[Hé lộ] Hình thức đầu tư BOO là gì? Tri thức hữu ích cho bạn

Icon Author Phạm Thanh Nga

Ngày đăng: 2020-07-22 16:33:43

Trong hoạt động đầu tư, rất nhiều doanh nghiệp hiện này tham gia đầu tư theo hình thức BOO. Vậy hình thức đầu tư BOO là gì bạn có biết không? Để có đáp án cho bản thân và những thông tin xoay quanh vấn đề này, hãy để topcvai.com chia sẻ đền bạn qua bài viết này nhé!

Tìm Việc Làm Xây Dựng

1. Định nghĩa dễ hiểu về hình thức đầu tư BOO là gì?

Bạn có biết hình thức đầu tư BOO là gì hay không? Chắc chắn rất nhiều bạn đang thắc mắc về vấn đề này. Hình thức đầu tư BOO là những chữ cái được tạo thành từ cụm từ tiếng Anh lad Build – Own – Operate có nghĩa tiếng Việt lad xây dựng – sở hữu – vận hành. Đây là một hình thức đầu tư hiện này được rất nhiều công ty sử dụng, họ đứng ra  thầu công trình, tiến hành xây dựng, có quyền sở hữu và công trình bạn đã thầu đó.

Định nghĩa dễ hiểu về hình thức đầu tư BOO là gì?
Định nghĩa dễ hiểu về hình thức đầu tư BOO là gì?

Lấy ví dụ để bạn có thể để hiểu hơn như sau: Công ty A, tiến hành thầu xây dựng đoạn đường quốc lộ từ Yên Bái đến Phú Thọ với cơ quan nhà để xây dựng. Trong khoảng thời gian này có quyền xây dựng, hoàn thành họ là người sở hữu và vận hành có nên công ty A có thể tiến hành thu phí đi lại của người dân. Đến hết hạn hợp đồng, thì công trình này không thuộc sở hữu của công ty A nữa mà là quyền sở hữu của nhà nước. 

Đọc thêm: [PPP là gì?] Những thông tin về dự án PPP bạn cần biết!

2. Hợp đồng đầu tư BOO được định nghĩa như thế nào?

Hình thức đầu tư BOO là gì - Hợp đồng đầu tư BOO được định nghĩa như thế nào?
Hợp đồng đầu tư BOO được định nghĩa như thế nào?

Nếu bạn đã hiểu hình thức đầu tư BOO là gì thì hoàn toàn dễ hiểu và định nghĩa được hợp đồng đầu tư BOO. Hợp đồng đầu tư BOO có thể hiểu đơn giản là hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp, công ty, các nhà đầu tư với cơ quan nhà nước để tiến hành xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng. Sau khi hoàn thành các công trình này, nhà đầu tư có quyền sở hữu công trình đó, thực hiện việc vận hành hoặc kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định được ký kết trong hợp đồng. Kết thúc thời gian này, thì công trình hạ tầng được nhà đầu tư xây dựng sẽ chuyển giao quyền sở hữu lại về cho nhà nước.

Hợp đồng đầu tư BOO cũng giống các bản hợp đồng khác được ký kết giữa hai bên, trong hợp đồng cũng sẽ có những điều khoản cụ thể được hai bên đưa ra và thực hiện. Vậy bạn có biết việc sử dụng hình thức đầu tư BOO sẽ mang lại những lợi ích như thế nào không? Đọc ngay chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết này để có câu trả lời chính xác nhất cho bạn thân nhé!

Xem thêm: Bạn cũng có thể tìm kiếm việc làm kỹ sư xây dựng ngay tại đây, click ngay!

3. Khi đầu tư sử dụng hình thức đầu tư BOO mang lại lợi ích gì?

Hình thức đầu tư BOO là gì -  Khi đầu tư sử dụng hình thức đầu tư BOO mang lại lợi ích gì?
 Khi đầu tư sử dụng hình thức đầu tư BOO mang lại lợi ích gì?

Bạn đang tự hỏi về lợi ích khi đầu tư theo hình thức BOO thì hãy để topcvai.com giúp bạn trả lời câu hỏi này. Những lợi ích mang lại từ hình thức đầu tư BOO như sau:

Thứ nhất, khi nhà nước tiến hành triển khai hình thức đầu tư BOO này thu hút được nhiều nhà đầu tư khác nhau, thông qua đó sức ép về vốn để xây dựng công trình, cơ sở vật chất cho ngân sách nhà nước sẽ giảm xuống đáng kể. Các doanh nghiệp đầu tư “thay mặt” nhà nước xây dựng và vận hàng các công trình này trong một khoảng thời gian nhất định.

