1. Làm sáng tỏ khái niệm ENT là gì?
Thuật ngữ ENT được nêu rõ nội dung trong văn bản quy định pháp luật. Cụ thể tại Nghị định số 9 của Chính phủ Ban hành năm 2018 định nghĩa rằng, ENT được dịch nghĩa là Kiểm tra nhu cầu kinh tế. ENT là một thủ tục được thực hiện bởi những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chuyên các hoạt động và nhu cầu phân phối.
Trong đó, các doanh nghiệp này sẽ được thực hiện các công tác sau: bán buôn, bán lẻ sản phẩm, cung cấp dịch vụ đại lý và ăn hoa hồng đối với toàn bộ những sản phẩm được sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu đúng quy định luật pháp. Riêng với trường hợp sản phẩm nhập khẩu, những điều kiện nêu trên hoàn toàn được ứng dụng khi đã một đơn vị doanh nghiệp đã thành lập nhiều cơ sở đại lý.
Việc thực hiện hoạt động kiểm tra nhu cầu kinh tế đối với các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những nhiệm vụ quan trọng không thể bỏ qua trong trường hợp doanh nghiệp muốn xin cấp giấy tờ, chứng nhận việc thành lập cơ sở bán lẻ. Để tiến hành ENT thuận lợi, mỗi cá nhân liên quan và được giao cho nhiệm vụ này đều cần phải nắm được các quy định mà pháp luật ban hành dành cho nó. Ngay sau đây sẽ là những thông tin quan trọng bạn cần nắm bắt.
Xem thêm: Thuật ngữ ETA là gì
2. Cơ sở pháp lý của ENT
Theo văn bản Biểu Cam kết dịch vụ - Cam kết gia nhập WTO được đưa ra trong quy định pháp luật Việt Nam thì trong thời gian 3 năm, tính từ thời điểm mà doanh nghiệp gia nhập vào tổ chức Thương mại kinh tế thế giới này thì nếu như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư cho hoạt động phân phối thì sẽ được phép phân phối những dịch vụ về bán buôn, bán lẻ, đại lý hoa hồng cho tất cả các mặt hàng đã nêu ở phần nội dung trên. Điều kiện kèm theo cần đáp ứng đó là doanh nghiệp phải thành lập hơn 1 cơ sở đại lý. Và việc thành lập thêm cơ sở đại lý bán lẻ từ cơ sở thứ 2 trở lên đều phải dựa trên căn cứ ENT.
Có thể nói, nội dung cam kết mang tính quốc tế, với sự điều phối, quy định chung của WTO chính là căn cứ quan trọng giúp cho Chính phủ nước ta có thể đảm bảo tốt các quyền, nghĩa vụ với những đơn vị đầu tư nước ngoài hoạt động theo hình thức bán buôn, bán lẻ ở mảng phân phối kinh doanh. Trong nội dung mà luật pháp ban hành có những quy định chuyển hóa từ cam kết sang quy định quốc nội trên phương diện pháp luật. Kết quả của sự chuyển hóa này được kết động tại Nghị định 23 của Chính phủ, trong Thông tư số 9 và Quyết định số 10.
Suốt quá trình ENT được tiến hành đáp ứng đúng những điều đã cam kết theo luật mà WTO ban hành thì đất nước ta đã rất tích cực và thiện chí để tiếp thu tất cả mọi ý kiến đóng góp được đưa ra, đến từ tất cả đơn vị bán lẻ, các cơ sở khác để có thể hoàn thiện hơn nữa về nội dung quy định về việc kiểm tra ENT. Cũng trong điều khoản quy định thì việc kiểm tra nhu cầu kinh tế được tiến hành thực hiện theo nguyên tắc minh bạch, nới lỏng quá trình đánh giá, xem xét.
Điều này đã rất được chú ý đảm bảo thực hiện ở nước ta. Minh chứng là sự ban bố của Thông tư 08 của Bộ Công Thương về nội dung quy định đối với các hoạt động bao gồm mua bán các sản phẩm tại đơn vị FDI tại nước ta. Tiếp sau đó, vào năm 2014, bản Thông tư 3 công bố về quá trình mua bán cụ thể nguồn sản phẩm diễn ra tại các doanh nghiệp FDI được ban hành.
Yêu cầu kiểm tra kinh tế (ENT) tiếp tục được khai thác với những thay đổi, bổ sung nhằm đảm bảo phù hợp. Đặc biệt là các nội dung hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập, xin cấp giấy phép để thành lập nên những cơ sở bán lẻ hàng hóa.
Đây là những nội dung của luật pháp liên quan đến ENT. Tiến hành nội dung yêu cầu kiểm tra kinh tế như thế cũng không dễ dàng mà phải đi qua sự căn cứ và xác lập theo quy định luật pháp. Từ thông tin quy định được nêu trên, bạn hãy xác định chi tiết các yếu tố cần lưu ý có thể xác định.
Xem thêm: Việc làm IT phần mềm
3. Những trường hợp cần kiểm tra nhu cầu kinh tế
Căn cứ vào Quy định nêu rõ tại Điều 23, Khoản 1 của Nghị định 09 được Chính phủ ban hành, trường hợp cần phải tiến hành hoạt động ENT đó chính là các cơ sở bán lẻ được thành lập ngoài cơ sở thứ nhất. Có một trường hợp ngoại lệ không thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế đó là khi doanh nghiệp có quy mô về diện tích chưa đến 500 mét vuông và được thành lập, hoạt động tại trung tâm thương mại nhưng lại không phải là loại hình siêu thị mini ha cửa hàng tiện ích.
4. Nắm bắt những tiêu chí xác lập ENT
Việc nắm bắt đầy đủ, chính xác để ứng dụng đúng các tiêu chí kiểm tra yêu cầu kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tác động tới kết quả và suốt quá trình doanh nghiệp xin xác nhận, làm thủ tục để thành lập từ cơ sở thứ hai có vốn FDI chuyên bán lẻ sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm do Việt Nam sản xuất. Hội đồng ENT đã xác định và nêu rõ các tiêu chí đó bao gồm:
- Quy mô của khu vực đang chịu tác động từ việc hoạt động của cơ sở bán lẻ.
- Số lượng của những cơ sở đó tính trong một phạm vị khu vực nhất định nào đó.
- Sự tác động đối với tình hình ổn định thị trường và ổn định trong kinh doanh của cơ sở bán lẻ, chợ khác ở trong cùng một môi trường địa lý.
- Khả năng cơ sở bán lẻ có thể đóng góp vào sự phát triển chung trên phương diện kinh tế xã hội và tại khu vực địa lý nơi nó đang hoạt động. Vậy sự đóng góp này sẽ được đánh giá trên những bình diện nào?
+ Khả năng tạo ra việc làm dành cho lực lượng lao động
+ Thúc đẩy ngành bán lẻ tại khu vực địa lý thêm hiện đại hóa.
+ Giúp cải thiện chất lượng đời sống của con người trong khu vực thực hiện ENT
+ Đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước.
4. Thẩm quyền kết luận điều tra ENT
Theo điều 24 nghị định 09/2018/NĐ-CP: Chủ tịch Hội đồng ENT là người đưa ra văn bản kết luận đề xuất có được cho phép hay không cho phép lập cơ sở bản lẻ dựa trên các đánh giá và đề xuất của hội đồng ENT.
Dù có những nội dung tiêu chí đã được xác định rất rõ ràng thế nhưng về bản chất, người đánh giá cần phải nhìn ra sự phù hợp hay không của khu vực để lập cơ sở bán lẻ. Qua đó, Hội đồng ENT sẽ đưa ra quyết định có thành lập cơ sở bán lẻ không. Thế mới thấy việc hiểu ENT là rất quan trọng. Nếu như doanh nghiệp của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực trên thì chắc chắn không thể bỏ qua những nội dung hiểu biết về ENT nhé!
Tham gia bình luận ngay!