Tiết lộ cách viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước chuẩn nhất

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2020-10-08 15:42:20

Việc làm tại các cơ quan nhà nước là một sự lựa chọn của rất nhiều ứng viên hiện nay. Trong xu thế phát triển hiện tại, khi các công ty, doanh nghiệp tư nhân đang mọc lên như “nấm” thì các cơ quan nhà nước lại hướng ứng viên đến một phong cách làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp nhưng lại mang tính ổn định khá cao. Tuy nhiên, để có thể làm việc được trong cơ quan nhà nước thì một đơn xin việc chuẩn là điều rất cần thiết. Vậy, viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước như thế nào để gây được ấn tượng và mang lại cơ hội việc làm cho mình? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đơn xin việc vào nhà nước có quan trọng không?

Thực tế, đơn xin việc vào nhà nước luôn là một yếu tố cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong một bộ hồ sơ xin việc vào nhà nước. Thực tế thì hầu hết các ứng viên đều coi trọng CV hơn rất nhiều, thế nhưng nếu như không có đơn xin việc thì bộ hồ sơ của bạn sẽ bị đánh giá là chưa đủ sự tinh tế cũng như số lượng các giấy tờ cần thiết. 

Tầm quan trọng của đơn xin việc vào nhà nước
Tầm quan trọng của đơn xin việc vào nhà nước

Nếu như CV xin việc là một nguồn cung cấp thông tin về bản thân bạn một cách toàn diện nhất ở các khía cạnh khác nhau như kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm,... thì đơn xin việc lại mang một ý nghĩa khác hẳn. Một tờ đơn xin việc thể hiện được sự trân trọng của bạn với người đọc tờ đơn, thể hiện được mong muốn với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển, đồng thời cũng là sự khao khát được cống hiến lại vừa như một lời thủ thỉ đầy tâm tình của những con người đang trên đường theo đuổi những khát vọng riêng của bản thân. 

Đặc biệt, với việc làm tại các cơ quan nhà nước thì sự chuyên nghiệp, đầy đủ trong từng bước thực hiện là điều rất cần thiết. So với các công ty, doanh nghiệp tư nhân thì tính quy củ tại các cơ quan Nhà nước thường cao hơn rất nhiều, vì vậy, ngay từ bước đơn giản nhất là nộp hồ sơ và chuẩn bị các giấy tờ liên quan đều yêu cầu một sự tỉ mỉ, chu đáo ở ứng viên. Do đó, đơn xin việc vào cơ quan Nhà nước là một yếu tố không thể thiếu.

Có vai trò quan trọng như vậy, liệu bạn đã nắm bắt được cách viết đơn xin việc vào Nhà nước hay chưa? Và viết đơn xin việc vào cơ quan Nhà nước như thế nào cho chuẩn? Nếu bạn đang muốn biết câu trả lời cho vấn đề này thì đừng bỏ lỡ phần thông tin sau đây nhé!

Xem thêm: Việc làm công chức - viên chức

Là yếu tố không thể thiếu
Là yếu tố không thể thiếu

2. Viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước như thế nào?

Với đơn xin việc thì dù viết đơn xin việc vào cơ quan Nhà nước hay bất kỳ đơn xin việc nào khác đều sẽ gồm những phần nội dung cơ bản như: Phần mở đầu, Phần nội dung chính và phần kết thư.

Vậy, với mỗi phần trong đơn xin việc vào cơ quan Nhà nước thì cách viết sẽ như thế nào?

2.1. Cách viết phần mở đầu đơn xin việc vào cơ quan Nhà nước

Phần mở đầu của đơn xin việc vào cơ quan Nhà nước không thể thiếu các mục như Quốc ngữ, tiêu ngữ và tên của đơn xin việc và vị trí mà bạn định ứng tuyển trong hệ thống các cơ quan Nhà nước khác nhau.

