Cách viết đơn xin việc ngành xây dựng dành “chuẩn” cho bạn
Tầm quan trọng của đơn xin việc với các ứng viên xin tuyển ngành xây dựng đã là điều không cần phải khẳng định nhiều nữa. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ biết cách viết một lá đơn xin việc xây dựng hoàn chỉnh và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng là như thế nào chưa? Trong bài viết này, hãy cùng timviec365.com.vn đi khám phá thêm về điều này nhé
Danh sách mẫu đơn xin việc Xây dựng hot nhất
Xây dựng 08
Miễn phí
Xây dựng 07
Miễn phí
Xây dựng 06
Miễn phí
Xây dưng 05
Miễn phí
Xây dựng 04
Miễn phí
Xây dựng 03
Miễn phí.
1. Giải thích khái niệm liên quan đến đơn xin việc ngành xây dựng
1.1. Đơn xin việc ngành xây dựng
Đơn xin việc ngành xây dựng là một giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xin việc của các ứng viên. Về cơ bản thì đơn xin việc cũng giống như một bức thư mà các ứng viên gửi đến cho nhà tuyển dụng, trong đó, bạn tự giới thiệu về năng lực, kinh nghiệm của mình và bày tỏ mong muốn được làm việc tại công ty đó để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Một bức thư xin việc ngành xây dựng hay không chỉ đến từ những lời lẽ “đao to búa lớn”, dùng nhiều từ ngữ sáo rỗng mà nó còn đến từ tâm huyết của người và đúng cấu trúc trình bày nữa đấy.
1.2. Đơn xin việc ngành xây dựng trong tiếng anh
Tại một số doanh nghiệp lớn, đặc biệt là những công ty đa quốc gia, họ sẽ yêu cầu các ứng viên của mình phải viết đơn xin việc của mình hoàn toàn bằng tiếng anh. Khi bị yêu cầu như vậy chúng ta sẽ giải quyết như thế nào.
Chắc chắn, chúng ta buộc phải viết nó bằng tiếng anh rồi, vì không viết thì làm sao họ nhận ta được. Nên bây giờ timviec365.com.vn sẽ giới thiệu với bạn đọc cấu trúc viết đơn xin việc bằng tiếng Anh nhé (nó không có sự khác nhau nhiều về cấu trúc đâu).
Mở đầu: Lời chào (Dear Mr/Ms…)
Phần thân:
- Trình bày lý do viết đơn này (Telling why you write it).
Ví dụ như: I am A, I am writing this application letter to apply for architect of company.
- Giới thiệu thiệu về bản thân và cho nhà tuyển dụng thấy được những kỹ năng, kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.
Bạn có thể viết như sau:
I graduated from Hanoi Architectural University with a good grade point average. I am a self-starter and hard-working. I also have many experiences in this position at many different companies, when I was still a student...
- Thể hiện sự đầu tư của mình cho công việc bằng cách nêu ra sự hiểu biết của mình về công ty (quy mô, lĩnh vực hoạt động, triết lý và sứ mệnh). Ví dụ như:
From slowgant “...” and activities of company, I know this big company and I see myself is suitable to working environment at the company...
- Thể hiện nguyện vọng và khao khát muốn làm việc tại công ty với nhà tuyển dụng.
Bạn có thế viết như sau:
For working at the company, I will try more very much, but with my experiences, I believe that I can undertake every works that the company delegate…
Phần kết:
Đến đây, bạn chỉ cần thể hiện niềm mong mỏi và đừng quên lời cảm ơn nhé.
I am looking forward to feedback of the company.
Thank you for spending to read this letter!
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong một lá đơn xin việc ngành xây dựng bằng tiếng anh hoàn chỉnh rồi. Nó cũng không khó lắm phải không nào.
1.3. Attn trong đơn xin việc ngành xây dựng
Có lẽ khi đọc đến đấy, rất nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc không biết Attn trong đơn xin việc là gì? Thực ra, nó rất đơn giản thôi, đó chính là viết tắt của từ chú ý trong tiếng Anh “Attention”.
Khi sử dụng Attn trong đơn xin việc có nghĩa là bạn đang muốn đề xuất nguyện vọng của mình đối với nhà tuyển dụng. Ta cũng có thể sử dụng Attn ở ngoài phong bì thư thay thế cho từ “To”. Trong trường hợp này, từ Attn sẽ mang sắc thái lịch sự và trang trọng hơn.
2. Bí quyết viết đơn xin việc ngành cơ khí
Nói về khái niệm mãi cũng chán rồi, ở phần này, chúng ta cùng đi thẳng vào vấn đề mà bài viết đặt ra ở ngay phần đầu nhé - bí viết viết đơn xin việc ngành cơ khí “chuẩn” và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
2.1. Đơn xin việc kính gửi cho ai?
Nhiều người nghĩ rằng đây là một phần nhỏ và không thuộc nội dung của đơn nên không để ý đến mấy, nhưng bạn đừng quên vị trí nó nằm ở đâu và mục đích của nó để làm gì.
Để các bạn hiểu rõ ràng được luôn thì timviec365.com.vn cũng xin chia sẻ thẳng luôn những tâm tư của các đối tác tuyển dụng của chúng tôi như sau:
“Trong một ngày chúng tôi nhận được rất nhiều đơn xin việc của các ứng viên, vì vậy, thật sự không có nhiều thời gian để đọc hết được nó nên nếu bất kỳ đơn nào phát hiện thấy lỗi gì thì ngay lập tức nó được đưa đến máy cắt giấy luôn”
Mà vị trí của phần kính gửi này lại nằm ngay ở phần đầu nên nếu có sai sót thì họ chưa biết được năng lực của bạn đến đâu nó đã bị đưa vào máy cắt giấy rồi.
Vậy nên hãy cẩn trình bày rõ dòng “kính gửi” này. Ghi chính xác kính gửi tới ai theo cách trình bày sau: kính gửi ai, chức vụ, bộ phận, công ty.
2.2. Đơn xin việc ngành xây dựng nên viết tay hay đánh máy?
Sự phát triển của công nghệ đã giúp con người đơn giản hóa mọi công việc của mình đi rất nhiều, trong đó có cả cách thức chúng ta viết đơn xin việc (đánh bằng máy tính).
Việc tham gia vào cuộc tranh luận viết tay hay máy để tìm ra người chiến thắng thì thật là vô ích vì mỗi cái đều có ưu điểm riêng của mình.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm 8 năm trong ngành tuyển dụng của mình, timviec365.com.vn cho rằng đơn xin việc nên được viết tay để thể hiện sự đầu tư, điều đó sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.
2.3. Nên viết gì trong đơn xin việc ngành xây dựng
Như đơn xin việc các ngành khác, trong đơn xin việc ngành xây dựng, bạn cũng cần trình bày đầy đủ các thông tin như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, tóm tắt bản thân, trình độ học vấn, mong muốn/nguyện vọng đối với công việc, lời cảm ơn,…
2.4. Đơn xin việc ngành xây dựng nên dài bao nhiêu?
Một điều chắc chắn rằng, chẳng ai muốn đọc một cái gì đó quá dài cả. Vậy nên, trong đơn xin việc ngành xây dựng, chúng ta nên trình bày ngắn gọn, súc tích, nên chỉ trong vòng 1 mặt của tờ giấy A4 là phù hợp.
2.5. Gửi đơn xin việc ngành xây dựng qua Email như thế nào?
Có thể nói rằng việc gửi đơn xin việc ngành xây dựng qua Email sẽ là rất có ích cho các ứng viên, khi chúng ta có điều kiện để đọc và chỉnh sửa lại một cách dễ dàng hơn nếu có lỗi.
Tuy nhiên, hãy lưu ý đến phần chủ đề của Email, đừng gửi bất cứ một Email nào mà không có phần tiêu đề. Nó sẽ gây một cảm nhận rất xấu cho người nhận.
Còn phần trình bày còn bài thì không có gì khác biệt cả (cụ thể và ngắn gọn nhất có thể).
2.6. Nên ghi điểm yếu gì trong đơn xin việc xây dựng
Về điều này, bạn cần thực sự phải cân nhắc và khéo léo trước khi thực hiện.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, nếu cho phần điểm yếu vào trong đơn xin việc sẽ làm hạ bệ ứng viên, mà đôi khi nó lại tạo được điểm nhấn, ấn tượng, độ tin cậy của nhà tuyển dụng đến bức thư đó đấy.
Bạn thử nghĩ thử xem giữa cả một đống lá đơn xin việc toàn “đao to búa lớn”, ca ngợi bản thân thì xuất hiện một lá đơn có sự thừa nhận mình không tốt thì có gây ấn tượng không nào.
2.7. Tiêu đề đơn xin việc trong ngành xây dựng
Có rất nhiều bạn thắc mắc rằng tiêu đề xin việc ngành xây dựng nên viết thế nào mới đúng? Câu trả lời rất đơn giản, như các ngành khác, khi viết tiêu đề đơn xin việc cơ khí, bạn chỉ cần để tiêu đề là “Đơn ứng tuyển” in hoa.
2.8. Quá trình học vấn trong đơn xin việc ngành xây dựng
Xây dựng là một lĩnh vực yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và học vấn rất cao nên bất cứ thông tin gì thể hiện về trình độ học vấn của các ứng viên đều rất được nhà tuyển dụng quan tâm.
Vì vậy, nó có bất cứ điều gì về học vấn hãy cứ thể hiện ra với nhà tuyển dụng nhé. Kể ra một cách chi tiết và rõ ràng ngay từ đầu đơn là tốt nhất. Nhưng đừng quên nguyên tắc đảm bảo ngắn gọn súc tích đó.
3. Phân biệt thư xin việc và đơn xin việc xây dựng
Thư xin việc và đơn xin việc không quá khác nhau về hình thức và nội dung.
Điểm khác nhau:
Nếu như thư xin việc thể hiện động cơ của bạn khi ứng tuyển vị trí mong muốn thì đơn xin việc là loại giấy tờ mang thiên hướng cá nhân, một cách để giao tiếp với nhà tuyển dụng.
Thư xin việc chủ yếu là dùng để bày tỏ nguyện vọng của người viết về vị trí mà họ nhắm tới.
Đơn xin việc cũng thể hiện nguyện vọng muốn ứng tuyển vào một vị trí nào đó của các ứng viên nhưng sẽ kèm theo các kỹ năng và kiến thức của người viết.
Điểm giống nhau:
Cả 2 loại giấy tờ này đều nhằm trình bày những thứ mà CV xin việc chưa thể hiện rõ ràng.
4. Đơn xin việc ngành xây dựng khác với CV như thế nào?
Có không ít người vẫn luôn lầm tưởng rằng đơn xin việc và CV là giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng là 2 loại giấy tờ riêng biệt với các hình thức trình bày và công dụng khác nhau.
CV là viết tắt của từ Curriculum Vitae, nghĩa là bản sơ yếu lý lịch của ứng viên trong thời gian hoạt động và công tác nhất định. Nhằm cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin về bản thân, trình độ học vấn, kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp. Nó không mang tính cá nhân giống đơn xin việc như ta đã nêu ở trên mà mang tính tổng quát và khách quan về ứng viên.
Đơn xin viên thì lại chỉ tập trung vào những kỹ năng, trình độ phù hợp với vị trí ứng tuyển và thể hiện tâm tư tình cảm với nhà tuyển dụng rõ hơn.
Trên đây là những chia sẻ của timviec365.com.vn về cách viết đơn xin việc ngành xây dựng “chuẩn” và gây được ấn với nhà tuyển dụng. Hi vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp ích cho bạn đọc.