đơn xin việc viết tay hiệu quả
Nghề bảo vệ là một nghề giữ trật tự an ninh. Vì vậy, một đơn xin việc phải thể hiện rõ tâm huyết với công việc, đạo đức nghề nghiệp, nhưng chưa phải tất cả để bạn tăng cơ hội trúng tuyển cho bản thân. Để ghi thêm điểm trong mắt nhà tuyển dụng khi phỏng vấn, hãy học hỏi và tăng khả năng bản thân đáp ứng những gì mà công việc bảo vệ cần có, giúp cho công việc sau này của bạn được thuận lợi, hanh thông.
Mong rằng những chia sẻ của topcvai.com để tạo một đơn xin việc bảo vệ hoàn hảo nhất gây ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng sẽ có ích cho sự nghiệp và chặng đường bạn đã chọn. Chúc bạn may mắn và sớm có được công việc như ý!
Tham gia bình luận ngay!