Đây là những nội dung đầu tiên trước khi bạn viết phần lời chào của mình. Quốc hiệu và tiêu ngữ cùng với tên đơn xin việc luôn luôn phải được thể hiện ở giữa trang giấy, làm sao cho những nội dung này được cân đối và hài hòa nhất khi bạn cầm tờ đơn xin việc lên. Với chữ đơn xin việc thì sẽ được viết in hoa tất cả các chữ và không được viết thường bất kỳ một ký tự nào.

Viết đơn xin việc vào cơ quan Nhà nước như thế nào?
Viết đơn xin việc vào cơ quan Nhà nước như thế nào?

Tiếp đến chính là những lời thưa gửi đầu tiên của bạn với người đọc tờ đơn của mình và cũng có thể là người quyết định liệu bạn có được nhận vị trí công việc này hay không. Với phần này, bạn hãy viết “Kính gửi: + tên của người sẽ đọc đơn của bạn mà bạn đã tìm hiểu được thông tin, sau đó sẽ đến tên bộ phận nhân sự hoặc bộ phận phụ trách liên quan.”

Ví dụ, bạn có thể viết như sau: 

“Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A 

                  Bộ phận nhân sự công ty DEF”

hoặc “Kính gửi: Ban giám đốc công ty ABC

                           Bộ phận nhân sự công ty ABC”.

Sau khi viết xong những lời thưa gửi thì nội dung tiếp theo bạn cần viết trong phần mở đầu chính là những thông tin cá nhân cơ bản của mình để nhà tuyển dụng có thể biết được bạn là ai và cách liên lạc với bạn như thế nào.

Phần mở đầu
Phần mở đầu

Các thông tin cần đưa ra trong phần này bao gồm: Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, Địa chỉ nơi ở, Vị trí công việc hiện tại và số điện thoại cùng địa chỉ email. Bạn có thể bắt đầu phần này bằng cụm từ “Tên tôi là…….” sau đó là việc liệt kê các thông tin chi tiết trên. Dù viết như thế nào thì yêu cầu đặt ra với phần này chính là sự chính xác và đầy đủ với mỗi thông tin mà bạn đưa ra về bản thân mình. Một lưu ý mà bạn cần quan tâm đó chính là không nên viết quá dài dòng, lan man ở phần này. Bạn chỉ cần viết ngắn gọn, đúng, trúng và đủ những gì cần phải đưa ra mà thôi.

2.2. Cách viết phần nội dung chính trong đơn xin việc vào cơ quan Nhà nước

Phần nội dung chính được coi là phần quan trọng nhất cũng như là phần mà bạn cần đầu tư nhất trong lá đơn xin việc vào cơ quan Nhà nước của mình. Có thể nói, mọi tâm tư, nguyện vọng cũng như những điểm nổi bật của bản thân bạn sẽ được thể hiện hết ở phần này.

Trước khi thể hiện những điểm mạnh, lợi thế của mình với vị trí mà bạn ứng tuyển thì tốt nhất bạn hãy đưa ra các thông tin liên quan đến việc làm thế nào mà bạn biết được thông tin tuyển dụng này cũng như lý do khiến bạn bị thu hút bởi công việc này ra sao? Những điều này bạn không cần phải viết quá dài dòng mà chỉ cần đưa ra thông tin qua một vài câu văn mà thôi. 

Phần nội dung
Phần nội dung

Một ví dụ mà bạn có thể tham khảo như sau:

“Thông qua website topcvai.com, tôi thấy Kho bạc Nhà nước Việt Nam đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí chuyên viên công nghệ thông tin. Với những thông tin trong bản mô tả công việc thì tôi nhận thấy mình có đủ những phẩm chất và kỹ năng cần thiết cho công việc này. Vì vậy, tôi viết lá đơn này kính mong quý cơ quan có thể xem xét và tạo điều kiện cho tôi có thể thử sức với vị trí công việc này.”

