1. Tìm hiểu về thuật ngữ giác sơ đồ
1.1. Giác sơ đồ được hiểu như thế nào?
Đối với những người đang học chuyên ngành dệt may hay những người đang làm việc trong ngành công nghệ dệt may thì giác sơ đồ đã không còn là một khái niệm xa lạ. Thế nhưng đối với những đối tượng nằm ngoài chuyên ngành thì đây vẫn là một thuật ngữ khá lạ tai. Vậy định nghĩa giác sơ đồ là gì?
Giác sơ đồ hay còn được gọi với cái tên khác là giác mẫu. Đây là một quy trình giúp người thợ dệt may sắp xếp những chi tiết của một hay là nhiều loại sản phẩm trong cùng một kích cỡ hoặc nhiều kích cỡ trên bề mặt phẳng vải hoặc giấy. Những sản phẩm này sẽ luôn đảm bảo diện tích sử dụng bé nhất nhưng vẫn cần đảm bảo đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật cần có của sản phẩm. Sau khi đã đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật và kích cỡ đều không vấn đề gì thì người thợ dệt may sẽ dùng bút chì để họa lại những đường bao quanh mẫu.
1.2. Yêu cầu của giác sơ đồ
1.2.1. Yêu cầu của giác sơ đồ về canh sợi vải
Khi giác sơ đồ, cần chú ý trong các chi tiết của sản phẩm cần đảm bảo đúng chiều canh sợi vải. Yêu cầu này khá quan trọng và thường còn phụ thuộc vào loại vải và yêu cầu của khách hàng.
1.2.2. Yêu cầu của giác sơ đồ về định mức
Định mức của giác sơ đồ cần nhỏ hơn hoặc bằng với định mức của khách hàng nhưng cũng vừa phải đảm bảo đủ những chi tiết cũng như các yêu cầu về kỹ thuật. Đối với những trường hợp không có định mức của khách hàng thì giác sơ đồ cũng cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố về hiệu suất sử dụng nguyên liệu để vừa đảm bảo tiêu chuẩn vừa tiết kiệm được chi phí ở mức tốt nhất.
1.2.3. Yêu cầu của giác sơ đồ về khoảng cách đặt chi tiết
Khoảng cách đặt các chi tiết khi giác sơ đồ cũng có những yêu cầu nhất định cần phải đảm bảo như là:
- Vải Uni thì có khoảng cách đặt chi tiết là 0,1cm.
- Vải kẻ dọc thì khoảng cách đặt các chi tiết là 0,1 cm.
- Vải kẻ Caro thì khoảng cách các chi tiết là 0,1 cm.
- Giác sơ đồ đối xứng và giác sơ đồ một chiều.
2. Phân loại giác sơ đồ như thế nào?
2.1. Phân loại giác sơ đồ theo chiều giác
2.1.1. Giác sơ đồ một chiều
Giác sơ đồ một chiều thường thích hợp với các loại vải như: vải hoa, vải có chiều, vải hình cây, vải nhung, hay vải hình tuyết bởi những chi tiết khi được giác sơ đồ trên những loại vải này sẽ không bị khác màu, khác chiều hoặc bị ngược. Nhược điểm của giác sơ đồ một chiều đó là tiêu hao nhiều nhiên vật liệu vì những chi tiết sẽ không được đảo chiều, không thể tận dụng được những đường cong và đường chéo vì chúng không được đảo chiều.
2.1.2. Loại giác sơ đồ đối xứng
Đặc điểm của giác sơ đồ đối xứng đó là tất cả các chi tiết chi tiết đều được giác một cách đối xứng để đảm bảo độ cân đối giữa hai bên. Phương pháp này thích hợp cho các loại vải kẻ hoặc vải có các hình đối xứng.
2.1.3. Loại giác sơ đồ hai chiều
Khi giác sơ đồ hai chiều, người thợ dệt may chỉ cần phải đặt các mẫu theo các chiều canh sợi của vải và chúng phải trùng với nhau. Đối với phương pháp này người thực hiện sẽ tiến hành lồng ghép các chi tiết với nhau, nhờ đó mà giác sơ đồ hai chiều có thể tiết kiệm được nguyên liệu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng được cho vải Uni, vải kẻ dọc và vải hoa rối.
2.2. Cách phân loại giác sơ đồ theo nhóm mẫu vải
Trong cùng một mã sản phẩm sẽ luôn có sự phân loại về màu sắc hay độ co, để giác sơ đồ thì người thợ dệt may cần phải phân loại và nhóm các mẫu vải tương thích để giác sơ đồ cũng như đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật cần thiết.
Có 3 phân loại giác sơ đồ là:
Phân loại giác sơ đồ theo thống kê.
Phân loại giác sơ đồ theo yêu cầu từng cách giác.
Phân loại giác sơ đồ theo nhóm theo yêu cầu từng chu kỳ của ô kẻ.
