1. Cái nhìn chung về một bài giới thiệu bản thân hay
Mở đầu một cuộc phỏng vấn xin việc, bao giờ bạn cũng sẽ nhận được câu hỏi từ nhà tuyển dụng là “bạn hãy giới thiệu bản thân mình đi”. Đó được xem như là một phần không thể thiếu trong cuộc phỏng vấn.
Bạn có rất nhiều cách để giới thiệu bản thân nhưng nội dung chủ yếu vẫn là xoay quanh về bản thân bạn. Từ việc thông tin cơ bản như tên, tuổi, đến những ưu điểm, nhược điểm,... đó chính là nền tảng quan trọng nhất khi tự giới thiệu về bản thân.
Vậy một phần giới thiệu bản thân hay là việc bạn nói như thế nào mà gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Họ có thiện cảm với bạn và mong muốn nghe bài trình bày những phần tiếp theo. Nếu bạn làm được điều đó thì xin chúc mừng, bạn đã có một phần giới thiệu bản thân rất xuất sắc.
Ngoài vai trò là một câu hỏi mang tính bắt chuyện, câu hỏi giới thiệu bản thân còn giúp các nhà tuyển dụng và quản lý tuyển dụng hoàn thành những gì thường là một trong những mục tiêu chính của họ trong quá trình tuyển dụng là làm quen với bạn. Nếu bạn trả lời tốt, người phỏng vấn sẽ bắt đầu tìm hiểu lý do tại sao bạn là ứng viên tốt nhất cho công việc này. Đó là một cơ hội tuyệt vời để chứng minh rằng bạn có thể giao tiếng rõ ràng và hiệu quả, kết nối cũng như năng lực phản ứng với những người khác, bên cạnh đó nó giúp thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp.
Có rất nhiều lần bạn sẽ nghe thấy những từ chính xác này: Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn. Nhưng những người phỏng vấn có thể có những phiên bản nhắc nhở riêng của họ đang hỏi khá nhiều điều tương tự, bao gồm:
- Tôi có sơ yếu lý lịch của bạn trước mặt tôi nhưng cho tôi biết thêm về bản thân bạn?
- Tôi muốn nghe thêm về hành trình của bạn?
- Nói cho tôi biết thêm một chút về nền tảng của bạn.
Tham khảo: Việc làm kinh doanh bất động sản
2. Cách giới thiệu bản thân ấn tượng nhất
Giới thiệu bản thân tuy chỉ là một phần nhỏ trong cuộc phỏng vấn của bạn thôi nhưng nó lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Phải có ấn tượng đầu tiên thì mới có thiện cảm về sau. Nhà tuyển dụng cần phải ấn tượng bởi chính bạn từ trước đến nay. Và điều này thì không phải ai cũng làm được. Nhưng đừng lo lắng, hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn có một phần giới thiệu bản thân xuất sắc nhất.
2.1. Nội dung của phần giới thiệu bản thân
Trên đây là những nội dung chủ yếu trong phần giới thiệu bản thân mà bạn cần trình bày. Đó là:
+ Giới thiệu thông tin cá nhân: Trước tiên bạn cần phải giới thiệu tên, tuổi, quê quán của bạn đã để họ biết được bạn là ai, bạn đến từ đâu. Đây như là một phần bất di bất dịch vậy. Bạn nên nói ngắn gọn những gì về bạn.
Ví dụ:
Xin chào anh/chị. Tôi tên là Nguyễn Thu Hoài, năm nay tôi 21 tuổi, tôi đến từ Ninh Bình. Hiện nay tôi đang ở…
Đó là những gì mà bạn cần phải nói cho bước dạo đầu này. Hãy giới thiệu ngắn gọn, đừng dường già như số điện thoại, email,... Cái đó họ không cần, họ đã nhìn thấy được trong CV của bạn rồi.
+ Điểm mạnh, điểm yếu: Đây là phần tiếp theo mà bạn có thể nói chứ nếu chỉ dừng lại đúng nghĩa là giới thiệu thông tin cá nhân thì bạn đã mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi đó. Vì phần giới thiệu bản thân là một phần mà bạn được quyền chủ động nên cần phải chi tiết phần này.
Tìm hiểu thêm: Cách trả lời điểm mạnh, điểm yếu khi phỏng vấn
Ví dụ:
Tôi có điểm mạnh là khả năng tìm kiếm thông tin rất tốt, khả năng làm việc nhóm tốt, khả năng viết lách tốt,... Điểm yếu của tôi là còn hay ít nói,...
Bạn có thể chi họ thấy những điểm mạnh và yếu của bạn nhưng lưu ý rằng nên nói những điểm mạnh mà bạn có liên quan đến công việc ứng tuyển nhé. Nó là một mẹo nho nhỏ mà bạn nên chú ý. Vì người ta chỉ quan tâm bạn có đáp ứng được công việc của họ không?
+ Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là quan trọng. Nếu bạn chia sẻ một vài câu về kế hoạch tương lai của mình, điều này có thể để lại ấn tượng mạnh mẽ trên nhà tuyển dụng vì không phải ai cũng dám thẳng thắn như vậy. Nên nếu bạn nói ra thì sẽ thấy được sự quan tâm của bạn về công việc và cũng như quyết tâm của bạn.
Ví dụ:
Tôi đặt mục tiêu ngắn hạn cho mình là trở thành một nhân viên chuyên nghiệp trong vị trí công việc nhân viên… Còn mục tiêu dài hạn đó là có thể tiến xa hơn trong công việc và phát triển bản thân hơn,...
Tuy phần quan trong nhưng thời lượng của nó có hạn vì thế trong buổi phỏng vấn thì bạn chỉ có thời gian ngắn cho mục giới thiệu bản thân thôi. nên cần nói ngắn gọn nhất có thể.
Đọc thêm: Đi phỏng vấn nên mặc gì? Sự chuẩn bị chu đáo về trang phục
+ Nói lên mong muốn của mình: Phần này bạn cũng có thể thêm một hai câu để nói lên mong muốn của mình. Nó cũng thể hiện được con người của bạn là như thế nào? Và cũng để cho nhà tuyển dụng biết được tâm tư, nguyện vọng của bạn.
Ví dụ:
Tôi mong muốn sẽ được làm việc trong một môi trường làm việc năng động như công ty mình để có thể cống hiến và học hỏi và trao dồi thêm những kỹ nghiệm. Làm tốt được công việc của mình nếu có cơ hội được nhận vào làm việc. Tôi sẽ cố gắng hết sức mình.
Tuy nhiên, giữ cho câu trả lời của bạn thật chuyên nghiệp, không nên ngăn bạn làm sáng tỏ lý do tại sao bạn đam mê công việc của bạn hoặc về công ty này, ngay cả khi điều đó làm thổ lộ thêm một chút lãnh thổ cá nhân.
Nếu mọi người cảm thấy thoải mái khi kể câu chuyện của họ từ góc độ đam mê, điều đó sẽ giúp thu hút người phỏng vấn và khiến họ cảm thấy hứng thú. Bạn không cần phải đi sâu vào chi tiết, nhưng nếu mục tiêu của bạn trong một cuộc phỏng vấn là nổi bật giữa đám đông ứng viên thì việc truyền câu trả lời với một số đam mê có thể giúp bạn thực hiện được điều đó.
Đó là tất cả những mục mà bạn có thể trình bày trong phần giới thiệu bản thân của mình. Lưu ý hãy nói ngắn gọn vì thời gian còn để cho các phần khác.
2.2. Hình thức trình bày
Khi đã xác định được những gì mà mình cần nói thì phải nói như thế nào để nhà tuyển dụng có độ tin cậy từ bạn. Sau đây chúng tôi có một số lưu ý dành cho bạn khi trình bày phần giới thiệu bản thân.
Nên nói với tâm thế thoải mái nhất có thể. Nói tự tin, rõng rạc. Không vấp váp, không nói lắp. Bạn cứ bình tĩnh bình thường trình bày những gì mà bạn muốn nói để cho người nghe cảm thấy rằng bạn là một người tự tin và họ tin rằng những lời nói của bạn là chân thật.
Xem thêm: Kỹ năng trả lời phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng “gục ngã”
3. Các câu nói gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Khi đã xác định được những nội dung mà bạn cần nói trong phần giới thiệu bản thân thì bạn nên “bỏ túi” cho mình những câu nói hay để dẫn dắt vào từng ý mà bạn muốn nói. Điều đó sẽ khiến cho lời nói của bạn thêm mạch lạc hơn và hấp dẫn hơn. Chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra một vài câu nói gây ấn tượng nhà tuyển dụng ở đây nhé.
+ Tôi có thể nói về bản thân mình thông qua 4 từ “Nhiệt huyết, năng động, cần tiến và hết mình”
+ Câu châm ngôn sống mà tôi tâm đắc nhất là “Trên bước đường thành công không có dấu chân của người lười biếng”
+ Triết lý sống của tôi là sống hết mình
+ Những người bạn của tôi, hiểu rõ về tôi thường nhận xét tôi là một người hòa đồng, thân thiện,...
Bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng những câu nói khác mà bạn tâm đắc và cảm thấy hay, phù hợp. Nên dẫn dắt các ý bằng những câu nói như thế này chứ đừng trình bày theo kiểu liệt kê. Nó không sai nhưng nó không được hay và hiệu quả. Nếu không ai nói mà bạn nói thì có nghĩa là bạn là người khác biệt rồi.
Như vậy thì trên đây chúng tôi đã trình bày đầy đủ cho bạn về những gì liên quan đến một phần giới thiệu bản thân hay, ấn tượng. Bạn có thể tham khảo nó để lên một kế hoạch giới thiệu bản thân phù hợp nhất với mình. Chúc bạn có một buổi phỏng vấn thuận lợi.
Tham gia bình luận ngay!