Sau phần này thì sẽ là phần nội dung nhằm mục đích làm bạn tỏa sáng hơn thông qua các thông tin về trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân với vị trí công việc mà bạn đã ứng tuyển. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói về trình độ học vấn của mình với các thông tin về chuyên ngành học, trường học và loại bằng cấp nhận được. Hãy cố gắng liên hệ một cách khéo léo cho thấy chuyên ngành của bạn với có sự phù hợp nhất định với bộ phận trong cơ quan nhà nước. 

Tiếp đến là những thông tin về kinh nghiệm cũng như kỹ năng trong công việc của bạn. Một lưu ý chính là hãy chỉ liệt kê những kinh nghiệm mà liên quan tới vị trí công việc bạn ứng tuyển, điều này cũng giống như cách bạn viết kinh nghiệm trong CV vậy. Tuy nhiên, điểm khác biệt đó là nếu như trong CV bạn thể hiện kinh nghiệm theo cách liệt kê thì ở đơn xin việc sẽ là những câu văn với sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa từ ngữ và số liệu thể hiện thành tựu, thành tích của bạn cùng những kết quả “để đời” mà bạn có được. Các từ ngữ có sự liên kết cao sẽ mang lại một hiệu ứng khá tốt cho đơn xin việc vào cơ quan nhà nước của bạn. Ví dụ như các từ: Bên cạnh đó, không chỉ vậy, vì thế, cho nên,...

Là phần quan trọng nhất
Là phần quan trọng nhất

Ví dụ cách viết như sau:

“Tôi đã từng tham gia dự án Thơm Phết với vị trí chuyên viên truyền thông. Trong dự án này, tôi phụ trách các kênh truyền thông gồm fanpage và website của sự kiện. Với sự cố gắng của mình và toàn team truyền thông thì sự kiện đã thu hút được hơn 5000 khán giả cùng với sự đưa tin của hơn 20 trang báo lớn nhỏ khác nhau trên cả nước. Bên cạnh đó, tôi còn là trưởng ban truyền thông của khoa Báo chí và truyền thông. Chính vì vậy, tôi sở hữu các kỹ năng khá tốt để phục vụ cho công việc và vị trí của mình như kỹ năng viết báo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng phân tích và xử lý tình huống,...”

Nếu như bạn đang lăn tăn rằng mình không có kinh nghiệm thì phải làm sao? Đừng lo lắng, nếu rơi vào trường hợp này thì thay vì việc viết kinh nghiệm bạn hãy kể về các trải nghiệm cũng như các thành tích mà bạn đã đạt được. Nên nhớ là những điều này cũng cần có sự liên quan đến vị trí công việc bạn ứng tuyển. Nhấn mạnh điều này thông qua các con số cũng như các từ ngữ thể hiện sự thăng tiến và có kết quả sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ nắm bắt và ấn tượng với bạn hơn.

2.3. Cách viết phần kết thúc trong đơn xin việc vào cơ quan nhà nước

Phần kết thúc
Phần kết thúc

Sau khi đã rình bày và nêu ra được hết những thế mạnh cũng như chứng minh bạn thực sự phù hợp với vị trí công việc đó thì hãy nhấn mạnh lại về mong muốn được làm việc của bạn tại vị trí mà bạn ứng tuyển với nhà tuyển dụng. Hãy cho họ thấy được bạn thực sự nghiêm túc cũng như muốn có được công việc này.

“Thông qua những thông tin trên, tôi hoàn toàn thấy mình có đủ khả năng để đáp ứng được các yêu cầu công việc của vị trí chuyên viên kiểm toán. Vì vậy, tôi rất mong quý cơ quan sẽ cho tôi cơ hội để có thể chứng minh và cống hiến năng lực của mình thông qua vị trí này.”

Với đơn xin việc vào cơ quan nhà nước thì bạn sẽ không thể nào thiếu được một lời cảm ơn đầy trịnh trọng hay một sự cam kết của mình trong công việc. 

