1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay
Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có rất nhiều những ngân hàng khác nhau nào là ngân hàng nhà nước, ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh,…
Tuy nhiên về cơ bản thì hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay có thể chia thành 2 hình thức Ngân hàng. Bạn có biết 2 hình thức này là gì chưa, hãy cùng đọc và tìm hiểu cùng chúng tôi nhé!
1.1. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Đây là Ngân hàng Trung ương thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam là nơi in ấn, phát hành tiền tệ của nước ta, quản lý tiền tệ, là nơi đưa ra các tỷ giá và tỷ lệ lãi suất cho người dân, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng cùng những tổ chức về mảng tín dụng, đưa ra các quyết định thành lập các ngân hàng và những tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại của nhà nước Việt Nam.
1.2. Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là hình thức ngân hàng đã tồn tại hàng trăm năm nay, cùng phát triển với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam ta. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế có chuyên môn thực hiện các hoạt động trong ngân hàng về các lĩnh vực cung ứng dịch vụ tài chính về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chính giữa khách hàng và ngân hàng và ngược lại.
Các hoạt động trong ngân hàng gồm có huy động nguồn vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp, các dịch vụ tài chính và những hành động khác có liên quan. Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại đơn giản là nhận tiền gửi và đem cho vay vốn đầu tư. Vai trò của ngân hàng thương rất quan trọng bởi nhờ có những ngân hàng thương mại ở nước ta mà ngân hàng nhà nước thực hiện những chính sách liên quan tiền tệ một cách nhanh chóng và kịp thời hiệu quả hơn, từ đó việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả nhanh chóng hơn.
Bạn có biết trong ngân hàng thương mại sẽ lại chia theo nhiều hình thức nhỏ nữa không? Phân loại ngân hàng thương mại dựa theo nhiều cách: dựa vào hình thức sở hữu, dựa vào chiến lược kinh doanh và dựa vào tính chất hoạt động.
1.2.1. Phân loại dựa vào hình thức sở hữu
Dựa vào hình thức sở hữu ngân hàng thương mại sẽ chia thành 5 loại: ngân hàng thương mại Quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phẩn, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài.
+ Ngân hàng thương mại Quốc doanh là ngân hàng được thành lập bằng 100% vốn ngân sách của nhà nước, Chính phủ như ngân hàng Agribank, ngân hàng BIDV, ngân hàng Vietcombank,…
+ Ngân hàng thương mại cổ phần là công ty dưới sự góp cổ phần giữa các cá nhân hoặc các công ty có cổ phần theo số lượng nhất định được quy định như ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu,…
+ Ngân hàng liên doanh là ngân hàng thành lập dựa vào vốn giữa nhiều ngân hàng liên doanh với nhau như: ngân hàng Việt Nga, Shinhanvina bank, Vid Public bank, Vinasiam ban,…
+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là ngân hàng của nước ngoài, vốn từ nước ngoài theo pháp luật nước ngoài và có cơ sở chi nhánh đặt tại Việt Nam, hoạt động theo Pháp luật Việt Nam như Bangkok bank, Shinan Bank, City Bank,…
+ Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài sẽ là một ngân hàng TNHH đặt trụ sở tại Việt Nam, có vốn đầu tư hoàn toàn từ nước ngoài, thuộc quyền sở hữu bởi nước ngoài như ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC, ngân hàng TNHH Một thành viên Shinhan,…
1.2.2. Phân loại dựa vào chiến lược kinh doanh
Về mặt chiến lược kinh doanh, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ chia làm 3 kiểu là ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ và ngân hàng hỗn hợp (cả bán buôn và bán lẻ). Ngân hàng bán buôn không làm việc và giải quyết nhu cầu tài chính với cá nhân đơn lẻ mà sẽ chỉ làm việc, hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn. Ngân hàng bán lẻ ngược lại sẽ làm việc với các khách hàng cá nhân đơn lẻ.
Và dĩ nhiên thì, ngân hàng hỗn hợp có thể làm việc của ngân hàng bán buôn và ngân hàng đơn lẻ gộp lại, đó là cung cấp dịch vụ, giao dịch với cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức.
1.2.3. Phân loại dựa vào tính chất hoạt động
Xét về khía cạnh tính chất hoạt động ngân hàng thương mại có ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng tổng hợp. Ngân hàng chuyên doanh sẽ chuyên môn hóa vào việc tư vấn cho khách hàng về những lĩnh vực như cổ phiếu, trái phiếu mới, tư vấn cho công ty doanh nghiệp về sáp nhập, thôn tính và thực hiện một số nghiệp vụ khác với các công ty lớn, ngân hàng chuyên doanh chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định như đầu tư, nông nghiệp, xuất nhập khẩu,…
Ngân hàng tổng hợp ngược lại với ngân hàng chuyên doanh là sẽ làm việc tất cả lĩnh vực kinh tế và giải quyết gần như tất cả các nghiệp vụ chuyên môn phát sinh mà một ngân hàng thương mại có thể thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật.
