Bài viết này trình bày rõ các vấn đề liên quan tới giá trị doanh nghiệp, giải thích đầy đủ ý nghĩa của giá trị doanh nghiệp và cách thức để tạo nên giá trị doanh nghiệp.
1. Các định nghĩa, cách hiểu của giá trị doanh nghiệp là gì?
Trong tiếng Anh, giá trị doanh nghiệp được viết là Enterprise Value - EV, chính là những lợi ích, thu nhập bằng tiền mà mỗi doanh nghiệp có thể nhận được.
Đây cũng được xem như là một trong những cách thức để thực hiện việc điều tra một cách chi tiết, đánh giá tốt những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp đó, đồng thời có thể xác định được những yếu tố có tiềm năng và giúp cho doanh nghiệp phát triển.
Theo cách tiếp cận khác của Muljadi dựa trên bảng cân đối của kế toán doanh nghiệp mà có thể hiểu theo một cách khái quát khác về giá trị doanh nghiệp như sau: “giá trị doanh nghiệp chính là giá trị của toàn bộ các loại tài sản thuộc về doanh nghiệp đó”.
Theo hướng tiếp cận dựa trên những lợi ích của thương mại thì giá trị doanh nghiệp cũng có thể được coi như là hàm của dòng tiền trong tương lai, cùng với đó là các lợi tức của doanh nghiệp.
Ngoài ra thì chúng ta có thể nhìn nhận giá trị doanh nghiệp theo các góc độ nổi bật cụ thể như sau:
- Xét theo góc độ từ thị trường kinh tế, lúc này chúng ta hiểu giá trị doanh nghiệp chính là công cụ thước đo đối với toàn bộ giá trị trong mỗi một công ty. giá trị đo được thay thế một cách có hiệu quả và toàn diện hơn hẳn đối với vốn của chủ doanh nghiệp.
- Dựa theo học thuyết của Mác thì chúng ta có thể hiểu giá trị của doanh nghiệp chính là các giá trị của tất cả các loại tài sản bao gồm cả vật thể và phi vật thể, những loại tài sản này đều thuộc vào quyền sở hữu của doanh nghiệp.
- Nếu xét theo những quan điểm của những nhà kinh tế học thì giá trị của doanh nghiệp chính là giá trị được tính bằng tiền có thể thu được từ nhiều lợi ích mà doanh nghiệp có.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên kế toán
2. Những yếu tố nào tác động trực tiếp tới giá trị doanh nghiệp?
Giá trị của doanh nghiệp không tự nhiên vận hành, chúng có nhiều cách tồn tại khác nhau, với mỗi sự khác nhau đó đều sẽ nhận những sự tác động cụ thể. Vậy thì những tác động cụ thể tới giá trị của doanh nghiệp là gì?
- Đầu tiên là thực trạng của các loại tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
- Thứ hai, giá trị doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào vị trí mà doanh nghiệp đang hoạt động.
- Thứ ba, tiếng tăm, chất lượng, uy tín là yếu tố không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp.
- Thứ tư, năng lực để quản trị, khả năng điều hướng, dẫn dắt của doanh nghiệp đó.
- Thứ năm, trình độ của nguồn nhân lực.
Đó là những yếu tố có tác động trực tiếp tới giá trị của mỗi doanh nghiệp, mang đến cho doanh nghiệp những cơ hội để khẳng định vị thế của mình trên thị trường kinh doanh.
3. Những tiêu chuẩn của giá trị doanh nghiệp là gì?
Để đánh giá về giá trị doanh nghiệp thì ngoài việc xác định các yếu tố có ảnh hưởng thì mỗi doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu về cả những tiêu chuẩn chính để đánh giá một doanh nghiệp đó có giá trị như thế nào?
Xem thêm: Cách tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp
3.1. Tiêu chuẩn về giá trị hoạt động và thanh lý của doanh nghiệp
Khi chủ doanh nghiệp đem bán doanh nghiệp đó cho một người chủ sở hữu khác mà doanh nghiệp đó vẫn còn có thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiếp tục thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp đó có giá trị hoạt động. Nếu như doanh nghiệp khi được bán đi mà không tiếp tục được sử dụng thì đó chính là giá trị thanh lý.
3.2. Tiêu chuẩn về giá trị của thị trường và sổ sách
Tất cả những tài sản, giá trị của một doanh nghiệp được khẳng định trên giấy tờ sổ sách của doanh nghiệp dó. Đồng thời, các chủ sở hữu doanh nghiệp cũng sẽ có giá trị riêng đó chính là phần mà sau khi toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp đã dùng để trả nợ còn dư khoản sót lại.
Tất cả những giá trị tài sản trên thị trường được giao dịch trực tiếp trên thị trường, giá trị này có thể cao hơn hoặc là thấp hơn so với giá trị của sổ sách, đồng thời cũng cao hơn so với giá trị thanh lý.
Mẫu thư
4. Tại sao doanh nghiệp cần phải xác định giá trị của mình?
Xác định giá trị của bất cứ vật nào, yếu tố nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết, đối với giá trị của mỗi doanh nghiệp cũng vậy. Nhiều doanh nghiệp nhỏ, rất nhỏ, vừa hay lớn đều có giá trị riêng, việc xác định giá trị của doanh nghiệp mang đến cho các bạn rất nhiều điều thú vị.
Những lợi ích cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc tại sao cần phải xác định được giá trị của từng doanh nghiệp.
- Thứ nhất, khi doanh nghiệp có thể xác định được giá trị của mình thì doanh nghiệp đó sẽ có quá trình thuận lợi trong việc chuyển đổi về các cơ cấu vốn đối với chủ sở hữu doanh nghiệp.
Các cổ động, các nhà đầu tư vào doanh nghiệp có thể biết được cụ thể hơn về tình hình của doanh nghiệp trong giai đoạn trước đó và giai đoạn hiện tại. Thông quá đó mà họ có thể đưa ra được những quyết định phù hợp.
- Thứ hai, khi giá trị của doanh nghiệp được xác định thì việc phát hành đối với trái phiếu cũng được thuận lợi hơn.
- Thứ ba, việc xác định được các giá trị của doanh nghiệp cũng sẽ góp phần lớn trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện được tình hình hoạt động. Khi doanh nghiệp gặp phải khó khăn và đi vào hoạt động một cách kém hiệu quả thì sẽ dễ dàng có được các phương án để giải quyết vấn đề.
Như thế, giá trị doanh nghiệp đã nói lên được nhiều vấn đề liên quan tới sự phát triển của doanh nghiệp đó, đồng thời chúng ta cũng có thể hiểu được giá trị doanh nghiệp là gì? Những yếu tố chính có sự tác động lớn tới giá trị doanh nghiệp, những lý do khiến chúng ta có thể xác định được giá trị doanh nghiệp.
Tham gia bình luận ngay!