Trên hành trình tìm việc, từ nộp hồ sơ cho đến khi phỏng vấn đòi hỏi ứng viên phải chuẩn bị cho bản thân về kỹ năng mềm thật tốt. Đặc biệt để nhà tuyển dụng ấn tượng từ câu hỏi đầu tiên, bạn phải có riêng cho mình những bí quyết giới thiệu bản thân khi phỏngBạn đang rất chuyên nghiệp và tự tin trong việc vận dụng kỹ năng giao tiếp để được công ty đánh giá cao. Tuy nhiên, bạn đang đau đầu vì không biết tìm kiếm kinh nghiệm giới thiệu từ đâu, ở đâu... Đừng lo, topcvai.com sẽ chia sẻ một số bí quyết để giúp bạn.giới thiệu bản thân khi phỏng vấnHãy giúp bạn tự tin bước đi trên con đường đến vị trí công việc lý tưởng.
1. Khái quát về phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Khi tham gia buổi phỏng vấn để ứng tuyển vào vị trí công việc mà mình mong muốn bạn phải thể hiện được những kỹ năng mềm của mình, cần có cách giới thiệu bản thân tự tin nhưng không quá phô trương.
Ban nên chuẩn bị trước câu trả lời giới thiệu về bản thân mình trước buổi phỏng vấn, lý do là để bạn có thể có thời gian hệ thống lại những thông tin, những điểm mạnh của mình để có thể chia sẻ cho nhà tuyển dụng một cách đầy đủ nhất.
Xem thêm: Hồ sơ xin việc cần những gì
Bạn nên giới thiệu về tên tuổi, quê quán, một vài sở thích đặc biệt và những kỹ năng, trình độ hay thế mạnh mà bạn có. Ứng viên không nên quá khiêm tốn cũng như quá ba hoa khi giới thiệu về bản thân trước nhà tuyển dụng.
Bạn phải tìm cách giới thiệu bản thân sao cho khi kết thúc câu trả lời có thể gợi ý được sự tò mò của nhà tuyển dụng về các thông tin khác của bạn. Khi bắt đầu buổi phỏng vấn phần chào hỏi và giới thiệu bản thân sẽ thúc đẩy sự hài lòng hay của nhà tuyển dụng về bạn hay không. Khi có ấn tượng ban đầu tốt thấy bạn hăng say và nồng nhiệt giới thiệu về bản thân mình thì nhả tuyển dụng có thể thấy được những điểm mạnh của bạn.
2. Bí quyết giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
“Bạn hãy giới thiệu đôi chút về bản thân” là câu hỏi nghe tưởng chừng có vẻ đơn giản, không cần kiến thức nhưng lại cần vận dụng rất nhiều kỹ năng mềm trong đó. Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này với mục đích để có thể tiếp cận cách trình bày bằng lời nói của bạn, thông qua đó đánh giá kỹ năng về giao tiếp cũng như thuyết trình.
Tại đây topcvai.com mách bạn bí quyết giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho ứng viên là sinh viên mới tốt nghiệp và ứng viên là người đã từng đi làm.
2.1. Bật mí cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường
Lợi thế với sinh viên mới ra trường là tinh thần năng động, tuổi trẻ và sự nhiệt huyết, năng động. Tuy nhiên qua thông tin trong bộ hồ sơ xin việc có thể nhà tuyển dụng sẽ không thấy được điều này. Vì thế bạn phải giới thiệu bản thân mình để làm nổi bật những tiêu chí thế mạnh của mình để nhà tuyển dụng mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bạn hơn.
Vì vậy, phải có tâm lý với đầy đủ tự tin để thể hiện với nhà tuyển dụng rằng mặc dù chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng bạn có năng lực, khả năng và sự nỗ lực để tương lai có thể phục vụ tốt yêu cầu công việc tại vị trí ứng tuyển.
Trước khi giới thiệu bản thân hay nở trên môi nụ cười thật tươi với nhà tuyển dụng như để thể hiện sự cảm ơn với yêu cầu này. Tiếp đó bạn không cần quá phô trương, hãy thành thật giới thiệu về tên của bạn, địa chỉ nơi ở, trả lời câu hỏi bạn có sở thích gì?
Giới thiệu về chuyên môn của bản thân vừa tốt nghiệp trường gì? Chuyên ngành nào? Kết quả điểm số ra sao? Trong quá trình học tập đã lĩnh hội được kiến thức chuyên môn liên quan gì tới công việc sắp tới và đưa ra mong muốn được làm việc ở công ty để được cống hiến cho công ty.
Đừng quên giới thiệu về những công việc làm thêm thời sinh viên và kinh nghiệm tích lũy được. Từ những thông tin đó nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn đã được tiếp xúc với môi trường làm việc trước đó, dù không phải chuyên môn nhưng cũng đánh giá khả năng thích ứng với môi trường làm việc cũng như biết thêm về kỹ năng xã hội của bạn.
Cơ hội sẽ không là của riêng ai nếu bạn có chuẩn bị thật tốt, đủ tự tin để đảm nhận công việc dù chưa có kinh nghiệm nhưng kỹ năng sẽ giúp bạn học hỏi công việc có thể nhanh hơn là người đã có kinh nghiệm.
Ví dụ mẫu về cách giới thiệu bản thân cho người mới ra trường:
Em chào anh chị ạ, em tên là Hà, tên đầy đủ là Phan Thu Hà, năm nay em 22 tuổi. Quê em ở Thành phố Vinh Nghệ An nhưng hiện tại e đang sinh sống tại Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội ạ. Em vừa mới tốt nghiệp ra trường, chuyên ngành ngoại ngữ Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội với bằng cử nhân loại giỏi và điểm GPA là: 3.6. Chuyên ngành em học chủ yếu là thiên về tiếng Trung nhưng em vẫn học song song thêm cả tiếng Anh và e thấy lựa chọn ngành học của mình khá là đúng đắn.
Khi rảnh rỗi thì em thường đọc sách ngoài sách tiếng Việt thì em cũng thích đọc những cuốn sách tiếng Anh và tiếng Trung. Trong một lần tình cờ thì em thấy thông tin tuyển dụng vị trí phiên Biên dịch của công ty và em thấy mình có khả năng làm được công việc này nên em đã xin ứng tuyển vào công ty. Em rất vui vì nhận được lời mời phỏng vấn từ công ty và hy vọng rằng em có cơ hội được nhận vào làm việc tại công ty. Anh chị có thể tham khảo những thông tin khác của em trong bản CV ạ.
2.2. Tự tin giới thiệu bản thân khi ứng viên đã từng đi làm
Người đi làm đã có kinh nghiệm nên giới thiệu bản thân thế nào?
Sở hữu lợi thế là người đã trải qua ít nhất một cuộc phỏng vấn, biết được không khí trong buổi phỏng vấn ra sao, và đặc biệt là đã có kinh nghiệm để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Bạn đủ tự tin để bước vào buổi phỏng vấn mà không chuẩn bị gì không?
Mỗi công ty một khác, yêu câu của họ với công việc cũng không giống với công ty trước và họ cũng chỉ coi bạn là một nhân viên mới, chưa biết gì về năng lực, kỹ năng làm việc của bạn. Điều quan trọng là bạn phải giới thiệu được điểm mạnh điểm yếu, đồng thời đừng đợi nhà tuyển dụng hỏi tại sao bạn nghỉ việc cũ, hãy tự giác đưa ra lời giải đáp để mình có thể chủ động hơn khi trả lời những câu hỏi tiếp theo đó.
Lý do có thể là bạn muốn thay đổi môi trường làm việc, muốn thử sức tại vị trí công việc mới ở công ty lớn của nhà tuyển dụng, đồng thời hãy gợi nhắc về kinh nghiệm làm việc ở vị trí cũ sẽ giúp bạn đảm nhận công việc với dễ dàng hơn, cho thấy bạn là người họ đang cần, là ứng viên phù hợp với vị trí ứng tuyển nhất trong số những ứng viên tiềm năng.
Xin chào các anh chị, tôi là Hoa năm nay 28 tuổi, tôi tốt nghiệp được 5 năm trường Đại học Kinh tế Quốc Dân chuyên ngành kế toán và đã đi làm với vị trí công việc nhân viên kế toán tại công ty A. Với mong muốn tìm kiếm được công việc nhiều thử thách hơn nên tôi đã nộp đơn ứng tuyển vị trí công việc chuyên viên kế toán. Các anh chị có thể xem thêm thông tin của tôi trong hồ sơ, nếu có thắc mắc gì tôi rất vui lòng giải thích cho anh chị.
3. Phong thái thể hiện trong buổi phỏng vấn
Để buổi phỏng vấn thành công, ngay từ bước chân đầu tiên bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự tự tin, bằng nụ cười thân thiện. Ánh mắt giao tiếp thay lời nói bằng cách nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn nhưng đừng nhìn chằm chằm. Tuyệt đối tránh sự bối rối lo lắng thể hiện ra, bạn tuyệt đối nên tránh nhìn xuống dưới, nhìn quanh phòng hay nhìn đâu đó mà không phải nhìn trực tiếp nhà tuyển dụng.
Phần trả lời các câu hỏi phỏng vấn không rườm rà, hãy diễn đạt đủ ý nhưng ngắn gọn, súc tích dễ hiểu. Nhấn mạnh vào ưu điểm của bản thân cho thấy khả năng phù hợp với công việc thay vì lan man về những kinh nghiệm không cần thiết.
Và để bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn chiếm được tình cảm của nhà tuyển dụng hãy chuẩn bị từ trước đó bằng cách xem lại thông tin trên CV ứng tuyển, đọc lại yêu cầu công việc của công ty, đặt mình ở hai vị trí nhà tuyển dụng và ứng viên để tự đưa ra câu hỏi rồi trả lời.
Sóng gió sẽ không làm khó được bạn trên hành trình đến với thành công nếu bạn chuẩn bị cho bản thân đầy đủ về mặt tâm lý, kỹ năng hay kinh nghiệm. Lời giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là đánh giá đầu tiên nhà tuyển dụng chấm điểm về mặt kỹ năng. Kinh nghiệm là cần thiết những kỹ năng sẽ là bước đệm tốt hơn cho tương lai tươi sáng. Chúc bạn luôn vững bước để đạt tới thành công!
Tham gia bình luận ngay!