Đọc thêm: Sacombank là ngân hàng gì? Theo dõi ngay để biết thêm các thông tin hữu ích về ngân hàng Sacombank ngay!
2. Top những ngân hàng Việt Nam uy tín hàng đầu
Tất cả những người đã và đang đi làm, có công việc và nguồn thu nhập đều có nhu cầu tìm một ngân hàng uy tín để gửi lãi sinh lời bởi phương án gửi tiết kiệm tại dịch vụ ngân hàng tuy lãi suất không cao và chỉ tăng ở mức chậm cộng vào tài khoản mỗi tháng nhưng so với việc đầu tư kinh doanh hay giữ tiền mặt thì đều rủi ro hơn. Vậy nên, người Việt Nam có xu hướng sử dụng các gói dịch vụ ở ngân hàng và gửi tài khoản tiết kiệm để làm phương án an toàn nhất. Nhưng hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay có rất nhiều ngân hàng mọc lên như nấm sau cơn mưa với các chính sách và ưu đãi để thu hút khách hàng, bạn sẽ cần phải đặt lên bàn cân tính toán thật kỹ càng cẩn thận xem nên đặt lòng tin vào ngân hàng nào để gửi gắm “công sức, mồ hôi, nước mắt” dành dụm bao lâu nay chứ nhỉ? Vậy bạn có quyết định xong chưa? Hãy cùng chúng tôi đi xem đâu là những ngân hàng Việt Nam được nhiều khách hàng chọn lựa nhất nhé!
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Ngân hàng Vietcombank)
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Ngân hàng Agribank)
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (Ngân hàng BIDV)
- Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP)
Có thể nói những ngân hàng trên thuộc top những ngân hàng đứng đầu về sự chuyên nghiệp cũng như lợi nhuận mà ngân hàng đem lại cho khách hàng. Bởi vậy, bạn đã từng nghĩ sẽ đứng trong hàng ngũ chuyên nghiệp và tâm huyết đam mê công việc ấy giống như những nhân viên ngân hàng ấy của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay không? Nếu có định hướng thi vào ngân hàng bạn cần phải có những chuẩn bị cũng như thông tin hữu ích từ khi còn là những học sinh cấp 2, cấp 3. Và nếu muốn tìm hiểu về những trường Đại học có ngành học đào tạo ra làm ngân hàng thì đừng chần chờ đọc ngay mục tiếp theo của chúng tôi nào!
Xem thêm: [Agribank là ngân hàng gì?] Có nên làm việc tại Agribank?
3. Học ngành ngân hàng tại đâu?
Sau khi tìm hiểu về hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, có thể bạn sẽ có một niềm cảm hứng đam mê dành cho nghề ngân hàng. Những trường đào tạo ngành nghề ngân hàng ở Việt Nam thực sự không hề thiếu, và nó thực sự đã và đang là chuyên ngành “hot” khi tuyển dụng. Vậy thì bạn có biết đó là những trường nào chưa, cùng điểm danh các trường có ngành Tài chính - Ngân hàng nhé!
- Tại khu vực miền Bắc có các trường:
+ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
+ Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội
+ Trường Đại học kinh tế Quốc dân
+ Trường Học viện Ngân hàng
+ Trường Học viện ngân hàng (phân hiệu Bắc Ninh)
+ Trường Đại học Thương Mại
+ Trường Học viện Tài Chính
+ Trường Viện Đại học Mở Hà Nội
+ Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
+ Trường Đại học Công Đoàn
+ Trường Học viện Chính Sách và phát triển
+ Trường Đại học Thăng Long
+ Trường Đại học Tài chính - ngân hàng Hà Nội
+ Trường Đại học Điện lực
+ Trường Đại học Đại Nam
+ Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội
+ Trường Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp Nam Định
+ Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải Hà Nội
+ Trường Đại học Dân lập Phương Đông
+ Trường Đại học Nguyễn Trãi
+ Trường Đại học Công Nghiệp Việt Hung
+ Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội
+ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
- Khu vực miền Trung:
+ Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế
+ Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
- Khu vực miền Nam:
+ Trường Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
+ Trường Đại học Tôn Đức Thắng
+ Trường Đại học quốc tế - Đại học quốc gia Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Tài chính Marketing
+ Trường Đại học Sài Gòn
+ Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Hoa Sen
+ Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Văn Lang
+ Trường Đại học Kinh tế Tài chính Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
+ Trường Đại học Gia Định
+ Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
+ Trường Đại Học Đồng Tháp
+ Trường Đại Học Cần Thơ
Với những nguồn thông tin về bức tranh toàn cảnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay mà topcvai.com đã cung cấp ở trên chắc chắn sẽ giúp bạn có thể tự tin học tập và mạnh dạn thi tuyển vào ngành ngân hàng nếu bạn có sự yêu thích với ngành nghề này. Chúc bạn thành công và may mắn trong quá trình định hướng con đường nghề nghiệp.
Tham gia bình luận ngay!