Hồ sơ đại học thông qua kết quả thi trung học phổ thông?

Icon Author Hoàng Cẩm Ly

Ngày đăng: 2021-07-02 09:40:31

Hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học hay còn gọi là hồ sơ đại học là thủ tục vô cùng quan trọng đối với các em học sinh cuối cấp, có định hướng thi vào các trường đại học. Các em cần nắm bắt chính xác yêu cầu phải có trong hồ sơ để cung cấp đầy đủ; tránh thiếu sót, gây ảnh hưởng lớn đến kết quả xét vào các trường đại học. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết “Hồ sơ đại học thông qua kết quả thi trung học phổ thông?”.

1. Hồ sơ xét tuyển đại học

Thông thường, các trường đại học sẽ có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau dành cho các em học sinh như: xét trực tiếp bằng học bạ; xét dựa trên kết quả thi trung học phổ thông; tuyển thẳng;…

1.1. Hồ sơ xét tuyển đại học sử dụng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia

Đối với các em học sinh đang học tập tại các trường phổ thông (lớp 12), cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: 2 phiếu xét tuyển học bạ đăng ký dự thi (phiếu số 1 và phiếu số 2); 2 bản photo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước (lưu ý, 2 mặt của thẻ phải trên cùng 1 mặt của tờ giấy A4); 2 ảnh 4x6, có ghi đầy đủ họ tên và ngày tháng năm sinh vào mặt sau của ảnh (đựng vào trong hồ sơ); 1 ảnh 4x6 dán bên ngoài hồ sơ; các giấy tờ yêu cầu khác nếu thí sinh thuộc diện ưu tiên; 2 phong bì có ghi địa chỉ liên hệ, có dán tem.

Hồ sơ xét tuyển đại học
Hồ sơ xét tuyển đại học

Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (hiện không học tại các trường phổ thông – thí sinh tự do); cần chuẩn bị các giấy tờ như: 2 phiếu đăng ký dự thi giống nhau; 2 ảnh 4x6 (bỏ trong hồ sơ), có ghi họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau của ảnh; bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (bản sao); 2 phong bì có ghi địa chỉ liên hệ, có dán tem.

Đối với các thí sinh tự do, chưa tốt nghiệp do nhiều nguyên nhân như không đủ điều kiện xét tốt nghiệp (trong năm trước); thí sinh cần chuẩn bị các giấy tờ như: 2 phiếu đăng ký dự thi giống nhau; 2 ảnh 4x6, có ghi họ tên, ngày tháng năm sinh vào mặt sau của ảnh (để trong hồ sơ); 1 ảnh 4x6 dán phía ngoài hồ sơ; 2 bản photo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước (lưu ý, 2 mặt của thẻ phải trên cùng 1 mặt của tờ giấy A4); các giấy tờ yêu cầu khác nếu thí sinh thuộc diện ưu tiên; 2 phong bì có ghi địa chỉ liên hệ, có dán tem.

Hồ sơ xét tuyển đại học sử dụng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia
Hồ sơ xét tuyển đại học sử dụng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia

Ngoài ra, thí sinh tự do phải bổ sung thêm một số giấy tờ khác như: học bạ THPT hay phiếu kiểm tra kết quả học tập đối với các thí sinh thuộc hệ giáo dục thường xuyên (bản sao); bản sao bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp nghề; giấy xác nhận kết quả bảo lưu của thí sinh do hiệu trưởng trường trung học phổ thông xác nhận (trường thí sinh theo học những năm trước).

Xem thêm: Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

1.2. Hồ sơ xét tuyển đại học sử dụng kết quả học bạ

Đối với hồ sơ xét tuyển đại học bằng học bạ, thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: phiếu đăng ký xét tuyển học bạ theo mẫu của các trường đại học; bằng tốt nghiệp THPT (bản sao) hoặc bằng tốt nghiệp tạm thời; học bạ trung học phổ thông (THPT) photo đã công chứng; thẻ căn cước hoặc chứng minh nhân dân photo có công chứng; các giấy tờ chứng nhận thí sinh thuộc diện ưu tiên.

Hồ sơ xét tuyển đại học sử dụng kết quả học bạ
Hồ sơ xét tuyển đại học sử dụng kết quả học bạ

Ngoài ra, thí sinh được xét hồ sơ thông qua học bạ cần bổ sung một số giấy tờ đi kèm như: 4 ảnh 3x4 và 2 ảnh 4x6; thông tin về địa chỉ liên hệ và số điện thoại của thí sinh được để trong một phong bì cụ thể (trong hồ sơ).

