1. Tìm hiểu khái quát về giám định y khoa là gì?
Giám định y khoa có nghĩa là giám định sức khỏe bệnh tật, dị dạng của những người từng đi kháng chiến chống giặc và con đẻ của họ. Bên cạnh đó công tác giám định còn được thực hiện nhằm giúp cho công ty có quyết định chính xác những người muốn nghỉ hưu sớm, tai nạn nghề nghiệp hoặc mất sức lao động,... bên cạnh đó giúp cho những người lao động này hưởng những quyền lợi xứng đấng từ kết quả giám định đó.
Xem thêm: Danh sách việc làm thẩm định - giám định - quản lý chất lượng
2. Một số nguyên nhân cần phải giám định y khoa?
Như tôi đã giải thích ở trên, những trường hợp đặc biệt chẳng hạn như là bị tai nạn nghề nghiệp hoặc là những người lao động từng đi kháng chiến mới được hưởng chế độ xứng đáng của công ty và bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên thì vẫn có một số người vẫn đang bị lầm tưởng nghĩ rằng cứ giám định y khoa nếu có bệnh thì sẽ được hưởng trợ cấp và sẽ được nghỉ hưu sớm. Đây là một suy nghĩ sai lầm hoàn toàn đối với pháp luật về các trường hợp giám định.
Để tránh được sự hiểu lầm này thì quý vị và các bạn hãy tìm hiểu kỹ các trường hợp được phép giám định mà vẫn hưởng chế độ để dễ dàng trả lời được lý do tại sao cần phải giám định và quyết định xem chúng ta có cần thiết phải đi làm giám định hay không.
Xem thêm: Luật lao động là gì? Click để hiểu rõ hơn về quy định cơ bản của luật lao động hiện nay.
3. Quy trình chuẩn mà các bạn cần biết khi đi làm giám định là gì?
Về quy trình đi làm giám định y khoa thì sẽ có hai trường hợp, trường hợp thứ nhất đó là dành cho những người lần đầu đi giám định, trường hợp thứ hai đó là người lao động đi tái khám tại những cơ sở giám định. Sau đây chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu quy trình chuẩn của từng trường hợp trên đây để xem cần phải làm gì trước khi đi khám nhé:
3.1. Người lao động đi khám giám định lần đầu
Đối với trường hợp này thì cả người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải lập hồ sơ giám định sau đó gửi lên Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương. Trong trường hợp người lao động đang được bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội thì cơ quan cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm lập hồ sơ gửi lên cho Hội động giám định y khoa để giải quyết.
3.2. Người lao động tái khám giám định y khoa
- Sau khi người lao động đã được điều trị ổn định bệnh nghề nghiệp hoặc là bệnh do tai nạn lao động tái phát, người sử dụng lao động và bản thân những người lao động này sẽ hoàn thiện hồ sơ giám định và gửi đến cho các cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để được xem xét và đưa ra những phương án giải quyết.
- Tiếp theo, sau khi cơ quan Bảo hiểm cấp tỉnh đã kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ thì sẽ giới thiệu người lao động sẽ đến khám giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh học là Trung ương. Trong đó, nếu như với các trường hợp khám giám định lần đầu cho người lao động hoặc khám tái phát cho người lao động trực thuộc tỉnh hoặc những Bộ trực thuộc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố nào thì sẽ do Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố đó chịu trách nhiệm đảm nhiệm. Còn với những trường hợp người lao động làm việc trong các đơn vị thuộc Bộ công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải quản lý thì việc giám định sẽ do các Hội đồng giám định y khoa thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Giao thông vận tải đó đảm nhiệm.
4. Khi đi khám giám định y khoa thì doanh nghiệp hay người lao động là người phải thanh toán phí giám định?
Về vấn đề khám giám định y khoa, người lao động luôn có một thắc mắc đó là nếu họ phải đi khám giám định y khoa thi tiền phí khám sẽ do ai chi trả, là doanh nghiệp hay là người lao động? Vấn đề này đang được vô số người lao động làm việc tại các đơn vị, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào đó quan tâm. Hiểu được vấn đề này, topcvai.com sẽ chia sẻ cho quý vị và các bạn thông tin cụ thể như sau: Đối với những người lao động làm việc tại doanh nghiệp không may bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thì khi đi khám giám định lana đầu thì doanh nghiệp sẽ là người chi trả tiền phí giám định. Tuy nhiên nếu là đi khám từ lần thứ hai trở lên thì người lao động sẽ phải trả phí giám định này hoặc doanh nghiệp sẽ hỗ trợ theo thoả thuận của hai bên với từng trường hợp cụ thể.
