1. Những thông tin xoay quanh giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng là gì? Lý do cần phải có giấy phép xây dựng? Và để có được giấy phép xây dựng thì chúng ta cần làm như thế nào?
1.1. Khái niệm của Giấy phép xây dựng
Có rất nhiều cách giải thích về giấy phép xây dựng. Nhưng bạn có thể hiểu giấy phép xây dựng chính là một loại giấy tờ của Nhà nước, được in ấn và lưu hành theo một mẫu nhất định đã được chuẩn hóa. Thông qua tờ giấy này, có thể xác minh cho các cá nhân, tổ chức được phép xây dựng các công trình được ghi trong nội dung theo quy định. Nhờ có giấy phép mà ta xác định được người đó, tổ chức, doanh nghiệp đó có xây dựng đúng quy định theo quy hoạch của Nhà nước hay không.
Ở mỗi quốc gia khác nhau lại có những quy định khác nhau về giấy phép xây dựng. Do mỗi nước có những đặc điểm chính trị riêng, luật pháp riêng. Ở Việt Nam, những quy định về giấy phép xây dựng sẽ được thông qua bởi các Nghị định, Thông tư đã được ban hành.
1.2. Tại sao phải có giấy phép xây dựng?
Như đã nói ở trên, giấy phép xây dựng sẽ thể hiện việc các cá nhân, tổ chức xây dựng có phù hợp với quy hoạch của Nhà nước hay không. Và nhờ có giấy phép xây dựng, chúng ta có thể biết được công trình xây dựng đó là hợp pháp hay phạm pháp.
Một công trình, nếu không có giấy phép xây dựng tức là công trình đó không được Nhà nước thông qua và đây có thể được coi là hành vi xây dựng trái phép. Những hành vi như vậy sẽ có những mức phạt tùy thuộc vào tính chất công trình được quy định trong Luật pháp của Nhà nước.
1.3. Đối tượng cần phải xin giấy phép
Ở Việt Nam, mỗi khi bắt đầu một công trình xây dựng đều cần phải xin giấy phép xây dựng, dù cho là cá nhân, cơ quan tổ chức nào đi chăng nữa. Điều này đã được Luật pháp Việt Nam quy định. Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp không cần phải xin giấy phép xây dựng và được Nhà nước Việt Nam cho phép:
- Các công trình được coi là bí mật nhà nước, xây dựng theo lệnh khẩn cấp và để phục vụ cho công trình chính khác.
- Các công trình phù hợp với quy hoạch của nhà nước, đi theo tuyến không đi qua đô thị và được Nhà nước phê duyệt.
- Các công trình thuộc dự án KĐT, KCN, Khu chế xuất, khu nhà ở,...có kế hoạch chi tiết quy hoạch xây dựng tỉ lệ 1:500
- Các công trình thuộc về xây dựng cơ sở hạ tầng, quy mô nhỏ ở các xã vùng sâu vung xa.
- Những ngôi nhà ở riêng lẻ, không ở những khu dân cư tập trung, ở vùng sâu vùng xa, nông thôn chưa có kế hoạch quy hoạch.
- Các công trình mang tính chất sửa chữa, không thay đổi kiến trúc bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo chắc chắn.
- Các công trình được đầu tư, được thủ tướng và các Bộ trưởng ban ngành phê duyệt
Trên đây là những trường hợp đặc biệt không cần xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, ở các quốc gia khác sx có những quy định khác nhau. Điều mình cần là nắm bắt được thông tin luật pháp nơi mình đang sinh sống.
Đọc thêm: Việc làm dự toán xây dựng mới nhất liên tục được cập nhật tại topcvai.com
2. Khi nào được cấp phép xây dựng và khi nào thì không?
Cấp giấy phép xây dựng không phải cứ xin là được. Nó là cả một quá trình từ việc cho thấy lý do mình nên được cấp phép làm điều này và những điều kiện để có được tờ giấy nỳ.
2.1. Những điều kiện để được cấp phép
Đối với các công trình xây dựng trong đô thị cần đáp ứng các điều kiện như:
- Phải phù hợp và khớp với bản kế hoạch chi tiết đã được duyệt trước đó.
- Bảo đảm được các chỉ tiêu an toàn, các quy định xây dựng thiết kế khu di tích lịch sử, văn hóa,...
- Các công trình xây dựng trong các khu du lịch văn hóa, di tích lịch sử phải đảm bảo được cảnh quan môi trường, mật độ xây dựng.
- Các công trình mang tính chất sửa chữa không được gây ảnh hưởng tới các công trình lân cận
- Các công trình xây dựng phải được bảo đảm khoảng cách với các nhà vệ sinh hoặc những nơi chứa chất độc, gây ảnh hưởng đến môi trường và những người, khu lân cận xung quanh.
- Trong công tác xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng như đường phố,...thì phải đảm bảo kết cấu quy định trong công tác xây dựng, sửa chữa đã được ban hành.
- Ngoài ra, với những công trình cao tầng có kết cấu đặc biệt thì phải có tầng hầm, trừ bỏ các trường hợp có yêu cầu cũng như thiết kế riêng.
2.2. Thẩm quyền cấp phép thuộc về cơ quan nào?
Những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là những cơ quan nhà nước, chịu trách nhiệm thẩm định, đánh giá và điều tra kết quả các công trình xây dựng trên địa bàn quản lý.
Thông thường, cơ quan cấp phép là Ủy ban nhân dân các cấp từ Trung ương tới địa phương. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thuộc về cơ quan nào thì sẽ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng trong quá trình thi công của công trình đó và địa điểm mà công trình đó được xây dựng.
Cụ thể:
- Ủy ban nhân dân thành phố hay cấp tỉnh, trung ương sẽ chịu trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình đặc biệt, quy mô lớn và kiến trúc đặc thù. Các công trình tôn giáo hoặc các công trình lĩnh vực khác thuộc địa bàn mình quản lý đã được quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước. các công trình đó có thể là công trình cấp I, công trình văn hóa - lịch sử, các công trình có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài,...
- Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện sẽ có trách nhiệm cấp giấy phép với các công trình được xây dựng trong quận huyện, trung tâm xã thuộc địa bàn nơi mình quản lý. Các công trình lớn và có quy mô đặc biệt sẽ không thuộc trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp quận, huyện được cấp phép.
- Ủy ban nhân dân cấp phường, xã thì sẽ cấp giấy phép xây dựng cho các công trình mức độ thấp hơn trên địa bàn xã, nông thôn thuộc địa giới hành chính mà mình quản lý. Những công trình này đã được quy hoạch và cấp phép theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Nội dung của giấy phép xây dựng
Tùy vào từng công trình xây dựng sẽ có những nội dung chuyên biệt khác nhau. Nhưng nhìn chung, một giấy phép xây dựng sẽ bao gồm những nội dung như:
- Tên của công trình
- Địa điểm, vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng các công trình đó
- Cấp công trình và loại hình công trình xây dựng đó
- Ranh giới quy hoạch để xây dựng công trình
- Cách thức xây dựng để đảm bảo an toàn công trình và bảo vệ môi trường
- Diện tích xây dựng của công trình, chiều cao tối đa, chiều cao của từng tầng trong công trình, màu sắc của công trình là gì,...đều phải được nêu rõ đối với các công trình dân dụng và công nghiệp trong đô thị.
- Những nội dung khác mà tùy loại công trình bắt buộc phải nói đến.
- Thời gian mà giấy phép bắt đầu có hiệu lực.
Xem thêm: Thông tin liên quan về chứng chỉ hành nghề xây dựng các hạng
4. Những bước trong việc xin và cấp giấy phép?
Thủ tục xin và cấp giấy phép xây dựng sẽ bao gồm các công việc chính là các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực hiện xây dựng công trình mang hồ sơ đến xã, quận , huyện để nộp. Sau đó, sẽ diễn ra quá trình thẩm định, đánh giá công trình, xem xét sự thuận lợi và nơi cấp phép sẽ thụ lý hồ sơ còn người nộp sẽ phải đóng phí. Quá trình đó sẽ diễn ra trong 20 ngày, và sau đó giấy phép sẽ được cấp đối với các công trình đủ tiêu chuẩn.
4.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
Một bộ hồ sơ xin cấp phép sẽ bao gồm những tài liệu sau:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng; Đây là lá đơn đã được quy định sẵn, người xin cấp phép chỉ việc điền theo mẫu để hoàn thành tờ đơn.
- Bản vẽ thiết kế của công trình. Bản vẽ này phải thể hiện được mặt bằng của công trình, các mặt cắt, mặt bằng, hệ thống điện nước, nước thải. Với các công trình sửa chữa thì phải có giấy phép xây dựng chụp ảnh thực trạng hiện trường.