“Tôi hy vọng sẽ có thể trở thành nhân viên của cơ quan và rất mong có thể nhận được sự phản hồi sớm từ quý cơ quan.

Trân trọng cảm ơn!”

Và cuối cùng là một chữ ký đầy sự chuyên nghiệp ở góc bên phải của lá đơn xin việc là bạn đã hoàn thành quá trình viết đơn xin việc vào cơ quan Nhà nước cho mình rồi.

Tham khảo: Tìm hiểu hồ sơ xin việc Nhà nước và một số vấn đề xoay quanh

Không quên lời cảm ơn
Không quên lời cảm ơn

3. Lưu ý gì khi viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước?

Thực tế, cơ quan nhà nước là nơi làm việc khiến người ta nghĩ đến một sự nghiêm túc, chỉn chu từ mọi mặt. Vì vậy, cho dù đơn xin việc của bạn nhỏ đến đâu thì mọi thứ đều phải được chuẩn bị cẩn thận từ những điều đơn giản nhất.

Vậy, viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước thì cần lưu ý những gì?

- Không viết sai chính tả

Đây được xem là một lỗi sai phổ biến và các ứng viên hay mắc nhất. Vì vậy, để cải thiện vấn đề này thì bạn có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ kiểm tra chính tả nếu như đánh mánh. Còn nếu viết tay thì người thân, bạn bè sẽ là những người hỗ trợ đắc lực có thể giúp bạn rà soát các lỗi sai.

- Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp

Lưu ý khi viết
Lưu ý khi viết

Ngôn ngữ cũng như cách dùng từ trong đơn xin việc vào cơ quan nhà nước rất quan trọng. Bạn cần dùng ngôn ngữ phổ thông và không được sử dụng các từ ngữ địa phương. Thêm vào đó là sử dụng các từ ngữ liên kết, nhấn mạnh đúng lúc, đúng chỗ để tạo hiệu ứng tốt nhất. 

- Nên đánh máy hay viết tay đơn xin việc vào cơ quan nhà nước

Thực tế thì bạn dùng cách nào cũng được và tùy theo yêu cầu của từng cơ quan nhất định mà bạn sẽ có cách viết đơn xin việc phù hợp. 

Nếu như đánh máy giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn, chính xác hơn thì viết tay giúp bạn tạo được ấn tượng tốt hơn. Tuy nhiên, nếu như chữ viết của bạn không được đánh giá cao thì việc viết đơn xin  việc bằng tay là điều hoàn toàn không nên.

- Sử dụng các mẫu đơn xin việc có sẵn

Đây là cách mà rất nhiều ứng viên đang sử dụng. Với cách này bạn sẽ có một mẫu đơn chuẩn nhất và không mất công ngồi chỉnh sửa, suy nghĩ mà chỉ cần điền thông tin cơ bản mà thôi. Một trang web mà bạn có thể sử dụng đó là topcvai.com. Website này cung cấp các mẫu đơn xin việc vào cơ quan nhà nước với phong cách chuyên nghiệp và chính xác. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể tin dùng.

Sử dụng mẫu có sẵn
Sử dụng mẫu có sẵn

Dưới đây là một số mẫu đơn xin việc vào cơ quan nhà nước các bạn có thể tham khảo:

don-xin-viec-vao-co-quan-nha-nuoc (1).doc

don-xin-viec-vao-co-quan-nha-nuoc (1).docx

don-xin-viec-vao-co-quan-nha-nuoc (2).docx

Mong rằng với những thông tin được đưa ra trong bài viết trên thì các bạn đã biết được cách viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước cùng các lưu ý liên quan. Thông qua đó bạn có thể tự viết cho mình một đơn xin việc chuẩn chỉnh hoặc sở hữu một tờ đơn xin việc vào cơ quan nhà nước đầy sự chuyên nghiệp với topcvai.com.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: