1. CV quản trị mạng là gì?
Thời đại 4.0 ngày càng phát triển kéo theo ngành công nghệ thông tin lên tầm cao mới, trong đó có quản trị mạng. Việc tuyển dụng ngành nghề này trở nên bùng nổ. Khi xin việc, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn nộp hồ sơ, trong đó có đơn xin việc. Có thể bạn nghe đến CV nhiều hơn là đơn xin việc. Thực tế, 2 loại văn bản này đều có mục đích chung là thể hiện năng lực bản thân và thuyết phục nhà tuyển dụng bằng thái độ chân thành của mình được vào làm đúng mong muốn bản thân. Tuy nhiên, đơn xin việc không phải là các gạch đầu dòng, liệt kê các ý mà nó như một lá thư ngỏ gửi đến các tuyển dụng viên nhưng không thể thoải mái như khi viết một lá thư thông thường.
Đơn xin việc quản trị mạng là nơi để bạn bộc lộ hết những kỹ năng, kinh nghiệm cùng kiến thức mà bản thân đã đúc kết từ trước đến nay. Có thể nói, đây là lúc bạn nói ra khát vọng chân thành với ngành nghề bạn chọn, tăng tỷ lệ thành công khi ứng tuyển. Bằng việc giới thiệu này, bạn có thể dễ dàng show ra những gì về vị trí công việc mà bạn đang muốn cống hiến hết mình. Dĩ nhiên, đó phải là mọi điều liên quan trực tiếp đến quản trị mạng đã được đúc kết và bồi đắp trong quá khứ. Dù là viết tay hay đánh máy, bạn cần trình bày đơn xin việc quản trị mạng cô đúc, ngắn gọn bằng những câu văn có mối liên hệ chặt chẽ, không dài dòng. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào đây để xem xét xem có nên xem tiếp CV của bạn, cân nhắc bạn có phù hợp với yêu cầu công việc mà họ cần hay không. Chính vì vậy, bạn cần có một đơn xin việc quản trị mạng thật chỉn chu, trau chuốt ngôn từ của mình, bởi đây là cái nhìn đầu tiên của nhà tuyển dụng đối với bạn.
Xem thêm: Việc làm IT phần cứng - mạng
2. Mở đầu trang trọng của đơn xin việc quản trị mạng
Cũng như những giấy tờ hành chính quen thuộc khác, phần mở đầu của đơn xin việc quản trị mạng luôn luôn bắt buộc phải tuân theo một form nhất định. Sự chuẩn mực này được áp dụng khi bạn ứng tuyển vào công ty nhỏ hay cả một tập đoàn lớn.
Và vì thế, bạn không thể thiếu Quốc hiệu và Tiêu ngữ. Không xa lạ gì với quốc hiệu và tiêu ngữ nếu bạn là công dân Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn nên nói ở đây cho các bạn chưa biết. Quốc hiệu là: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản. Tiêu ngữ là: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và ở liền phía dưới Quốc hiệu; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
Bạn không thể không có câu chào lịch sự khi gặp một ai đó. Trong đơn xin việc quản trị mạng cũng vậy. Hãy gửi lời chào lịch sự đến nhà tuyển dụng nhé. Bạn có thể tham khảo:
- “Kính gửi: - Kính gửi: Tổ chức ABC”
- “Kính gửi: Ông/bà Nguyễn Văn A - Trưởng phòng nhân sự công ty XYZ”.
- “Kính gửi: Ban Giám đốc công ty Hoa Sen.
Đồng kính gửi phòng nhân sự công ty Hoa Sen.”