Tất cả những trường hợp được chi trả hay phải chi trả thì đã được quy định rõ ràng trong các điều luật về việc giám định, quý vị và các bạn cần phải hiểu rõ nhưn xg quy định này để có thể áp dụng đi khám đúng với tiêu chuẩn cho phép và hưởng phụ cấp theo từng trường hợp cụ thể.
5. Thủ tục và điều kiện được giám định y khoa cho việc nghỉ hưu trước tuổi là gì?
Có nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân muốn cho nhân viên của mình nghỉ hưu sớm hơn trước tuổi tuy nhiên chưa rõ về thủ tục thực hiện cụ thể ra sao và điều kiện để được giám định y khoa hưởng lương như thế nào? Ngay sau đây topcvai.com sẽ chia sẻ cho quý vị và các bạn những thông tin hữu ích này nhé:
5.1. Thủ tục giám định y khoa cho việc nghỉ hưu trước tuổi
Để hoàn thành thủ tục giám định nghỉ hưu trước tuổi thì quý vị và các bạn sẽ phải chuẩn bị một số giấy tờ sau đây:
- Giấy giới thiệu của người lao động đối với người lao động muốn đi giám định theo mẫu được quy định sẵn.
- Cần có bản chính hoặc bản sao của một số giấy tờ khám bệnh và điều trị tại đơn vị khám bệnh trước đó bao gồm: Hồ sơ bệnh án, sổ khám bệnh, bản hồ sơ bệnh nghề nghiệp, ngoài ra cần có Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với những người lao động đã được khám giám định từ trước.
- Cần chuẩn bị một trong số các giấy tờ sau đây nhớ kèm theo ảnh: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực. Nếu trong trường hợp những giấy tờ này không có thì người lao động cần phải có giấy xác nhận của công an từ cấp xã trở lên có ảnh giáp lai và dược cấp trong thời hạn không quá 3 tháng tính đến thời điểm làm hồ sơ giám định.
Sau khi hoàn tất những giấy tờ cần thiết trên đây thì quý vị và các bạn sẽ nộp hồ sơ đến Hội đồng giám định cấp tỉnh nơi mà công ty đóng trụ sở.
5.2. Điều kiện để được giám định y khoa hưởng chế độ hưu trí
Có một trường hợp cụ thể như sau:
Ông A là một công nhân bốc xếp ở một cảng tại nước ta, ông A đã tham gia Bảo hiểm bắt buộc được 20 năm. Hiện nay ông A đã được 50 tuổi vậy thì liệu rằng ông có đủ điều kiện để đi giám định y khoa về việc suy giảm năng lực từ 61% trở lên để được hưởng lương hưu hay không?
Đó là một trường hợp mà tôi lấy ví dụ để các bạn có thể dễ hình dung và từ đó đưa ra được những điều kiện để được giám định hưởng chế độ hưu trí là gì. Theo như luật Nhà nước đã có những quy định cụ thể và rõ ràng từng trường hợp cụ thể đủ điều kiện giám định để hưởng lương hưu, trong đó sẽ có hai khả năng sau có thể xảy ra đó là:
- Kết quả giám định suy giảm khả năng lao động từ 61-dưới 81%: Nếu ông A nằm trong trường hợp này thì ông sẽ không đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu theo như Nhà nước quy định, số tuổi đủ điều kiện đó là từ 55 tuổi trở lên. Như vậy, trường hợp của ông A chỉ mới 50 tuổi thì chắc chắn chưa đủ điều kiện để về hưu và được hưởng lương theo chế độ.
- Trường hợp thứ hai có thể xảy ra đó là, kết quả giám định suy giảm khả năng lao động của ông A từ 81% trở lên thì ông sẽ thuộc diện đủ điều kiện về hưu được hưởng lương mặc dù ông chỉ mới 50 tuổi.
