1. Giới thiệu khái niệm ETD là gì?
ETD không còn là khái niệm gì xa lạ với những ai đang thep đuổi ngành vật tải và giao thương quôc tế. Đây được coi mà một trong những nghề nghiệp đang rất thu hút người trẻ đầu tư chất xám của mình để có cơ hội việc làm tốt sau này.
ETD là khái niệm được viết tắt bởi Expected hoặc Estimated Time of Departure, tiếng Việt là thời gian khởi hành dự kiến hoặc thời gian khởi hành ước tính. Từ tên đầy đủ của nó, ta có thể phần nào hiểu dược ý nghĩa đơn giản đó là thời gian ước lượng thời gian dự tính mà một đơn hàng sẽ được chuyên đi khỏi bờ cảng hàng hóa để quan trở về với người sở hữu, mua bán chúng một cách an toàn.
Đây là một công cụ hữu ích giúp đánh giá liệu đâu mới là thời gian mà khả năng hàng hóa sẽ được đưa ra khỏi cảng, các địa điểm trung chuyển, bao giờ nó mới được đưa đến với tay của người chủ, người tiêu dùng.
ETD thường được tính bằng ngày và hầu như không cập nhật vì đây chỉ là những mốc thời gian khái niệm và dự đoán. Ngoài những vấn đề sản phẩm, có rất nhiều những yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian giao hàng và khiến ETD trở thành một công cụ đắc lực để dự đoán và xử lý hoạt động vận tải và xuất nhập khẩu mang tính linh hoạt này.
2. Ý nghĩa của việc sử dụng ETD
Việc sử dụng ETD có tác động rất lớn tới việc quản lý hàng hóa trong ngành logistic và ngành xuất nhập khẩu. Chính nhờ chỉ số về thời gian này, người quản lý hàng hóa có thể ước lượng được thời gian hàng hóa được xuất đi khỏi kho, khỏi cảng hàng hải, hàng không để sắp xếp hàng hóa mới vào kho lưu trữ, tránh gây lãng phí tài nguyên và chi phí lưu trữ, bảo quản hàng hóa không cần thiết.
Việc đánh giá ngày xuất hàng cũng khiến khách hàng tính toán, dự đoán được kế hoạch nhận hàng và sắp xếp thời gian cá nhân của bản thân, chuẩn bị trước các điều kiện để nhận hàng, hoàn thành các thủ tục, quy trình cần thiết.
Việc ETD được điều chỉnh liên tục theo các biến động cũng là dấu hiệu giúp những người quản lý phát hiện và xử lý những sự cố thật kịp thời. Sự nhanh nhạy và tính linh động của ETD khiến doanh nghiệp vận tải, logistic, xuất nhập khẩu nâng cao hiệu quả làm việc và xử lý thông tin hàng hóa của mình, giảm thiểu những rủi ro và chi phí lưu giữ hàng hóa quá lâu ngày.
Xem thêm: Logistics xanh là gì? Lợi ích của logistics xanh trong cuộc sống
3. Tính toán ETD trong các ngành vận tải, logistic
Cách thức để tính ETD thường được suy ra từ ngày mà doanh nghiệp hẹn giao với đối tác, khách hàng của mình. Họ sẽ phân tích những yếu tố trong quá trình giao hàng để tìm ra thời gian riêng biệt của mỗi chuyến đi.
Tùy vào thời lượng kéo dài khác nhau của các chuyến chở hàng bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy hay đường hàng không phụ thuộc vào tốc độ của các phương tiện và độ dài của quãng đường vận chuyển mà ETD có thể gần hơn hoặc xa hơn.
Tuy nhiên, chỉ số ngày xuất phát dự kiến này chỉ đơn thuần được phán đoán dựa trên việc tính toán các con số đáng tin cậy chứ chưa tính đến những sự cố ngoài ý muốn như tình hình thời tiết bất lợi, ùn tắc tại các tuyến giao thông mà phương tiện trở hàng sẽ đi qua, các tình hình thiên tai bất ngờ, các thảm họa thiên nhiên hay những biến động tại các quốc gia khác nhau. Ví dụ điển hình của câu chuyện sự cố vận chuyển gần đây nhất chính là vụ việc con tàu Ever Given bị mắc kẹt tại kênh đào Suez gây ra sự ùn ứ cho tất cả các phương tiện chở hàng hóa trên hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới.
4. Phân biệt ETD với các khái niệm dễ nhầm khác trong ngành
Bên cạnh thuật ngữ viết tắt ETD mang ý nghĩa là ngày dự kiến khởi hành thì ngành vận tải, logistic còn thường xuyên sử dụng một thuật ngữ song song khác đó là ETA. ETA là ký tự viết tắt của Estimated Time of Arival, nghĩa là thời điểm dự kiến mà lô hàng sẽ cập cảng, đến đích. Hai yếu tố này hầu như luôn luôn đi đôi với nhau trong quá trình quản lý hàng hóa và thông báo tới khách hàng. Chúng không hề trái ngược mà bổ sung cho nhau, giúp cho việc quản lý thời gian xuất, nhập hàng hóa được suôn sẻ và thuận lợi, chính xác hơn.
Tuy nhiên, chính vì những tính toán ước lượng thời gian của ETD và ETA không bao gồm các tác nhân ngoại cảnh bất lợi có thể xảy ra, vậy nên sự sai số trong dự kiến ngày xuất hành và ngày đến là không thể tránh khỏi. Khi làm việc với những người ngoài ngành, không am hiểu về kiến thức, thuật ngữ logistic, vận tải, xuất nhập khẩu, nhân viên quản lý hàng hóa cần nhấn mạnh vào tính chất ước lượng, dự đoán của chỉ số này để tránh gây hiểu lầm, nhầm lẫn cho khách hàng.
ETD và ETA khi không được giải thích kỹ càng sẽ khiến nhiều người lầm tưởng thành ATA và ATD, tức là thời gian đến thực tế và thời gian xuất hành thực tế. Sự nhầm lẫn giữa các khái niệm này có thể gây ra nhiều vấn đề khi khách hàng đến nhận hàng nhưng hàng hóa thì lại chưa đến nơi, hoặc hàng đã đến rồi nhưng khách hàng không thể sắp xếp đến để hoàn thành thủ tục nhận hàng hóa.
Sự chênh lệch giữa ETD và ATD, ETA và ATA có thể phản ánh hiệu quả quản lý của nhân viên làm trong lĩnh vực này khi giảm thiểu những yếu tố tạo nên rủi ro, không chắc chắn trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, đôi khi sự chênh lệch này lại mang chiều hướng khác tích cực khi thời gian đến và xuất hành dự kiến lại sớm hơn hoặc trùng khớp với thời gian ước lượng. Nguyên nhân có thể là do hiệu suất làm việc, vận tốc thực tế của phương tiện, tình hình giao thông, các yếu tố tự nhiên như thuận hướng gió khiến tàu biển đi nhanh hơn,...
Tuy nhiên, không phải hàng đến sớm lúc nào cũng tốt, vì chúng có thể gây phát sinh các khoản phí bến bãi xếp đặt, lưu trữ hàng hóa trong lúc chờ được xử lý hoặc nhận bởi khách hàng. Vì vậy, điều kiện tốt nhất vẫn là sự trùng khít giữa hai chỉ số dự kiến và thực tế sẽ mang tới lợi ích tốt nhất trong doanh nghiệp vận tải, logistic,...
Qua những thông tin khái quát trên, topcvai.com đã đưa ra một số những thông tin liên quan đến khái niệm ETD là gì, ý nghĩa của thuật ngữ ngày khởi hành dự kiến này và những chi tiết liên quan đến cơ sở để tính toán ra những con số tác động đến hoạt động xuất, nhập hàng hóa này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đã học được cách phân biệt các thuật ngữ, con số khác dễ nhầm với ETD trong ngành đó là ETA, ATA, ATD. Khi đã hiểu rõ về chúng, bạn sẽ không bị nhầm lẫn giữa ngày xuất hành và ngày đến cũng như hiểu được sự khác biệt giữa ngày dự kiến và ngày thực tế. Mong rằng những kiến thức bổ ích này khiến bạn có hứng thú với ngành vận tải, logistic, xuất nhập khẩu hơn và sẽ áp dụng được vào trong công việc tương lai của mình.
Tham gia bình luận ngay!