1. Tìm hiểu khái niệm về vốn ODA
ODA với tên gọi đầy đủ là Hỗ trợ phát triển chính thức với tên tiếng ANh là Official Development Assistance. Đây được coi là một hình thức đầu tư nước ngoài với mục đích hỗ trợ các khoản đầu tư dưới hình thức cho vay không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp với thời hạn vay lâu dài.
Vốn ODA còn có tên gọi dưới hình thức là viện trợ cho chính phủ với mục đích phát triển kinh tế và hỗ trợ thúc đẩy nâng cao phúc lợi ở các nước đầu tư.
ODV là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại hoặc hoàn với mức lãi thấp của các tổ chức chính phủ hay Liên hợp quốc hoặc các tổ chức tài chính quốc tế viện trợ cho các nước kém phát triển và đang phát triển vay.
2. Những đặc điểm của dự án ODA
2.1. Nguồn vốn để xây dựng
Nguồn vốn để xây dựng và thực hiện dự án ODA đều là của những tổ chức, chính phủ của các công ty, tập đoàn nước ngoài tài trợ. Cấp phát tài chính dưới hình thức cho vay toàn bộ hoặc một phần nhỏ từ ngân sách nhà nước là cơ chế tài chính của các dự án ODA. Các dự án này có vốn xuất phát từ khoản đóng góp từ phía Việt Nam bằng những hiện vật hoặc những tài sản có giá trị để thực hiện những chương trình hoặc dự án với tên gọi là vốn đối ứng. Vốn đối ứng có thể xuất hiện dưới dạng tiền được cấp từ ngân sách chính phủ hoặc nguồn nhân lực hay cơ sở vật chất.
Cái tạo nên sự khác biệt các dự án khác với các dự án thuộc nguồn vốn ODA chính là nguồn vốn cùng với các yêu cầu, điều khoản hay cơ sở pháp lý về quản lý quá trình thực hiện của các nhà đầu tư và các nhà tài trợ.
2.2. Tính tạm thời
Tính tạm thời của các dự án ODA có nghĩa là các dự án này có khởi đầu và kết thúc đã được xác định. Các dự án này thược được thực hiện trong một khoảng thời gian ấn định, có thể là một vài tháng hoặc vài năm.
Những nhân sự của án được ký kết theo dạng hợp đồng lao động ngắn hạn với thời gian làm việc tương thích với thời gian thực hiện dự án.
2.3. Tính duy nhất trong việc thực hiện các dự án có vốn ODA
Những dự án có vốn ODA luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề như nhân lực, môi trường, thời gian,.. Bởi ở mỗi dự án đều mang lại các sản phẩm hoặc dịch vụ có tính duy nhất, không giống các dự án nào được thực hiện trước đó. Mỗi công trình xây dựng được tạo nên đều có sự khác biệt trong chủ đầu tư, thiết kế hoặc địa điểm khác nhau. Khi lên các kế hoạch sử dụng nguồn vốn ODA cần phải khảo sát, tìm hiểu các đặc trưng riêng của mỗi dự án, đồng thời phân tích, lên kế hoạch trước khi lên kế hoạch thực hiện dự án.
3. Những ưu điểm và nhược điểm của dự án ODA mang lại
3.1. Những ưu điểm chính của ODA
Có nguồn vốn ODA, nước ta đã có thêm nhiều cơ hội để phát triển thêm về cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng thêm nhiều trường học, hỗ trợ các dự án để thúc đẩy nền kinh tế trở nên phát triển như hiện tại.
Cùng với đó, nguồn vốn ODA được cấp với lãi suất rất thấp chỉ dưới 3% / năm kết hợp với thời hạn cho vay kéo dài rất lâu từ 25 đến 40 năm mới cần phải hoàn trả giúp cho việc xoay vòng vốn và thúc đẩy tạo động lực phát triển kinh tế một cách hiệu quả hơn.
Nổi bật nhất chính là trong nguồn vốn ODA luôn có được viện trợ không cần hoàn lại thấp nhất là 25% tổng số vốn ODA mà quốc gia được cung cấp.
3.2. Những rủi ro mà ODA mang lại
Khi được nhận viện trợ ODA từ các nước lớn, họ luôn gắn vào đó những lợi ích có lợi cho bên họ như mở rộng củng cố thị trường, theo đuổi mục đích chính trị,.. Các quốc gia này đều hướng đến đầu tư những lĩnh vực mà họ đang quan tâm phát triển. Mục đích đầu tư vào nước ta cũng sẽ đem lại cho họ những lợi ích hay tầm nhìn chiến lược nào đó như kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực đầu tư hoặc trên toàn thế giới.
3.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế
Các nước tiếp nhận ODA phải được dỡ bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ của các ngành công nghiệp. Cùng với đó, bảng thuế nhập khẩu hàng hóa của nước tài trợ không mắc phải những vấn đề xung đột.
Những nước được đầu tư dự án ODA phải tuân thủ theo yêu cầu bảo hộ cho những danh mục hàng hoá của nước tài trợ. Đồng thời cần hỗ trợ những ưu đãi với các nhà đầu tư trực tiếp từ nước ngoài với các ngành nghề mang lại lợi nhuận cao.
Đồng thời khi cung cấp nguồn vốn cho các dự án ODA các nước nhận viện trợ cũng buộc phải mua những sản phẩm của các nước phát triển cung cấp vốn cho dù không phù hợp với văn hoá hay truyền thống của đất nước này.
3.2.2. Trong vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu
Cùng với đó, các điều khoản về mậu dịch liên quan đến nhập khẩu sản phẩm như các nước cấp ODA cho nước nhận ODA với điều kiện phải chấp nhận một khoản ODA dưới dạng hàng hóa hoặc dịch vụ cho đất nước của họ cung cấp.
Đôi khi các nước nhận nguồn vốn ODA khi muốn sử dụng vào một mục đích nào đó, các danh mục dự án phải được các nước cấp ODA đồng ý cho dù họ không nhận trực tiếp điều hành dự án nhưng vẫn được đứng tên với danh nghĩa và nhận quyền lợi như một thành phần góp vốn đầu tư.
Không thể tránh khỏi những rủi ro khiến các nước tiếp nhận ODA rơi vào tình trạng nợ nần không thể hoàn trả do không quản lý được số vốn, không có kinh nghiệm quản lý gây nên tình trạng thất thoát, lãng phí hay sử dụng vốn không hợp lý khiến quá trình nhận và cấp vốn đầu tư không hiệu quả.
Hy vọng, qua bài viết này, topcvai.com có thể cung cấp cho bạn kiến thức để giải đáp cho câu hỏi Dự án ODA là gì? Mong rằng những kiến thức này có thể giúp bạn ứng dụng vào thực tiễn, vận dụng làm những điều có ích cho bạn thân và cho xã hội.
Tham gia bình luận ngay!