Có thể thấy nhờ vào đây, nhà tuyển dụng có thể nhìn rõ bạn rất cẩn thận, hình thức bên ngoài nhưng không nhìn thấy bên trong chính bạn. Vì vậy, bạn cần có phần nội dung, phần quan trọng nhất ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Đọc ngay: Thư xin việc IT, những điều bạn nên biết trước khi nộp hồ sơ
3. Nội dung chứng minh bản thân của đơn xin việc quản trị mạng
3.1. Phần mở đầu: giới thiệu về bản thân và vị trí mong muốn được làm việc
Sau khi có lời chào, ghi tên người nhận của “bức thư” thì sẽ là phần giới thiệu những thông tin cá nhân của bản thân để người đọc biết đơn xin việc quản trị mạng này là ai. Ví dụ: họ tên, giới tính, quốc tịch, ngày sinh, quê quán, số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ thường trú. Lưu ý, phần này bạn chỉ nên viết ngắn gọn, tránh lặp lại nhiều lần trong các văn bản khác kèm theo bộ hồ sơ xin việc, khiến cho dữ liệu thông tin trong suy nghĩ nhà tuyển dụng bị nhiễu, gây bất lợi cho việc ứng tuyển.
3.2. Phần giữa: phần quan trọng nhất trình bày về bản thân
Đây là lúc bạn nói lý do tại sao bạn phù hợp với vị trí đó. Nhà tuyển dụng rất quan tâm đến phương pháp trưng dụng nào là tốt nhất, được nhiều người biết đến nhất, để công ty có định hướng tốt hơn trong việc tuyển dụng. Vì thế, khi bạn thêm lý do làm việc vào đơn xin việc quản trị mạng tức là đã thêm điểm trong nhà tuyển dụng rồi. Sau đó, bạn hãy đưa ra các kinh nghiệm, kỹ năng nổi bật để tạo ấn tượng nhà tuyển dụng.
Chẳng hạn như:
“Qua thông tin tuyển dụng của Quý công ty trên website. Tôi được biết Quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vào vị trí quản trị mạng. Tôi nhận thấy đây là công việc phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm và những kiến thức mà bản thân có được từ trước tới nay.”
Hãy kết hợp văn viết với thực tế để tạo nên một đơn xin việc quản trị mạng có nội dung đặc sắc:
“Tôi tốt nghiệp cử nhân ngành hệ thống thông tin tại Trường Đại học Phương Đông năm 2018. Tôi đã từng làm quản trị mạng tại Công ty Cổ phần thanh toán Bằng Nhã với 2 năm kinh nghiệm làm việc, kiến thức về thiết bị định tuyến, thiết bị chuyển mạch, các hệ điều hành, có nền tảng kiến thức về cơ sở dữ liệu, các máy chủ, thực hành tốt các ngôn ngữ lập trình kịch bản... và tích lũy thêm cho mình rất nhiều kỹ năng như: quản lý dự án và xử lý tài liệu, giao tiếp, tiếng anh, khả năng chịu áp lực cao,...”
Đôi lúc kỹ năng và kỹ thuật chưa chắc đã có giá trị như một giấy chứng nhận quản trị mạng cao cấp của quốc tế đối với một nhà tuyển dụng. Vì thế, trước khi ứng tuyển vào làm vị trí hay công việc cụ thể nào đó trong ngành này, bạn cần chắc chắn rằng trong tay đã có một trong những chứng chỉ mạng quan trọng như:
“Chứng chỉ quản trị mạng của Cisco (CCNA – Cisco Certified Network Admin)”
“Chứng chỉ chuyên gia về hệ thống (CCNP – Cisco Certified Network Professional), kỹ sư hệ thống của Microsoft (MCSE – Microsoft Certified Systems Administrator )”
“Chuyên gia mạng internet của Cisco (CCIE – Cisco Certified Internetwork Expert)”
Và một số các chứng chỉ khác gồm: “A+, Network+, Security+..”
3.3. Phần kết: Gửi nguyện vọng tới nhà tuyển dụng
Sau khi có những lời nói về trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng độc đáo, bạn cần có một đoạn kết lịch sự cho cả đơn xin việc quản trị mạng. Bày tỏ mong muốn được đi tiếp vào làm trong công ty, tập đoàn..., lời hứa của bản thân với nhà tuyển dụng, tạo sự tin cậy và sự nghiêm túc của mình với công việc. Và cuối cùng là gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng đã dành thời gian đọc đơn. Chẳng hạn như:
“ Tôi rất mong quý Công ty xem xét nguyện vọng của tôi và được nhận vào làm việc tại đây vào một ngày không xa.
Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật. Nếu được tuyển dụng vào đội ngũ nhân viên của Bệnh viện ABC, tôi xin hứa sẽ chấp hành đầy đủ nội quy, quy định, cố gắng tốt nhất hoàn thành công việc được giao, không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng và kiến thức để đưa ngân hàng ngày một phát triển.
Tôi xin chân thành cảm ơn!”
4. Đoạn kết chứng thực trong đơn xin việc quản trị mạng
Ngoài ra phần cuối cũng là nơi mà bạn nên để lại thông tin liên lạc của mình tạo một cầu nối liên hệ với nhà tuyển dụng, có thể là email hoặc SĐT miễn sao là bạn hay sử dụng nhất. Và cũng giống như các văn bản hành chính khác. Giờ đây bạn mới tiến tới cái kết về việc ký ghi rõ họ tên và ngày tháng viết đơn được trình bày vào cuối góc bên phải của đơn xin việc quản trị mạng. Có thêm mục này giúp bạn một lần nữa khẳng định và xác thực “lá thư” này do chính mình làm ra.
5. Nắm trong tay những lưu ý khi viết đơn xin việc quản trị mạng
Bạn có thể thỏa sức sáng tạo, tạo sự độc đáo cho đơn xin việc quản trị mạng, song phải thật dễ hiểu và chân thực. Bên cạnh đó, nội dung phải ngắn gọn, súc tích, chắt chiu, cân đo đong đếm, ngôn từ câu cú phải thật dễ hiểu, không rối ren.
Đó là tất cả những nội dung của một đơn xin việc quản trị mạng. Nhưng để hoàn chỉnh hơn, thể hiện nhiệt huyết bản thân với công việc, bạn cần chú trọng vào hình thức của nó nữa. Dù là viết tay hay đánh máy, bạn không được viết sai chính tả, không viết tắt, trình bày đúng quy định, đẹp mắt và dùng một màu mực, cùng một font chữ và chỉ viết trên một tờ giấy A4. Khi làm bản word, bạn nên để cỡ chữ 14 là chuẩn nhất. Nếu bạn viết tay, chỉ nên dùng mực màu đen hoặc xanh, cố gắng viết nét chữ đẹp và dễ nhìn nhất có thể, không ly hay hàng. Nếu bạn viết email gửi cho nhà tuyển dụng, hãy soạn một email với tiêu đề và nội dung email chuyên nghiệp.
Đừng viết quá nhiều thông tin, học vấn cùng kinh nghiệm mà hãy củng cố lại chúng thật ngắn gọn, tạo sự tò mò với nhà tuyển dụng tìm hiểu hết về hồ sơ xin việc. Hãy liên kết những gì bạn có một cách chặt chẽ, rành mạch bằng hệ thống các từ nối, cách móc nối khéo léo, tuyệt đối không có các gạch đầu dòng. Đây chính là sức mạnh của một đơn xin việc quản trị mạng. Từ đó chinh phục nhà tuyển dụng chọn bạn, với thái độ tự tin thành tâm nhất, chiếm lấy cảm tình từ cái nhìn đầu, tạo cơ hội chạm tay vào chìa khóa mở ra cánh cửa việc làm mà nhiều người mơ ước.
Một đơn xin việc quản trị mạng tâm huyết góp phần không nhỏ tới việc tuyển dụng, nhưng chưa phải tất cả. Để ghi thêm điểm trong mắt nhà tuyển dụng, hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc cũng như công ty mà bạn đang muốn được cống hiến, giúp cho buổi phỏng vấn cũng như công việc sau này của bạn. Hãy rèn luyện bản thân thật nhiều, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức để vững bước hơn trên con đường mình đã chọn.
Với bài viết trên đây, topcvai.com đã gợi ý cho bạn những chia sẻ xoay quanh vấn đề tạo một đơn xin việc quản trị mạng chuẩn chỉnh. Hy vọng nó sẽ giúp bạn leo lên những bậc thang trên con đường đi tới thành công trong sự nghiệp. Chúc bạn may mắn!
Tham gia bình luận ngay!