Qua ví dụ trên đây, chúng ta có thể kết luận được rằng nếu như thuộc trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì quý vị và các bạn có thể làm hồ sơ giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, và dựa vào kết quả giám định đó thì tuổi về hưu của bạn có thể được thay đổi theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
Đọc thêm: Ngành Bảo hộ lao động ra làm gì? Thông tin hữu ích bạn nên biết.
6. Tổ chức giám định y khoa tại nước ta
Về cơ cấu tổ chức của Hội đồng giám định y khoa bao gồm có Hội đồng giám định y khoa cấp Trung ương, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Hội đồng giám định y khoa các Bộ và Hội đồng y khoa phúc quyết lần cuối. Hãy cùng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn để xem từng đơn vị, tổ chức các cấp trên có những nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với người lao động nhé.
Với Hội đồng giám định cấp Trung ương
Ở cấp Trung ương này, Hội đồng giám định sẽ chỉ giải quyết một số những trường hợp cụ thể sau đây:
- Những trường hợp là cá nhân làm đơn khám giám định nhưng lại vượt quá khả năng chuyên môn của Hội đồng cấp tỉnh hoặc là cấp Bộ.
- Đối với những trường hợp người lao động hoặc những tổ chức đã khám tại các cấp tỉnh và cấp Bộ tuy nhiên không đồng ý với kết quả giám định ở đó vfa làm đơn phúc quyết thì Hội đồng Trung ương sẽ giải quyết.
Đối với Hội đồng giám định cấp tỉnh
Cấp tỉnh sẽ thực hiện khám giám định lần đầu hoặc là tái khám theo quy định của Nhà nước cho các đối tượng là người lao động đang sinh sống và làm việc tại địa bàn tỉnh, thành phố.
Đặc biệt sẽ không khám lại cho những trường hợp là người lao động haowcj tổ chức đã giám định ở cấp Trung ương và có kết quả tương tự với cấp tỉnh.
Đối với Hội đồng giám định cấp Bộ
Với cấp Bộ thì sẽ chỉ khám cho những trường hợp là người lao động hoặc tổ chức thuộc sự quản lý của các Bộ theo quy định của pháp luật.
Đối với Hội đồng giám định phúc quyết
Hội đồng giám định phúc quyết là nơi khám lần cuối cho các đối tượng đã được Hội đồng giám định cấp Trung ương khám phúc quyết.
7. Một số những hành vi bị nghiêm cấm đối với giám định y khoa là gì?
- Hành vi thứ nhất đó là từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng: Đây là hành động bị nghiêm cấm bởi vì tổ chức làm việc phải công minh, theo chủ chương của Nhà nước làm việc do dân và vì dân, cho dù là làm việc nhỏ nhất cũng phải có sự minh bạch và rõ ràng, nếu có gì khó khăn phải giải thích ngày cho người dân hiểu để tránh những vấn đề hiểu lầm hoặc những hành vi không minh bạch.
- Hành vi tiếp theo bị pháp luật nghiêm cấm đó là cố tình đưa ra kết quả giám định sai sự thật: Những hành vi cố tình đều bị liệt vào danh sách bị Nhà nước cấm cho dù lý do đó là gì, có nhiều trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn của hạn bộ giám định rồi nhận những khoản tiền không trong sáng để chuộc lợi cho bản thân, hoặc là cố tình đưa ra kết quả sai do có ý đồ xấu,... tất cả những trường hợp này nếu phát hiện ra sẽ đều bị xử nghiêm khắc.
- Tiết lộ bí mật thông tin biết được trong quá trình giám định tư pháp: Đây cũng là hành vi bị Pháp luật nghiêm cấm.
…
Trên đây là những thông tin mà tôi muốn chia sẻ cho quý vị và các bạn tham khảo về hoạt động giám định y khoa và những trường hợp đủ điều kiện để thực hiện hoạt động này. Hy vọng qua bài viết quý vị và các bạn sẽ nắm được nội dung và kiến thức có thể áp dụng được vào thực tế với trường hợp của mình hoặc là với người thân. Để tìm hiểu những thông tin liên quan khác quý vị cũng có thể truy cập tại topcvai.com. Cảm ơn quý vị và các bạn đã theo dõi bài viết này.
Tham gia bình luận ngay!