Thứ hai, thông qua hình thức đầu tư BOO giúp nâng cao chất lượng cho hệ thống cơ sở hạ tầng chung của nước ta hiện nay, từ nền tảng cơ sở vật chất vẫn chắc tạo tiền đề để phát triển nền kinh tế đất nước và nâng cao đời sống của nhân nhân.

Thứ ba, bởi hình thức đầu tư BOO này được nhà nước đưa ra, và thu hút nhiều nhà đầu tư khác nhau trên cả nước, điều này khiến sự cạnh tranh giữa các chủ đầu từ tạo lợi ích, đem đến sự hiện đại và tiện lợi nhất cho các công trình. Thông qua đó các doanh nghiệp đầu tư tạo tiện ích và dịch vụ tốt nhất cho người dân.

Thứ tư, sử dụng hình thức đầu tư BOO giúp thay đổi bộ mặt xã hội hiện đại hơn và tốt đẹp hơn. Điều mày không chỉ thu hút được vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước mà còn thu hút được vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Thứ năm, thu hút vốn đầu tư và hoạt động xây dựng, kinh doanh sau hoàn thành của các nhà đầu tư tại nước ta giúp giải quyết được số lượng lớn lao động trong cả nước không chỉ trong ngành xây dựng mà còn trong các ngành dịch vụ sau khi công trình được hoàn thành.

Hình thức đầu tư BOO là gì -  Khi đầu tư sử dụng hình thức đầu tư BOO mang lại lợi ích gì?
 Khi đầu tư sử dụng hình thức đầu tư BOO mang lại lợi ích gì?

Đó là những lợi ích có được từ sử dụng hình thức đầu tư BOO, chính những lời ích này đã khiến nhà nước đầy mạnh viên ký kết các hợp đồng đầu tư BOO với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cho các công trình, cơ sở hạ tầng của xã hội hiện nay.

Tham khảo: Chủ dự án là gì? Tổng hợp các thông tin về chủ dự án đầu tư

4. Hợp đồng đầu tư BOO được ký khi đảm bảo những điều kiện gì?

Vậy khi các doanh nghiệp muốn ký hợp đồng đầu tư BOO với các cơ quan nhà nước thì cần đảm bảo những điều kiện như thế nào? Những điều kiện để ký kết thành công hợp đồng đầu tư BOO bao gồm:

Để có thể ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước trong các công trình xây dựng, bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nào đều phải đáp ứng đủ điều kiện cần thiết. Để có thể ký kết hợp đồng đầu tư BOO với cơ quan nhà nước, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được ra quyết định về chủ trương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của từng khu vực, vùng miền và phân cho cơ quan trực thuộc quản lý và ký kết hợp đồng đầu tư BOO với chủ đầu tư.

Tùy thuộc vào từng dự án cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau mà các nhà đầu tư cần đáp ứng đủ các điều kiện được đưa ra, sau khi xem xét các điều kiện được cơ quan nhà nước đưa ra phù hợp với doanh nghiệp của mình thì doanh nghiệp đó có thể đưa ra quyết định đấu thầu để đầu tư cho dự án đó và thực hiện ký kết hợp đồng đầu tư BOO với cơ quan nhà nước.

Hình thức đâu tư BOO là gì -  Hợp đồng đầu tư BOO được ký khi đảm bảo những điều kiện gì?
 Hợp đồng đầu tư BOO được ký khi đảm bảo những điều kiện gì?

Việc ký kết hợp đồng sẽ được hai bên thỏa thuận để đưa ra thống nhất và đem lại lợi ích cho cả hai phía. Sau khi hoàn thành công trình, doanh nghiệp đầu tư có quyền được sở hữu và kinh doanh công trình đó trong khoảng thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Vậy bạn có tò mò về nội dung trong bản hợp đồng này có những thông tin như thế nào không?

5. Trong một bản hợp đồng đầu tư BOO cần những nội dung gì?

Nếu bạn chưa biết hoặc chưa nắm rõ về nội dung trong một bản hợp đồng đầu tư BOO được ký kết giữa chủ đầu tư, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, topcvai.com bật mí ngay thông tin cho bạn như sau:

Thứ nhất, phần đầu tiên sẽ là giới thiệu về dự án đầu tư này cụ thể như thế nào.

Thứ hai, đề cập đến trách nhiệm và nghĩa vụ cần thực hiện của các chủ đầu tư với dự án gồm có, vấn đề về thiết kế, thi công, xây dựng công trình, sở hữu và vận hành, kinh doanh sau khi hoàn thành công trình như thế nào.

