1. Fraud là gì?
Fraud là một thuật ngữ tiếng Anh, có ý nghĩa là sự gian lận, gian dối. Fraud có ý nghĩa gần giống như cheat và lie, tức là các từ này đều mang ý nghĩa tiêu cực, những sự gian lận đó đều là hành vi có chủ định, nghĩa là chúng ta cố ý tạo ra sự gian lận đó. Tuy nhiên, mọi sự vật trên đời này đều có hai mặt của nó. Liệu, Fraud có hoàn toàn xấu? Hay là ở một mặt nào đó, nó lại mang một ý nghĩa tích cực hơn, có ích hơn và khiến người ta yêu quý hơn?
Nhìn một cách chủ quan, từ khi còn bé chúng ta đã được dạy rằng không được nói dối, bởi nói dối là hư, sẽ không được phát phiếu bé ngoan. Lớn hơn một chút, đã có khả năng tự nhận thức và nhìn nhận một số vấn đề, ta vẫn được bảo là không nên nói dối. Nhưng liệu, có phải tất cả đều không nói dối không? Có lẽ, khi câu hỏi này được đặt ra, bạn đang tự suy ngẫm về những tháng ngày đã qua của cuộc đời mình và nghĩ xem mình có nói dối không nhỉ?
Thiết nghĩ, trong cuộc đời, ai mà chả từng nói dối, ít nhất là đã từng một lần nói dối bố mẹ đã làm xong bài tập chỉ để được xem bộ phim mà mình yêu thích. Vậy, mọi lời nói dối có thực sự là xấu xa? Và nói dối tức là chúng ta không còn ngoan nữa?
2. Các hình thái của Fraud
Dù là lời nói dối, hay những hành động mang tính gian lận thì đều có những hình thái khác nhau, mục đích khác nhau, bản chất khác nhau. Vậy, Fraud có những hình thái nào?
2.1. Hình thái cơ bản của Fraud
Fraud chính là gian lận một cách có chủ định. Vì vậy, hình thái cơ bản của Fraud chính là ý nghĩa của nó - sự gian lận, dối trá. Bởi vì đây là hành động xấu, nên nếu ai đó sử dụng Fraud nhằm mục đích kiếm lợi nhuận về tiền bạc,quyền lực, thành tích hay điểm số thì đó là những hành động xấu xí. Fraud, ở một mức độ nào đó thì những hành động của Fraud sẽ được coi là vi phạm pháp luật và bạn sẽ phải trả giá cho những hành động đó.
Chắc các bạn đã từng ít nhất một lần được nghe kể về câu chuyện cậu bé chăn cứu nhỉ? Cậu bé có một đàn cừu và thường chăn chúng trên cánh đồng. Có một hôm, trong khi mọi người đang làm việc chăm chỉ thì cậu bé bỗng hét lên: “Có sói! Có sói! Cứu!”. Lúc đấy, tất cả mọi người đều chạy ra đi tìm con sói để giúp cậu bé bảo vệ đàn cừu, nhưng rồi họ phát hiện ra không có một con sói nào cả, cậu bé chỉ đang nói dối mọi người mà thôi. Lần thứ nhất, lần thứ hai rồi lần thứ ba, cậu bé cảm thấy rất vui với trò chơi này khi thấy mọi người đều tin vào lời nói dối của mình. Nhưng đến lần thứ tư, con sói thực sự xuất hiện. Cậu bé kêu lên, nhưng không còn bất kỳ ai chạy ra nữa. Thế là cậu bé đã khôn bảo vệ được những chú cừu của mình.
Lời nói dối đã khiến cậu bé trở thành một người không đáng tin cậy, và mọi người đã không còn tin cậu nữa. Cũng chính vì lời nói dối đó, mà cậu đã phải trả giá bằng đàn cừu của mình.
Mặc dù, về bản chất của Fraud thực sự xấu xí, nhưng liệu, có phải lúc nào Fraud cũng xấu xí như ý nghĩa của nó không?
2.2. Hình thái tốt đẹp của Fraud
Mọi sự vật, hiện tượng đều không chỉ thể nhìn ở một phía được, mà chúng ta cần quan sát và đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Nói dối, thực sự là xấu, nhưng đôi khi, những lời nói dối lại mang một ý nghĩa tích cực, khiến người ta trở nên tốt hơn mỗi ngày. Những người bác sĩ có lẽ là những người mà mỗi khi nói dối, họ thường phải suy nghĩ đắn đo rất nhiều. Trước một cuộc đại phẫu thuật của bệnh nhân, cả bệnh nhân và người nhà đều rất lo lắng, vì tình trạng của người bệnh đó thực sự không khả quan cho lắm. Nhưng, là bác sĩ phẫu thuật, họ không thể nói sự thật là cơ hội sống sót sẽ rất thấp, tôi không chắc bạn sẽ có thể vượt qua hay không,.... vì có lẽ, những lời nói đó sẽ khiến tâm trạng của tất cả trở nên tồi tệ hơn và những lo lắng, suy nghĩ tiêu cực sẽ nảy sinh trong họ. Vì thế, mà những người bác sĩ sẽ nói rằng “chúng tôi sẽ cố gắng hết sức”, “bạn đừng lo lắng quá”, “tất cả sẽ ổn cả thôi”, “bạn sẽ sống mà”,... Chỉ vài lời động viên đơn giản, có thể không hoàn toàn là sự thật nhưng chính lời nói đó đã đem lại động lực, niềm tin cho những người bệnh.
Trường hợp đơn giản nhất mà chúng ta, hầu như ai cũng có thể gặp. Khi ở độ tuổi trưởng thành, áp lực công việc, chuyện tình cảm khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Nhưng chỉ một cuộc gọi của gia đình từ bố hoặc mẹ thôi, hỏi “Con dạo này vẫn ổn chứ? Có ăn uống đầy đủ không? Nếu mệt mỏi quá thì về đây bố mẹ nuôi”,... Chỉ vài câu nói đơn giản thôi nhưng đã có thể khiến bạn bật khóc rồi. Mệt mỏi chứ, buồn chứ nhưng bạn vẫn phải bảo rằng “Con ổn, vẫn ăn uống đầy đủ ạ, còn béo lên đây này. Bố mẹ không phải lo cho con”. Bạn đã nói dối rồi đấy, nếu như ngày xưa thì đã là hư rồi, nhưng giờ, chỉ có thể nói dối mới không khiến những người bạn yêu quý phải lo lắng cho bạn. Hay bố mẹ, người đã dạy ta từ bé là không được nói dối, nhưng cũng chính là những người sẽ nói dối với chúng ta. Nhà không quá dư dả, có món gì ngon mẹ đều để phần và dành cho con. Con có hỏi thì mẹ chỉ cười bảo “mẹ ăn rồi, con ăn đi”, “món này mẹ không thích, con cứ ăn hết đi”,... Có lẽ, đây chính là những lời nói dối ngọt ngào nhất mà bạn từng nghe nhỉ?
Đấy, có vẻ Fraud cũng không hoàn toàn xấu xa như bản chất của nó nhỉ. Vẫn có những lời nói dối đem lại những ý nghĩa lớn lao, mang đến những sự tích cực, niềm tin vào cuộc sống cho người khác. Thế mới nói, ranh giới giữa tốt và xấu thật mong manh biết nhường nào. Vì vậy, cần có sự phân định rõ ràng khi nào thì nên nói dối, khi nào thì không. Lời nói dối cần phải suy nghĩ từ chính lương tâm của mình, và kết quả của lời nói dối đó sẽ phản ánh được bản chất bên trong chính con người bạn.
2.3. Hình thái cực kỳ xấu xí của Fraud
Nếu như hình thái thô sơ, cơ bản thì Fraud chỉ là những lời nói dối đời thường và vụn vặt thì việc sử dụng Fraud để gây ra những hậu quả nghiêm trọng là hành động cực kỳ xấu xí và đáng lên án.
Bạn muốn có một công việc lý tưởng vậy nên bạn đã quyết định sửa CV của chính mình để nó trở nên đẹp hơn và hấp dẫn hơn. Mặc dù không phải tất cả đều là giả nhưng những kinh nghiệm mà bạn ghi, những nơi làm việc của bạn lại không hoàn toàn là sự thật. Liệu, chỉ đẻ có được công việc đó mà bạn sẵn sàng nói dối ngay từ lần đầu tiên? Nếu bạn quyết định như vậy thì thật đáng thất vọng, nhà tuyển dụng rất ghét các ứng viên nói dối, nhất là trong buổi gặp đầu tiên này. Vì đây là hành động xấu, nếu đã có lần thứ nhất, ai đảm bảo rằng sau này bạn sẽ không làm như vậy lần thứ hai?
Trong công ty, bạn và một đồng nghiệp cùng cạnh tranh với nhau để có thể thăng chức. Việc quyết định sẽ dựa trên việc ai triển khai được dự án của công ty tốt hơn sẽ thăng chức. Vào một buổi trưa, khi đi qua bàn của đồng nghiệp, bạn đã thấy bản dự án đó ở trên bàn, liệu bạn sẽ làm gì? Mở ra xem chúng và biết trước được kế hoạch, sau đó tiêu hủy bản báo cáo đó để đồng nghiệp không thể hoàn thành đúng tiến độ. Vậy là bạn sẽ được thăng chức. Liệu sự gian lận này của bạn có thể giúp bạn giữ được sự nghiệp cũng như danh tiếng của mình? Ông bà ta có câu “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Quả thật, chẳng có lời nói dối nào là được giữ kín mãi mãi cả.
Là một người thông minh, biết sử dụng công nghệ thông tin, lại là người quản lý tài chính của công ty. Bạn quyết định chi trả những hóa đơn của cá nhân bằng tài khoản công ty, biển thủ công quỹ và giả mạo giấy tờ. Đây là sự gian lận nghiêm trọng mà hậu quả là bạn có thể chịu sự trừng trị của pháp luật.
Có rất nhiều trường hợp cho thấy những hành động của Fraud thực sự là nghiêm trọng, vượt qua mức độ cho phép. Sử dụng các hành vi gian lận, dối trá để thỏa mãn mục đích cá nhân, làm giàu bất chính, củng cố quyền lực cho bản thân là những hành vi cần pháp luật trừng trị để bảo vệ lẽ phải, những điều đúng đắn.
3. Các loại gian dối trong các lĩnh vực nổi cộm hiện nay
Fraud không chỉ xảy ra ở cuộc sống đời thường, mà nó còn tồn tại trong chính những ngành nghề mà chúng ta đang làm hiện nay.
3.1. Marketing fraud
Marketing Fraud hay còn gọi là gian lận marketing. Nghe cái tên thôi ta cũng có thể hiểu được ý nghĩa của nó. Hiểu theo cách đơn giản thì gian lận marketing chính là quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ không đúng với sự thật như bán hàng giả nhưng cam đoan hàng chính hãng, phóng đại công dụng cũng như lợi ích của sản phẩm,...nhằm mục đích là lừa được tiền hoặc những mặt hàng có giá trị khác và gửi cho họ thứ không có tác dụng hay giá trị gì. gian lận marketing cũng có thể là cung cấp cho khách hàng các dịch vụ và hứa sẽ đem lại những lợi nhuận lớn và yêu cần họ phải mua dịch vụ đó của mình. Có thể nói, gian lận marketing đã xuất hiện từ rất lâu.
Có rất nhiều hình thức cho thấy gian lận marketing, ví dụ như:
- Quảng cáo, mời chào khách hàng mua sản phẩm của mình. Nhưng sau khi thanh toán lại không gửi hàng cho khách một cách có chủ định.
- Quảng cáo sản phẩm với lợi ích rất tốt nhưng khi hàng được gửi đến thì chất lượng rất tệ.
- Ép khách hàng phải mua khi họ không có nhu cầu
- Đưa ra các lời giới thiệu về sản phẩm cũng như dịch vụ nhưng lại gửi đến những thứ không đúng mục đích của khách hàng.
3.2. Insurance Fraud
Insurance Fraud có nghĩa là gian lận bảo hiểm. Loại gian lận này có thể bắt nguồn từ người mua bảo hiểm hoặc chính người bán bảo hiểm. Người bán bảo hiểm đi bán các loại bảo hiểm từ một công ty không tồn tại, sau đó đưa ra các điều khoản không rõ ràng, gây hiểu nhầm để thu thêm phí hoa hồng. Còn người mua bảo hiểm sẽ nghĩ ra các trường hợp để giả vờ và đòi quyền lợi từ bảo hiểm, thậm chí là phóng đại mức thiệt hại để được yêu cầu bồi thường nhiều hơn.
Bảo hiểm, với mục đích là bảo vệ bản thân, tránh những rủi ro bất ngờ. thế nhưng, giờ đây gian lận bảo hiểm diễn ra rất nhiều. Người bán sẵn sàng bán những hợp đồng bảo hiểm từ công ty ma để lừa gạt khách hàng. Người mua có thể “giả chết” để được bảo hiểm bồi thường với số tiền đó.
Chính vì có những sự gian lận này mà bảo hiểm hiện nay khiến khách hàng cảm thấy thiếu sự tin tưởng và nhu cầu sử dụng nó.
3.3. Securities Fraud
Đây chính là hình thức gian lận chứng khoán. Hình thức gian lận này có thể nói là gian lận bậc cao. Bởi những người tìm hiểu, nghiên cứu và theo dõi thị trường chứng khoán phải có kiến thức nhất định về chứng khoán. Bên cạnh đó, họ phải biết quan sát, phân tích và có tư duy logic để phán đoán được chiều hướng biến động của thị trường. Gian lận chứng khoán là những người tư vấn cung cấp những thông tin sai lệch cho người mua, đưa ra những lời khuyên sai lệch và giữ lại những thông tin chính cho bản thân mình. Điều này nhằm mục đích khiến người mua bị thua thiệt và bản thân có được số tiền hời.
4. Làm thế nào để giữ được môi trường làm việc lành mạnh, không gian lận?
Hiện nay, hành động gian lận đang diễn ra khá phổ biến. Nó tồn tại ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Vì vậy, để giữ được một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và chuẩn mực thì cần đẩy lùi các hành động gian lận.
- Đưa ra những lời khuyên, nhắn nhủ, giúp nhân viên phân biệt được những hành vi gian lận không đáng có, cần nhận biết được điều đúng và cái sai.
- Thêm quy định vào nội quy của công ty, sẵn sàng đưa ra các hình thức phạt đối với các hành vi gian lận làm ảnh hưởng tới các nhân viên khác và công ty.
- Quan sát, thu thập chứng cứ để đảm bảo rằng các nhân viên thực hiện đúng nội quy cũng như mong muốn của ban lãnh đạo.
Có thể nói, Fraud là những hành động khiến người khác mang đến những suy nghĩ tích cực. Tuy nhiên, không phải lúc nào Fraud cũng xấu như bản chất của nó. Vì vậy, chúng ta cần có nhận thức và phân biệt được khi nào thì nên nói dối, những trường hợp nào thì cần thực hiện nghiêm túc việc làm của mình. Hành động gian lận nói nhỏ thì có thể dễ dàng bỏ qua, nhưng một khi đã phát triển lên một mức cao hơn thì nó sẽ không chỉ được giải quyết bằng một lời “xin lỗi” thôi đâu.
Bài viết này mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Fraud. Qua đó, nhận thức được những hành động đúng và những hành động gian lận không nên có. Không chỉ với bản thân, mà với cả những người xung quanh bạn. Hãy đưa ra những lời khuyên tích cực để những hành vi gian lận xấu xí không còn nữa. Nếu bạn còn thắc mắc về thuật ngữ nào khác thì hãy tra cứu trên website topcvai.com nhé!
Tham gia bình luận ngay!