1. Tổng quan thông tin về DTA
1.1. DTA là gì?
DTA là viết tắt của cụm từ Double Tax Agreement, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là đánh thuế hai lần. Mỗi đất nước có một thể chế chính trị riêng cũng như những rào cản luật pháp đặc biệt trong lĩnh vực thuế và kinh tế. Việc đánh thuế trùng thường xảy ra khi cá nhân, doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập hai lần tại nước đang cư trú và quê mẹ.
Nhằm hạn chế việc các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh sản phẩm, dịch vụ tại nước ngoài sẽ gặp khó khăn, bất lợi khi đối diện với những bất cập tồn đọng của thể chế luật pháp, DTA đã được ban hành nhằm đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là một biện pháp kích thích nhu cầu thông thường, các hoạt động xuất nhập khẩu và kêu gọi đầu tư, tham gia phát triển của các doanh nghiệp quốc tế, tạo ra một nền kinh tế sôi động, cởi mở.
Với hai mục đích chính:
- Miễn, giảm số thuế phải nộp tại nước đang kinh doanh
- Khấu trừ số thuế đối tượng đã ký hiệp định phải nộp ở nước đang kinh doanh
DTA còn tạo ra một khuôn pháp lý mới với tinh thần hợp tác song phương đôi bên cùng phát triển. Việc minh bạch về mặt pháp lý cũng như có những hình thức khấu trừ thuế hợp lý đã giúp cho hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài diễn ra thuận lợi hơn cũng như giảm tình trạng trốn thuế, buôn lậu tăng thêm tính tự giác chấp hành pháp luật - đóng thuế.
1.2. DTA được áp dụng trong phạm vi nào?
Hiện nay, phần lớn các nước và các vùng lãnh thổ đều thực hiện DTA. Hiệp định này được xây dựng dựa trên 2 nguyên tắc chính: nguyên tắc cư trú và nguyên tắc nguồn.
Tại Việt Nam, hiệp định DTA chỉ áp dụng với các đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc cư trú tại những quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định DTA với Việt Nam. Đồng thời, cũng rất nhiều trường hợp đối tượng áp dụng DTA vừa là đối tượng cư trú tại Việt Nam vừa là đối tượng cư trú tại các nước đã ký hiệp định với Việt Nam.
2. Các loại thuế áp dụng trong hiệp định DTA
Hiện nay, các nước đang áp dụng 2 loại thuế dưới đây theo hiệp định DTA
2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thu nhập cá nhân muốn được khấu trừ trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí hoặc muốn miễn giảm thuế khi đã áp dụng Hiệp định để tránh bị đánh 2 lần thuế các thủ tục thực hiện thêm sẽ bao gồm các giấy tờ đúng theo yêu cầu quy định của pháp luật hiện hành tại nước sở tại.
Nếu như từ trước đó doanh nghiệp đã thuộc diện được miễn giảm thuế, các năm tiếp theo thủ tục sẽ đơn giản hơn. Ban lãnh đạo của doanh nghiệp chỉ cần cung cấp bản chụp hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp, cá nhân ở nước sở tại có xác nhận của ban lãnh đạo.
Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp được những thông tin, tài liệu theo yêu cầu của pháp luật có thể tiến hành giải trình để cơ quan thuế xem xét và đưa ra quyết định nếu vẫn muốn thực hiện quyền lợi.
Ngoài ra còn có 2 trường hợp khác sẽ được áp dụng miễn giảm thuế thu nhập cá nhân: Tính thuế giá trị gia tăng, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên hình thức tính phần trăm trên doanh thu và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu
Xem thêm: Việc làm nhân sự
2.2. Thuế thu nhập cá nhân
Nếu những cá nhân nước ngoài hiện đang cư trú ở nước sở tại muốn được miễn thuế sẽ phải chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ đúng như yêu cầu về mặt luật pháp của nước đó.
Tương tự như những điều kiện trong thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu đã thuộc diện miễn giảm của những năm trước đó doanh nghiệp chỉ cần đưa ra bằng chứng về hợp đồng lao động ký kết tại nước sở tại năm nay. Nếu chưa chuẩn bị được giấy tờ sẽ phải khai báo cụ thể để được cơ quan thuế xem xét.
3. Những nguyên tắc trong áp dụng Hiệp định DTA
Trước tiên, Hiệp định DTA ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi cho những doanh nghiệp, cá nhân tham gia kinh doanh, làm việc tại nước sở tại. Hiệp định tách rời và không tạo ra quy định, nghĩa vụ về thuế so với luật thuế trong nước. Pháp luật hiện hành tại Việt Nam chưa áp dụng thu thuế đối với mức thuế suất nhất định hoặc một loại thu nhập đặc biệt.
Với những thuật ngữ chưa được định nghĩa trong Hiệp định, để áp dụng vào nền tảng pháp luật về thuế tại Việt Nam những thuật ngữ đó sẽ có nghĩa tương đương với các quy định tại nước ta thời điểm đó.
Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ tháng 7/ 2007, cơ chế kê khai đã thay đổi từ Cơ quan thuế thông báo cho cá nhân, doanh nghiệp về nghĩa vụ nộp thuế sang đối tượng nộp thuế như cá nhân, doanh nghiệp phải nêu cao tinh thần tự giác, nộp và chịu cách trách nhiệm về thuế. Nếu như đối tượng nộp thuế không tự giác kê khai, nộp thuế Cơ quan thuế sẽ không đưa ra những quyết định liên quan đến miễn, giảm thuế.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 205/2013/TT-BTC vào năm 2013 để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá nhân, doanh nghiệp nộp thuế dễ dàng nắm bắt và áp dụng quy định của Hiệp định DTA. Những hướng dẫn thực hiện này đã giúp bên có nghĩa vụ nộp thuế hiểu hơn về quyền lợi bản thân được nhận khi chấp hành nghĩa vụ, tránh bị đánh thuế hai lần cũng như ngăn ngừa từ gốc rễ hành vi trốn thuế với những loại thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản.
Ngoài ra, những tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng ưu đãi thuế không không áp dụng Hiệp định DTA. Những tổ chức, cá nhân này được hưởng quyền lợi từ Điều ước quốc tế và phải tiến hành cung cấp những giấy tờ, thủ tục liên quan đến văn bản này.
Có thể thấy, DTA là một hiệp định quan trọng đóng một vai trò lớn trong quá trình hội nhập và vươn ra thế giới của nước ta nói riêng và các nước quốc tế nói chung. Để hiểu hơn về những điều luật, nghị định được áp dụng trong DTA, các bạn hãy tham khảo từ những trang thông tin chính thống để tránh bị những kẻ trục lợi cá nhân xuyên tạc, bôi nhọ Chính phủ với mục đích xấu. Vậy là topcvai.com đã cùng các bạn giải mã DTA là gì và tìm hiểu những thông tin liên quan. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ trang blog của chúng tôi!
Tham gia bình luận ngay!