- Giấy tờ liên quan đến việc chứng nhận sử dụng đất, nơi mà công trình sẽ được thực hiện xây dựng.
- Bên cạnh đó, còn có thể có thêm giấy cam kết tự phá dỡ công trình.
Đối với trường hợp xin giấy phép xây dựng nhà tại nông thôn thì sẽ có những giấy tờ như:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu đã quy định
- Giấy tờ, bản sao chứng minh quyền sử dụng đất
- Sơ đồ mặt bằng và các công trình liền kề có liên quan.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất của công trình xây dựng sẽ có thêm những giấy tờ liên quan đến công trình đó trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng.
4.2. Nhận hồ sơ và xét cấp
Cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép và kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ đó theo quy định. Sau đó, khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan cấp giấy phép phải có giấy biên nhận đưa cho người xin cấp và giữ lại một bản, trong giấy biên nhận phải bao gồm ngày hẹn trả kết quả.
Trong trường hợp chưa hợp lệ thì cơ quan cấp giấy phép giải thích lí do và chỉ ra những thứ cần bổ sung, sửa đổi. Có một điều cần lưu ý là thời gian hoàn thiện hồ sơ sẽ không được phép tính vào thời hạn của việc cấp giấy phép.
Cấp giấy phép xây dựng trong thời gian là không quá 20 ngày, còn đối với công trình nhà ở riêng lẻ thì sẽ là 15 ngày. Nếu quá số ngày quy định mà vẫn chưa được cấp phép thì người chịu trách nhiệm cấp phép sẽ bị xử lý theo quy định.
Người xin cấp phép có trách nhiệm nộp phí theo quy định.
Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải thực hiện một số quy định như:
- Cơ quan có thẩm quyền không có quyền và không được phép chỉ định một cá nhân hay tổ chức chuyên về thiết kế thực hiện công việc thiết kế công trình cho người xin cấp giấy phép.
- Các quy định và hướng dẫn thủ tục cấp phép phải được niêm yết công khai, rõ ràng, minh bạch.
- Có sự sát sao trong các công trình xây dựng mà mình quản lý, thường xuyên kiểm tra, đánh giá. Có hành động cứng rắn, kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm giấy phép xây dựng.
- Đối với các công trình xây dựng sai quy hoạch và vi phạm giấy phép xây dựng sẽ không được quyền cung cấp các dịch vụ như điện, nước, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác.
- Có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại và tố cáo liên quan đến giấy phép xây dựng.
Tham khảo: [Agile là gì?] Phương pháp quản lý dự án hiệu quả cho doanh nghiệp
5. Việc điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
5.1. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
Việc xin điều chỉnh công trình xây dựng khác với giấy phép đã được cấp phải được thực hiện trước khi công trình đó được khởi công xây dựng.
Hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép xây dựng sẽ bao gồm những giấy tờ như:
- Đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng
- Bản chính giấy phép đã được cấp
- Bản thiết kế đã điều chỉnh
Thời gian cấp giấy phép điều chỉnh là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5.2. Gia hạn giấy phép xây dựng
Nếu trong thời hạn 12 tháng, tính từ ngày cấp giấy phép xây dựng mà công trình vẫn chưa thi công thì có thể xin gia hạn giấy phép xây dựng.
Hồ sơ để xin gia hạn giấy phép xây dựng gồm:
- Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp
Thời hạn cấp giấy gia hạn giấy phép xây dựng là không quá 5 ngày.
Việc hiểu rõ về giấy phép xây dựng và các vấn đề liên quan đến nó là điều cần thiết với tất cả mọi người. Đặc biệt là những ai đang làm trong ngành xây dựng hoặc các cơ quan có liên quan đến việc cấp phép trong lĩnh vực xây dựng. Bởi giấy phép này không chỉ áp dụng đối với các công trình mang tính vĩ mô hay các công trình cộng đồng khác, mà nó còn liên quan đến các công trình dân dụng xung quanh chúng ta.
Hy vọng bài viết này đã gửi tới các bạn độc giả những thông tin bổ ích về giấy phép xây dựng. Qua đó, giúp các bạn hiểu rõ hơn về giấy phép xây dựng và các vấn đề liên quan.
Nếu bạn quan tâm đến các công việc trong lĩnh vực xây dựng thì bạn có thể tra cứu trên website topcvai.com nhé!
Tham gia bình luận ngay!