1. Dung dịch rơ miệng là gì?
Dung dịch rơ miệng là một loại chất lỏng được sử dụng để thoa vào lưỡi và miệng cho bé để phòng và điều trị các vấn đề về răng miệng cho trẻ như bị đẹn (nấm lưỡi, tưa lưỡi), sưng nướu, lở miệng. Không có quy định một sản phẩm cụ thể nào là dung dịch rơ miệng vì đây là danh từ chung chỉ tất cả các loại chất lỏng có tác dụng làm vệ sinh sạch sẽ răng nướu cho trẻ.
Hiện trên thị trường người ta có bán dung dịch rơ miệng có tên Denicol 20% đóng trong hình thức chai nhỏ 15ml. Tuy nhiên, các mẹ bỉm sữa cũng có thể tự làm dung dịch rơ miệng cho con mình từ nguyên liệu thiên nhiên dựa theo công thức dân gian của ông cha truyền lại. Dù làm bằng hình thức nào thì dung dịch rơ miệng cũng đều phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ và có hiệu quả bảo vệ tốt những các vấn đề về răng miệng.
Dung dịch rơ miệng thường sử dụng cho trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 5 tháng tuổi với mức độ thường xuyên, đều đặn. Hoặc có những gia đình vẫn rơ miệng cho trẻ cho tới khi em bé đã mọc gần hoàn chỉnh hàm răng.
2. Vì sao cần sử dụng các dung dịch rơ miệng cho trẻ
Việc chúng ta rơ miệng cho trẻ cũng giống như hành động người lớn đánh răng mỗi ngày vậy. Dung dịch rơ miệng sẽ là hoạt chất giúp làm sạch khoang miệng của bé, ngăn ngừa sự tích tụ vi khuẩn bảm trong khoang miệng. Vì thế mẹ cần đảm bảo thực hiện hoạt động này đều đặn mỗi ngày cho trẻ để tạo một tiền đề tốt phát triển sức khỏe răng miệng sau này cho trẻ.
Thêm một lý do được các mẹ truyền tai nhau rất nhiều, cũng đã được cá nha sĩ, các bác sĩ chuyên khoa răng miệng khẳng định chúng ta nên rơ miệng thường xuyên cho trẻ bằng dung dịch rơ miệng bởi vì thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa mẹ và sữa công thức, chúng rất dễ tạo các mảng bám trên lưỡi, nướu hoặc ở vị trí hàm ếch. Nhất là khi ở độ tuổi sơ sinh trẻ chưa được uống nước sau mỗi lần bú sữa nên sẽ không làm trôi đi các cặn sữa còn đọng lại. Vì vậy, dung dịch rơ miệng sẽ giúp các phụ huynh ngăn ngừa không cho các mảng bám màu trắng này tồn tại vì nếu không chúng sẽ là nguyên nhân khiến cho trẻ khó chịu, biếng ăn, nghiêm trọng hơn nữa là dễ gây ra tình trạng nấm miệng ở trẻ.
3. Rơ lưỡi cho trẻ bằng dung rịch rơ miệng bao nhiêu là tốt?
Lợi ích và sự cần thiết phải sử dụng dung dịch rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh chúng ta đã biết qua những chia sẻ ở trên thế nhưng không hoàn toàn giống với quy cách đánh răng của người lớn được quy định là 2 lần/ ngày, việc rơ lưỡi cho trẻ bằng dung dịch rơ lưỡi có thể áp dụng linh hoạt để phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Và việc lựa chọn dung dịch rơ lưỡi cho bé bằng gì và bao nhiêu lần sẽ được căn cứ vào từng trường hợp cụ thể đó.
Nhưng trước hết, chúng ta sẽ phải tìm hiểu xem nên rơ lưỡi cho con bao nhiêu lần là đủ. Các mẹ có thể chia ra theo từng trường hợp để quy định số lần tiến hành việc vệ sinh răng nướu cho con như thông tin bên dưới nhé.