Thứ ba, đề cập đến nội dung về xây dựng công trình và vận hành dự án đó cụ thể như thế nào, nộp bản thiết kế lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thông qua trước khi tiến hành xây dựng và vận hành dự án theo kế hoạch.

Hình thức đầu tư BOO là gì - Trong một bản hợp đồng đầu tư BOO cần những nội dung gì?
Trong một bản hợp đồng đầu tư BOO cần những nội dung gì?

Thứ tư, đưa ra quyền lợi về bảo hiểm, những quyền lợi bảo hiểm sẽ bị hạn chế với các doanh nghiệp khi đầu tư theo hình thức BOO và thường sẽ tự chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động và quyết định của mình.

Thứ năm, đề cập đến quyền doanh nghiệp được bán các sản phẩm do dự án mang lại và đặc biệt đó chính là hợp đồng đầu tư BOO thường không thể chuyển nhượng.

Thứ sáu, đề cập đến vấn đề về sự thay đổi hoặc các sự kiện bất khả kháng xảy ra trong thời hạn hợp đồng thì phía doanh nghiệp thường sẽ có những ưu đãi miễn thuế theo quy định của chính phủ.

Thứ bảy, đặc biệt không thể thiếu thông tin về thời hạn chấm dứt hợp đồng đầu tư BOO giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Nhiều công trình có thời hạn lên đến 70 năm.

Đó là những nội dung chính và rất quan trọng mà trong bản hợp đồng đầu tư BOO cần đề cập đến. Với những thông tin này bạn không chỉ hiểu hình thức đầu tư BOO là gì mà cong biết được khi lập hợp đồng này nhất định phải đảm bảo các thông tin trên không thể “vắng mặt”.

6. Hình thức đầu tư BOT có điểm khác với hình thức đầu tư BOO là gì?

Hình thức đầu tư BOT có điểm khác với hình thức đầu tư BOO là gì?
Hình thức đầu tư BOT có điểm khác với hình thức đầu tư BOO là gì?

Hình thức đầu tư BOO và BOT rất nhiều người nhầm lẫn với nhau bởi chúng đều là những hình thức đầu tư của doanh nghiệp tư nhân cấp vốn cho các công trình xây dựng, tiến hành xây dựng và vận hành công trình sau khi hoàn thành. Để giúp các bạn không bị nhầm lẫn giữa hai hình thức này, topcvai.com đưa ra điểm khác biệt giữa chúng như sau:

Thứ nhất, khác nhau về đặc điểm.

+ Hình thức đầu tư BOT thì nghĩa vụ cần thực hiện về vận hành, bảo dưỡng công trình sẽ được chuyển giao lại về sở hữu của chính phủ.

+ Hình thức BOO thì thực hiện nghĩa vụ vận hàng và bảo dưỡng bằng việc thuê công ty khác hoặc đơn vị khác để khôi phục công trình chứ không chuyển giao công trình cho chính phủ như hình thức đầu tư BOT.

Thứ hai, khác nhau về chuyển giao rủi ro.

+ Hình thức đầu tư BOT thì rủi ro liên quan đến xây dựng thì doanh nghiệp tư nhân cần tiếp nhận xử lý.

+ Hình thức đầu tư BOO thì rủi ro về xây dựng hoàn toàn doanh nghiệp gánh.

Thứ ba, tiếp cận về nguồn tài chính tư của hai hình thức này đều cung cấp vốn lưu động và xây dựng lớn cho công tác vận hành vào bảo dưỡng công trình khi hoàn thành và đưa vào kinh doanh.

Hình thức đầu tư BOT có điểm khác với hình thức đầu tư BOO là gì?
Hình thức đầu tư BOT có điểm khác với hình thức đầu tư BOO là gì?

Thứ tư, khác nhau về quyền sở hữu.

+ Hình thức đầu tư BOT thì công trình hoặc dự án hoàn thành sẽ chuyên giao cho chính phủ và chính phủ là người sở hữu chúng.

+ Hình thức đầu tư BOO trong khoảng thời gian được ký kết trong hợp đồng thì các doanh nghiệp sẽ là người sở hữu chứng, khi hết hạn hợp đồng thì mới chuyển giao lại cho chính phủ và trở lại quyền sở hữu của nước nước.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài không chỉ giúp bạn hiểu hình thức đầu tư BOO là gì mà còn hiểu về hợp đồng cùng các vấn đề liên quan đến hình thức đầu tư giữa doanh nghiệp tư nhân, chủ đầu tư với các cơ quan nhà nước hiện nay.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: