1. Tìm hiểu về chuyên viên chính
1.1. Khái niệm về chuyên viên chính
Chuyên viên chính là những cán bộ công chức trong cơ quan hành chính nhà nước. Họ làm việc tại các các cơ quan, tổ chức nhà nước và có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng xử lý công việc trong việc thực hiện hiện thi công vụ của công chức
Họ có nhiệm vụ là quản lý sự nghiệp để từ đó giúp các lãnh đạo các đơn vị cấu thành (Vụ, Cục), lãnh đạo cấp tỉnh( Sở, UBND) chỉ đạo và quản lý một lĩnh vực và nghiệp vụ.
1.2. Quyền lợi của chuyên viên chính
Những quyền lợi của chuyên viên chính có thể kể đến như là:
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện chính sanchs và pháp luật, xây dựng và hoàn thiện các thể chế hoặc các cơ chế quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên môn quản lý để thuộc chuyên môn nghiệp vụ và được giao quản lý;
- Chủ trì tham gia nghiên cứu và xây dựng quy định, quy chế và quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương , nghiên cứu và xây dựng các đề tài, đề án và công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan tổ chức;
- Chủ trì hoặc tham gia các tổ chức triên khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. xây dựng các báo cáo tổng hợp đánh giá, hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý;
- Hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra đến việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn và nghiệp vụ để có thể tham gia các đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của ngành nghề, lĩnh vực hoạt địa phương đó.
1.3. Chuyên viên chính tương đương là gì?
Chuyên viên chính và tương đương là những ngạch với các ngành chuyên viên khác nhau để xếp vào vị trí chuyên ngành tương đương, xếp lương và công chức loại A2 được quy định cụ thể và chi tiết tại Nghị định số 204/2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 được Chính phủ quy định như sau
- Ngạch Chuyên viên chính - chuyên ngành hành chính (trong cơ quan và tổ chức hành chính)
- Ngạch Thanh tra viên chính: Chuyên ngành thanh tra
- Kế toán viên chính: Chuyên ngành kế toán tại cơ quan, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN
- Ngạch Kiểm tra viên chính Thuế
- Ngạch Kiểm tra viên chính Hải Quan
- Ngạch Kỹ thuật viên bảo quản chính
- Kiểm soát viên chính ngân hàng
- Ngạch Kiểm toán viên chính
- Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, thực vât
- Kiểm lâm, kiểm ngư viên chính
- Thuyền viên kiêm ngư chính
- Văn thư viên chính
1.4. Mã ngạch của chuyên viên chính
Trong hệ thống hành chính thứ bậc của Việt Nam hiện nay có những cán bộ, công chức và viên chức nhân việc được phân thành từng ngạch, bao gồm những người tương đương về năng lực, nghiệp vụ và một trong những ngạch có bậc lương tương ứng. Hiện nay ở Việt Nam theo ngạch công chức có 5 ngạch với những mã khác nhau.
Mã ngạch công chức chuyên viên chính là nội dung quan trọng trong ngạch công chức hành chính theo điều 3 Thông tư 11/2014/TT - BNV quy định về các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành hành chính bao gồm:
- Chuyên viên cao cấp: Mã số ngạch:01.001
- Chuyên viên chính: Mã số ngạch; 01.002
- Chuyên viên: Mã số ngạch: 01.003
- Cán sự: Mã số ngạch:01.004
- Nhân viên: Mã số ngạch: 01.005
Như vậy theo như chúng ta được thấy ngạch công chức chuyên viên chính có mã số là 01.002 và đây cũng là căn cứ làm mã ngạch lương. Đê nâng cao ngạch chuyên viên chính cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn của ngạch. Trong ngạch sẽ được chia ra thành nhiều bậc hệ. Tùy vào hệ số lương khác nhau là căn cứ để chia thành nhiều bậc là căn cứ để tính lương công chức theo ngành chuyên viên chính.
2. Những vấn đề về hệ số lương chuyên viên chính
2.1. Tính hệ số lương chuyên viên chính
Hệ số chuyên viên chính là cơ sở và là một căn cứ quan trọng để tính lương cơ bản của chuyên viên chính. Đây là nền tảng để lên thang lương chuyên viên chính. Việc tìm hiểu các quy định cũng như các thông tin chính xác và cụ thẻ về hệ số lương cho từng cấp bậc là điều rất cần thiết cho việc chuyển lương cho các nhân viên các chuyên viên. Do hệ số lương có thể biến đổi theo từng giai đoạn khác nhau, để tránh đưa ra những thông tin sai lệch thì bạn nên cập nhật những thông tin mới nhất theo quy định hiện hành. Cụ thể hệ số lương ngạch của chuyên viên chính sẽ là:
- Bậc 1 chuyên viên chính: 4.40
- Bậc 2 chuyên viên chính: 4.74
- Bậc 3 chuyên viên chính: 5.08
- Bậc 4 chuyên viên chính: 5.42
- Bậc 5 chuyên viên chính: 5.76
- Bậc 6 chuyên viên chính: 6.10
- Bậc 7 chuyên viên chính: 6.44
- Bậc 8 chuyên viên chính: 6.78
2.2. Bậc lương chuyên viên chính
Bậc chuyên viên chính là câp bậc mang tính chất thứ bậc dùng để lên thang bảng lương của công chức chuyên viên chính. Vậy bạn đã hiểu chuyên viên chính có mấy bậc chưa? Theo như Nghị định số 204/2004/ND - CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với công chức thì Chuyên viên chính thường có 8 bậc lương như kể trên tương ứng với 8 hệ số chuyên viên chính và được xếp vào công chức loại A2 - nhóm 1 (A2.1)
Các bậc lương chuyên viên chính là số lượng về các mức thăng tiến về lương và theo đó, mỗi bậc lương sẽ tương ứng với các hiệu số để có thể tính lương nhất định. Từ đó cho thấy được rằng bậc lương của chuyên viên chính dùng để phân cấp và cũng chính là căn cứ để tính lương theo quy định của pháp luật. Điều này cũng có nghĩa là khi bậc lương của chuyên viên chính càng cao thì tương ứng với đó là mức lương chuyên viên chính thực lĩnh của người đó cũng sẽ cao.
2.3. Thời gian nâng bậc lương của chuyên viên chính
Nâng ngạch bậc lương chuyên viên chính đã được quy định cụ thể và chi tiết tại điều 7 chương III nghị định 204/ NĐ-CP của Chính Phủ năm 2014 được sửa đổi và bổ sung tại Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 và được quy định như sau:
- Thứ nhất: Căn cứ thực hiện nâng bậc lương thường xuyên trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ và thời gian giữ bậc trong ngành
+ Trong trường hợp chưa được xếp bậc lương cuối cùng thì say 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch sẽ được xét nâng lên một bậc lương.
+ Nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm thì sẽ bị kỷ luật bởi một trong những hình thức khiển trách, cảnh cáo, bị giáng chức, cách chức bởi việc không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật kéo dài thêm thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với quy định như sau:
Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo thì sẽ bị kéo dài thêm 6 tháng so với thời gian quy định;
Trường hợp bị kỉ luật hình thức giáng chức sẽ kéo dài thêm 12 tháng so với thời gian quy định.
- Thứ 2: Thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn
+ Công chức lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng so với thời gian quy định tại điểm a và điểm b của khoản 1 điều này. Tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức được nâng lên cho bạc lương trước thời hạn trong 1 năm không quá 10% tổng số cán bộ công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn trong một năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị trừ các trường hợp quy định tại khoản b Khoản 2 Điều này
Công chức nếu có thông báo nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước, hoàn thành các nhiệm vụ được giao và chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch và chưa đủ điều kiện để được nâng bậc lương hưu ngay tại thời điểm thông báo nghỉ hưu tại điểm a và điểm b tại khoản 1, Điều này.
Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về hệ số lương chuyên chính. Bạn nên hiểu về vấn đề này trước khi trở thành một chuyên chính viên chuyên nghiệp và nắm rõ hơn về đồng tiền lương của mình!
Tham gia bình luận ngay!