3.1. Số lần rơ miệng phù hợp đối với trẻ bé mẹ hoàn toàn
Trường hợp các bé đang bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì việc rơ lưỡi có thể không cần thực hiện thường xuyên vì sữa mẹ dù nhiều chất hay không thì cũng có một độ thanh khiết tốt để không tạo ra được các cặn trắng trong khoang miệng hoặc trên lưỡi của trẻ. Chính vì thế mà các mẹ có thể chỉ cần rơ lưỡi cho con khoảng 2 hoặc 3 ngày 1 lần là được. Như vậy cũng sẽ giúp giảm áp lực và sự cọ sát trên lưỡi của trẻ, khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
3.2. Số lần rơ lưỡi cho trẻ có chế độ ăn kết hợp cả sữa mẹ và sữa công thức
Không phải đứa trẻ nào cũng được bú mẹ hoàn toàn do nhiều nguyên nhân, hoặc là mẹ ít sữa hoặc người mẹ phải đi làm sớm cho nên các bé sẽ được bổ sung thêm sữa công thức để đảm bảo dinh dưỡng. Vậy thì việc dặm thêm sữa ngoài như vậy có ảnh hưởng gì đến số lần rơ lưỡi của con?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe nhi đồng thì mẹ cần tiến hành rơ lưỡi vệ sinh răng miệng cho con mỗi ngày 1 lần nếu con có ăn thêm sữa ngoài và nên làm điều đó ngay sau khi cho trẻ tắm xong, không nhất thiết là phải làm vào buổi sáng sau khi trẻ thức dậy.
3.3. Rơ lưỡi cho trẻ bú sữa công thức hoàn toàn
Trong 3 trường hợp: trẻ bú mẹ hoàn toàn, trẻ vừa bú mẹ vừa ăn thêm sữa công thức và trẻ ăn sữa công thức hoàn toàn thì trường hợp thứ ba chính là đối tượng trẻ cần được làm rơ lưỡi bằng dung dịch nhiều nhất. Đặc tính của sữa công thức đặc cho nên dễ để lại lắng cặn gây ra các vấn đề như đẹn lưỡi, tưa lưỡi, để lâu sẽ hình thành các mảng nấm, viêm và khiến cho trẻ lười bú vì đơn giản các mảng bám, các vấn đề phát sinh không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến vị giác trẻ. Vậy nên, nếu nhà ai có trẻ ăn sữa công thức hoàn toàn, hãy rơ lưỡi đều đặn mỗi ngày 2 lần nhé.
4. Rơ miệng cho bé bằng gì?
Sau khi đã hiểu dung dịch rơ miệng là gì và biết nên rơ miệng cho trẻ với tần số phù hợp như thế nào trong từng trường hợp cụ thể, các mẹ cũng nên tham khảo xem có thể rơ miệng cho con bằng những loại dung dịch gì. Từ kiến thức thực tế, có lẽ nhiều mẹ biết khá nhiều các dung dịch có thể làm rơ lưỡi cho con nhưng có những mẹ lại tỏ ra khá lúng túng về điều đó. Vậy thì hãy đọc tiếp nội dung này để có thêm một mảng kiến thức chăm con hiệu quả.
4.1. Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch thuốc
Chúng ta gọi là dung dịch thuốc để phân biệt với cách rơ miệng truyền từ kinh nghiệm truyền thống. Như đã đề cập đến ở trên, các mẹ có thể tìm mua sản phẩm rơ miệng đã được chế sẵn và bán trên thị trường có tên gọi là Denicol 20% hay còn được gọi là dung dịch rơ miệng Natra Borat. Loại thuốc này có công dụng chính là để điều trị các vấn đề lưỡi trắng, sưng lợi, tưa lưỡi ở trẻ em. Dung tích của Denicol rất nhỏ, chỉ khoảng 15ml đóng trong 1 lọ thành phẩm.
Không khó để mua loại dung dịch rơ miệng này vì nó được bày bán ở hầu hết các tiệm thuốc tây với giá chỉ khoảng 10 đến 15 ngàn đồng. Lưu ý, trên các trang mạng xã hội, các ứng dụng mua sắm cũng đăng tải thông tin bán hàng của loại sản phẩm này rất nhiều, nếu mẹ có thói quen mua hàng online thì cần phải lựa được shop online uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Tuy nhiên thì tốt hơn hết, chúng ta nên chịu khó đến tại các tiệm thuốc đã được chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn bán và tư vấn thuốc để mua vì xã hội hiện đại như ngày nay, dường như ở đâu cũng có những tiệm thuốc như vậy được mở ra, và nhất là khi chỉ với mức giá khá rẻ thì không có lý do gì phải săn hàng online để phải tăng thêm thời gian chờ nhận hàng.
