1. Hạch toán nộp thuế môn bài là mức thuế gì?
Hạch toán nộp thuế môn bài là một loại thuế được thực hiện và nộp theo chu kỳ hàng năm của các doanh nghiệp khi tiến hành tham gia thị trường với hoạt động kinh doanh của chính mình. Cùng đó khi thực hiện việc nộp thuế môn bài các doanh nghiệp sẽ không cần tới việc thực hiện nộp hồ sơ cho chính các năm tiếp theo như các loại thuế khác. Chỉ là khi các mức thuế có yếu tố thay đổi mức chi trả thì lúc đó mới cần tới thực hiện đổi hồ sơ.
Hạch toán thuế môn bài hay chính là sự bao gồm các mức chi phí quản lý kinh doanh và mức chi phí đã được khấu trừ của việc tính thuế thu nhập chung doanh nghiệp. Vì việc việc quản lý tới chính mức thuế này cũng vô cùng quan trọng.
Xem ngay: Tìm việc làm kế toán thuế theo mức lương và tỉnh thành mà bạn mong muốn nhanh chóng và hiệu quả, click ngay!
2. Điều bạn cần biết về hạch toán nộp thuế môn bài
2.1. Thực hiện kê khai nộp thuế môn bài
* Đối với doanh nghiệp kinh doanh
+ Việc kê khai thuế môn bài đối với doanh nghiệp sẽ chỉ thực hiện một lần duy nhất đó chính là khi mới đi vào hoạt động.
+ Trường hợp doanh nghiệp đã đi vào hoạt động: Sẽ thực hiện việc kê khai thuế này theo quy định và cũng sẽ có sự giới hạn thời gian. Mức chậm nhất được tính đến đó chính là ngày cuối cùng của tháng khi tiến hành tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
+ Trường hợp doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động: Dù là doanh nghiệp là mới hoạt động nhưng lại chưa đi vào sản xuất kinh doanh mới chỉ dừng lại tại khâu chuẩn bị. Thì thời hạn cho việc kê khai thuế môn bài chậm nhất sẽ là 30 ngày kể từ ngày theo đăng ký giấy phép hoạt động kinh doanh.
* Đối với cá nhân kinh doanh
Các cá nhân kinh doanh khi tiến hành thực hiện nộp thuế môn bài sẽ là sử dụng theo phương pháp khoán và theo mức ấn định của cơ quan thuế. Và cũng không cần sử dụng trình bày tờ khai thuế môn bài.
Chỉ riêng đối với hoạt động cho thuê về bất động sản thì cá nhân cần thực hiện kê khai theo từng lần của hợp đồng cho thuê bất động sản đó.
2.2. Các bậc, mức đóng thuế môn bài
* Đối với doanh nghiệp thực hiện kinh doanh
+ Bậc mức thuế 1: Mức vốn điều lệ hay vốn đầu tư của doanh nghiệp hiện hành là trên 10 tỷ đồng thì mức đóng thuế môn bài theo năm cần nộp là 3.000.000 triệu đồng/ năm.
+ Bậc mức thuế 2: Mức vốn điều lệ hay vốn đầu tư của doanh nghiệp hiện hành là từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức đóng thuế môn bài theo năm cần nộp là 2.000.000 triệu đồng/ năm.
+ Bậc mức thuế 3: Mức vốn điều lệ hay vốn đầu tư của doanh nghiệp hiện hành là các văn phòng chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh thì mức đóng thuế môn bài theo năm cần nộp là 1.000.000 triệu đồng/ năm.
* Đối với cá nhân thực hiện kinh doanh
Hình thức này sẽ bao gồm cho chính các nhóm cá nhân, cá nhân, hộ gia đình thực hiện tham gia kinh doanh và tham gia thị trường cũng sẽ có mức độ đóng thuế được phân chia cụ thể.
+ Mức doanh thu bình quân 1 năm với tỷ lệ lớn hơn 500.000.000 triệu đồng/ năm thì mức tiền thuế nộp bài cần nộp là 1.000.000 triệu đồng/ năm.
+ Mức doanh thu bình quân 1 năm với tỷ lệ từ 300.000.000 - 500.000.000 triệu/ năm thì mức tiền thuế nộp bài cần nộp là 500.000 nghìn đồng/ năm.
+ Mức doanh thu bình quân 1 năm với tỷ lệ từ 100.000.000 - 300.000.000 triệu đồng/ năm thì mức tiền thuế nộp bài cần nộp là 300.000 nghìn đồng/ năm.
2.3. Tài khoản đóng hạch toán nộp thuế môn bài
Ngay đến chính việc quy định về tài khoản cho việc nộp thuế môn bài cũng được rõ ràng và minh bạch. Bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn qua chính thông tư 133/2016/TT-BTC được ban hành theo pháp luật quy định.
Theo như chính thông tư quy định về việc hạch toán thuế môn bài sẽ sử dụng chủ yếu các tài khoản được quy định theo thông tư quy định cụ thể như sau:
+ Tài khoản đích 642 hay là 6422
+ Tài khoản đích 338 hay là 3338
+ Tài khoản đích 112 hay 111
2.4. Cách thức nộp thuế môn bài
Sẽ có 2 phương án được đưa ra chi chính các doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài cho mình và chữ ký số điện tử sẽ là bắt buộc cần đăng ký đối với nộp điện tử.
+ Tham gia nộp trực tiếp tại cơ quan thuế chính là kho bạc.
+ Hoặc lựa chọn về việc nộp thuế online qua việc tích trữ tiền tại tài khoản ngân hàng.
2.5. Thời hạn nộp thuế phí môn bài
Mốc thời gian quy định cho việc thực hiện nộp phí môn bài chậm nhất sẽ là vào 30/ 1 hàng năm cho các doanh nghiệp dù là quy mô hoạt động là hình thức nào đi chăng nữa.
Ví dụ thực tế như công ty AA thành lập ngày 20/3/2019 sẽ được miễn phí thuế môn bài năm đầu đăng ký đó là năm 2019. Còn hạn cho việc nộp thuế môn bài chậm nhất sẽ là 30/1/2020, và cũng chính từ 2020 sẽ cần thực hiện nộp thuế môn bài theo quy định hàng năm. Cứ đêm 30/1 những năm tiếp theo được coi là mức hạn cho việc nộp thuế môn bài này.
Tham khảo: [Hạch toán tiếng Anh là gì?] Từ A - Z kiến thức về hạch toán
3. Cách kê khai hạch toán nộp thuế môn bài
3.1. Hình thức kê khai trực tuyến
Các bước thực hiện các này sẽ là :
Bước 1: Thực hiện lập tờ khai lệnh phí môn bài ban hành theo nghị định 139/2016/NĐ.
Bước 2: Tiếp đó viết giấy nộp tiền thuế bài vào ngân sách nhà nước theo mẫu quy định là C1-02/NN.
Đối với cách nạp này là việc bạn lựa chọn mang tờ kê khai đến trực tiếp cơ quan thuế cùng giấy nộp tiền tiến tới nộp thuế tại kho bạc nhà nước. Tuy nhiên, hình thức này cũng đã được hạn chế đi rất nhiều so với trước đây và thay thế bởi hình thức online. Vậy nên trước khi tiến tới nộp thuế bạn cần liên hệ trước về phía cơ quan để xem xét về việc họ có sử dụng hình thức này hay không để tránh việc mất công sức nhé.
3.2. Hình thức kê khai online
* Điều kiện tham gia hình thức
Dù là hình thức online đem lại hiệu quả nộp nhanh chóng và tránh mất thời gian công sức cho các doanh nghiệp nhưng để tham gia được hình thức này doanh nghiệp cần đáp ứng đủ về điều kiện thực hiện. Doanh nghiệp đã mua chữ số ký và tiến hành khai thuế điện tử cũng như đóng thuế điện tử.
Việc đăng ký chữ số thuế này sẽ thực sự rất có ích và thường nếu bạn thực hiện đăng ký tại cơ quan sẽ được hướng dẫn rất cụ thể về cách thực hiện nộp về sau. Còn nếu bạn chưa thực sự đăng ký thuế thì hãy nhờ bên chữ ký số để đăng ký.
* Hướng dẫn kê khai online qua các bước
Bước 1: đăng ký tờ khai 01/MBAI
+ Đăng nhập và trang chủ của thuế điện tử cùng với tài khoản chữ ký số của doanh nghiệp đã đăng ký để thực hiện đăng ký tờ khai nộp thuế môn bài.
+ Sau đó bạn Di chuyển tới mục về “Khai thuế/ Đăng ký tờ khai/ Đăng ký thêm tờ khai”.
+ Ngay sau đó bạn kéo chuột tới mục “Thuế môn bài/ lựa chọn 01/MBAI - Tờ khai lệ phí môn bài NDD139/2016.
+ Lựa chọn bấm “Tiếp tục/ Chấp nhận” để hoàn tất.
Bước 2: Kê khai qua thuế điện tử
+ Di chuyển tới mục “Khai thuế/ Kê khai thuế trực tuyến”
+ Tại đây bạn sẽ được yêu cầu về lựa chọn tờ khai, cơ quan thuế, loại tờ khai và kỳ kê khai. Bạn sẽ cần thực hiện điền đầy đủ chính xác các thông tin được yêu cầu đúng như doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
+ Sau khi hoàn thành các chỉ tiêu thì bạn click vào tiếp tục rồi lựa chọn danh mục khai phù hợp/ ký và nộp tờ khai để hoàn tất là được. Nếu bạn muốn chắc chắn về tờ khai thì nên lựa chọn kiểm tra lại qua lênh “Tra cứu/ Tờ khai” để xem được liệu rằng tờ khai đã được nộp thành công hay chưa.
Bước 3: Thực hiện nộp tiền trên phần mềm HTKK
Để thực hiện nộp phí được quan phần mềm này bạn sẽ cần tiến hành tải phần mềm này về máy của mình để có thể thực hiện các thao tác sau:
+ Tiến hành đăng nhập phần mềm HTKK > click chọn Phí - Lệ Phí > chọn Tờ khai lệ phí môn bài theo NĐ 139.
+ Việc kê khai tiếp đó bạn sẽ thực hiện như chính các yêu cầu được đề ra về thông tin yêu cầu và sau đó thực hiện việc kết xuất XML.
+ Khi kết xuất thành công bạn đã có thể đăng nhập vào thuế điện tử theo chữ ký số và lựa chọn nộp tờ khai.
* Có chú ý nhỏ về việc các doanh nghiệp kê khai
Nếu bạn là doanh nghiệp mới bạn có thể lựa chọn đăng nhập như bình thường còn đối với các doanh nghiệp trước đó với sự chuyển sang theo quy định sẽ vần thực hiện thêm “ - QL”. Ví dụ như MST-QL hay chính là 1234556898-QL thì mới đăng nhập được.
Có thể bạn quan tâm: [Chi phí lãi vay] Khái niệm - Quy định và cách hạch toán hợp lý!
4. Mức phạt cho thuế môn bài khi chậm trễ hạn nộp
Do đây chính là một nghĩa vụ thực tế đối với doanh nghiệp vậy nên việc bản thân cần thực hiện đúng theo quy định nộp thuế môn bài là vô cùng quan trọng. Ngay cả đối việc nộp chậm trễ về thuế môn bài cũng sẽ có mức phạt quy định cụ thể rõ ràng như dưới đây.
4.1. Mức phạt đối với nộp chậm tờ khai
+ Số ngày nộp chậm từ 1 - 5 ngày sẽ là mức phạt cảnh báo
+ Số ngày nộp chậm từ 1 - 10 ngày sẽ là mức 400.000 - 1.000.000 triệu đồng.
+ Số ngày nộp chậm từ 10 - 20 ngày sẽ là mức 800.000 - 2.000.000 triệu đồng.
+ Số ngày nộp chậm từ 20 - 30 ngày sẽ là mức 1.200.000 - 3.000.000 triệu đồng.
+ Số ngày nộp chậm từ 40 - 90 ngày sẽ là mức 2.000.000 - 5.000.000 triệu đồng.
4.2. Mức phạt đối với nộp chậm tiền lệ phí
Đối với mức nộp chậm về tiền lệ phí này sẽ được áp dụng theo công thức cụ thể là:
Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.03% X Số ngày chậm nộp
Có thể lấy một ví dụ thực tế như nếu bạn nộp chậm 10 ngày và mức lệ phí môn bài của bạn là 1 triệu thì số tiền phạt chậm sẽ = 1.000.000 x 0.03% x 10
Mong rằng mọi thông tin hữu ích trên đây mà topcvai.com chia sẻ với các bạn về hạch toán nộp thuế môn bài sẽ giúp bạn tìm hiểu được cách tính thuế nhanh nhất cho mình. Đặc biệt đối với lĩnh vực kế toán sẽ là một kỹ năng cần thiết dành cho bạn trong thực hiện công việc thuế doanh nghiệp.
Tham gia bình luận ngay!