3. Phân loại giác sơ đồ dựa theo số lượng kích cỡ
Điểm tên các loại giác sơ đồ phân loại dựa theo số lượng kích cỡ như là:
- Giác đơn: Là phương pháp mà bạn có thể giác ra 1 sản phẩm hoặc 1 kích cỡ lên trên bề mặt vải. Thế nhưng đây là cách chỉ được sử dụng dùng để khảo sát các định mức tương đối của một sản phẩm, hoặc là dùng để giác sơ đồ những đơn hàng lẻ, đơn hàng bổ sung trong quá trình sản xuất.
- Giác ghép là phương pháp giác sơ đồ nhiều sản phẩm với nhiều cỡ số.
- Giác ghép đóng là giác sơ đồ các sản phẩm hoặc từng kích cỡ hay kích thước lần lượt lên trên bề mặt của vải.
- Giác ghép mở là phương pháp mà có thể giác sơ đồ phối hợp với các chi tiết của các sản phẩm khác nhau.
- Giác ghép phối hợp là phương pháp giác các chi tiết lớn.
4. Tìm hiểu về điều kiện của giác sơ đồ mẫu
Để có một giác sơ đồ mẫu hoàn chỉnh thì bạn cần đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:
Đầu tiên, khi bắt tay vào tiến hành sản xuất một mẫu sản phẩm thì bạn cần kiểm tra thật kỹ lưỡng những thông tin và những thông số kỹ thuật như: Ngày tiến hành cắt, may, tỉ lệ cỡ vóc, mẫu vải, số lượng hàng, đơn vị chức năng sản xuất, và những thông tin quan trọng nếu có. Tiếp theo, việc bạn cần làm là nhận bảng mẫu và yêu cầu kỹ thuật, cụ thể như là:
Kiểm tra cũng như so sánh lệnh sản xuất về mẫu vải, dựng mẫu sản phẩm cũng như chu kỳ luân hồi kẻ…
Kiểm tra những mục đã được ghi trong lệnh sản xuất.
Kiểm tra những yêu cầu khác khi giác sơ đồ đối với các chi tiết nhỏ để có thể dễ dàng tiết kiệm nhiên liệu khi làm sản phẩm.
Kiểm tra kỹ lưỡng các số liệu thông qua bảng thống kê chi tiết cụ thể so với những thông tin ghi trên mẫu như:
Ký hiệu về những chi tiết của một mã hàng để hoàn toàn có thể thuận tiện ghi nhớ, thuận tiện tìm thấy, dễ dàng để đọc được và so sánh .
Kích cỡ của các loại sản phẩm cần giác sơ đồ .
Số lượng của từng chi tiết trên mẫu sản phẩm .
Chiều canh sợi của từng chi tiết cụ thể.
5. Những nguyên tắc cần biết khi giác sơ đồ
Khi giác sơ đồ bạn cần chú ý một số nguyên tắc như: kiểm tra và so sánh để đảm bảo rằng thông tin được ghi trên phiếu hoặc tài liệu về kỹ thuật trên các mẫu phải đồng điệu. Tiếp theo đó là kiểm tra số lượng những chi tiết trên mẫu vải Cotton theo bảng thống kê. Bạn cần luôn chuẩn bị giấy giác theo những khổ vải dựa vào một vài nguyên tắc sau:
Giác sơ đồ từ phải sang trái và ngược lại từ trái sang phải
Giác sơ đồ từ hai bên vào phần giữa .
Tiếp theo, đối với những chi tiết trong loại sản phẩm có giác sơ đồ xuôi 1 chiều, thì những chi tiết to sẽ đặt trước và những chi tiết nhỏ sẽ đặt sau, những chi tiết chính thì đặt trước, chi tiết phụ thì đặt sau. Tiếp theo việc cần làm của bạn là xếp chúng một cách hài hòa và khoa học để thuận tiện quan sát, cắt, cũng như kiểm tra. Khi bạn giác sơ đồ cũng cần lưu ý những chi tiết cụ thể nhỏ có bị đổi chiều hay có lệch canh sợi, có chồng lên nhau hay không.Cần đảm bảo những chi tiết vừa đủ, không thừa, không thiếu, đảm bảo đúng kích cỡ, đúng ký hiệu và sắp xếp có sự phối hợp với nhau. Đường cong lồi thì thường phối hợp được với các đường cong lớn. Đồng thời, những đường chéo thì thường sẽ tích hợp với đường chéo đối xứng với chúng, Hãy kiểm tra, so sánh và ghi chép lại tất cả số liệu để đảm bảo có một giác sơ đồ mẫu hoàn chỉnh nhất.
Bài viết vừa rồi là những thông tin vô cùng cụ thể và chi tiết trả lời cho câu hỏi “Giác sơ đồ là gì?” đồng thời giải đáp các thắc mắc của độc giả về phân loại, nguyên tắc, cũng như những yêu cầu khi thực hiện giác sơ đồ. topcvai.com hi vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ khiến bạn hài lòng và giúp ích được nhiều cho bạn trong cuộc sống.
Tham gia bình luận ngay!