Thêm nữa, nếu cẩn thận, các mẹ có thể mua nhiều lọ dung dịch rơ miệng ngay từ trước khi sinh để đảm bảo tiện cho sử dụng sau này. Tất nhiên là khi mua cũng cần chú ý đến hạn sử dụng để đảm bảo không mua nhiều quá dùng không hết đến quá hạn sử dụng bạn nhé.
4.2. Rơ miệng cho trẻ bằng dung dịch rơ miệng được làm theo cách truyền thống
Từ xa xưa, người dân Việt Nam ta đã có phong tục sống bằng những kinh nghiệm truyền đời của ông cha. Và ngay trong cách chăm sóc trẻ cũng được các cụ truyền lại rất nhiều kinh nghiệm hay, bao gồm cả việc chăm sóc vệ sinh răng nướu cho trẻ. Vậy có những cách dân gian nào để làm dung dịch rơ miệng cho trẻ? Và những cách đó liệu có an toàn hay không? Có rất nhiều mẹ sẽ quan tâm đến vấn đề này, vậy thì hãy đọc ngay kinh nghiệm bên dưới.
4.2.1. Rơ lưỡi cho trẻ bằng dung dịch làm từ lá hẹ
Vì sao chúng ta có thể sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi cho trẻ? Nói đến lá hẹ có lẽ không ai là không biết vì nó là một loại rau gia vị quen thuộc sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của con người. Lá hẹ cũng đã được kiểm chứng là lành tính và có khả năng đánh sạch các vết bám do đó, mẹ có thể sử dụng lá hẹ để rơ miệng cho con, nhưng nên áp dụng với trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên nhé.
Để chế tạo dung dịch rơ miệng cho trẻ bằng lá hẹ, các bạn có thể tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: lấy một ít lá hẹ đem rửa sạch, đun sôi. Sau đó vớt lá ra để ráo nước và đem vào giã nhuyễn
Bước 2: Vắt lấy nước từ lá hẹ được giã nhuyễn để làm rơ lưỡi cho trẻ
Bước 3: Sử dụng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay (lưu ý các mẹ đã vệ sinh tay thật sạch) sau đó nhúng ngón tay quấn gạc vào nước lá hẹ vừa vắt được để chà nhẹ vào khoang miệng trẻ. Hãy chà vùng bên trong của 2 bên má trước, tiếp đến là các vị trí ở khu vực vòm họng, cùng cùng bạn chà đến lưỡi trẻ.
Vậy là đã xong quá trình rơ lưỡi cho bé bằng dung dịch lá hẹ với ba bước vô cùng đơn giản.
4.2.2. Rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót
Với cách này, bạn cũng áp dụng cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên. Cùng với lá hẹ, rau ngót cũng là một nguyên liệu được rất nhiều bà mẹ tin dùng để chế dung dịch rơ lưỡi cho trẻ. Cách làm cũng tương tự như cách chúng ta tiến hành với lá hẹ và mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về mức độ lành tính của rau ngót.
Vẫn là lưu ý làm thật nhẹ nhàng trong quá trình đưa tay vào khoang miệng con để rơ miệng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hợp tác với các mẹ.
Như vậy, dân gian đã đem đến cho phụ nữ mọi thời những phương pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ rất tuyệt vời. Dù là lá hẹ hay rau ngót thì đó cũng là những nguyên liệu có nguồn gốc đến từ thiên nhiên lành tính, an toàn với trẻ. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên áp dụng các mẹo dân gian này khi em bé đã cứng cáp, tức là ở độ tuổi từ 5 tháng trở lên để đảm bảo sự thích ứng của trẻ đối với các hương vị và các chất trong tự nhiên vì khi rơ miệng, một phần nhỏ dung dịch vẫn được bé nuốt vào trong dạ dày. Còn đối với trẻ sơ sinh, tốt hơn hết chúng ta nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để rơ miệng là thích hợp nhất.
Như vậy, qua những khám phá thú vị về dung dịch rơ miệng, các bạn đặc biệt là những ai lần đầu làm mẹ đã có thêm kiến thức trong việc chăm sóc con. Bài viết không chỉ mang đến cho các bạn sự hiểu biết dung dịch rơ miệng là gì mà còn giúp bạn có thể tận dụng các phương pháp từ dân gian để làm dung dịch rơ miệng an toàn, hiệu quả. Chúc các mẹ chăm sóc bé luôn khỏe mạnh.
Tham gia bình luận ngay!