2. Phiếu đăng ký xét tuyển đại học

2.1. Phiếu đăng ký xét tuyển đại học sử dụng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia

Phiếu đăng ký xét tuyển đại học là phiếu dùng để đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia; kết quả cuộc thi sẽ dùng để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên khắp cả nước, theo quy định của bộ Giáo dục và đào tạo. Lưu ý, thí sinh cần ghi chính xác các thông tin trong phiếu đăng ký theo như hướng dẫn của thầy cô.

Đi kèm với phiếu đăng ký xét tuyển đại học là mẫu đăng ký xét tuyển đại học; tùy vào từng trường thí sinh đăng ký, mẫu đăng ký xét tuyển có thể khác nhau; thí sinh nên theo dõi trang thông tin tuyển sinh hoặc trang chủ của các trường để cập nhật thông tin chính xác nhất.

Phiếu đăng ký xét tuyển đại học sử dụng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia
Phiếu đăng ký xét tuyển đại học sử dụng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia

Lưu ý, tìm chính xác mẫu đăng ký chuẩn của năm dự thi; lựa chọn mức độ phân giải hình ảnh cao nhất trong quá trình in, tránh trường hợp phiếu đăng ký bị mờ, không rõ thông tin.

2.2. Phiếu đăng ký xét tuyển đại học sử dụng kết quả xét học bạ

Phiếu đăng ký xét tuyển đại học sử dụng kết quả học bạ gồm 2 phần chính. Phần 1: thông tin thí sinh; bao gồm họ tên thí sinh (theo giấy khai sinh, được viết in hoa có dấu); giới tính (nam/nữ); số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (ngày cấp, nơi cấp); ngày tháng năm sinh, địa chỉ sinh ra – ghi địa chỉ cụ thể về nơi bạn sinh, nếu được sinh ra tại nước ngoài thì ghi tên nước bằng tiếng Việt. Ví dụ: Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Pháp, Úc,…

Dân tộc; quốc tịch; hộ khẩu thường chú (ghi chính xác địa chỉ giống như địa chỉ được viết trên sổ hộ khẩu); địa chỉ email/ số điện thoại di động/ thông tin liên hệ; trường trung học phổ thông đang theo học hoặc đã theo học. Cần điền đầy đủ thông tin về mã tỉnh (2 ô đầu); mã trường (3 ô tiếp theo); mã trường và mã tỉnh bạn sẽ được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong quá trình hoàn thiện hồ sơ.

Phiếu đăng ký xét tuyển đại học sử dụng kết quả xét học bạ
Phiếu đăng ký xét tuyển đại học sử dụng kết quả xét học bạ

Thời gian tốt nghiệp; thí sinh thuộc diện ưu tiên (khoanh tròn vào diện ưu tiên nếu thí sinh thuộc các diện ưu tiên), nếu không, để trống không điền; thí sinh thuộc khu vực ưu tiên.

Phần 2: thông tin xét tuyển; bao gồm nguyện vọng đăng ký, các nguyện vọng được xếp từ 1 -30; thí sinh sẽ viết các nguyện vọng mình mong muốn được vào/ đỗ nhất lên trên, sau đó đến các nguyện vọng thấp hơn.

Thông tin về học lực lớp 12, xếp loại học lực, điểm trung bình lớp 12, tổ hợp xét tuyển đại học; tổng số điểm của 3 môn trong tổ hợp.

Xem thêm: Bạn đã biết giấy báo trúng tuyển đại học nhận ở đâu?

3. Cách viết hồ sơ xét tuyển

Viết sai hồ sơ xét tuyển là câu chuyện dễ thấy của các thí sinh; do sự hồi hộp, lo lắng hay thiếu cẩn trọng của các em; các em thường mắc các lỗi sai cơ bản như họ và tên không viết in hoa; không viết chính xác mã trường và mã tỉnh; không viết chính xác tên trường đại học và mã ngành muốn ứng tuyển; thậm chí, các em còn có thể viết sai các thông tin cá nhân như: hộ khẩu thường trú, địa chỉ và ngày tháng cấp chứng minh nhân dân,…

Vì vậy, trước khi điền thông tin vào hồ sơ xét tuyển, các em nên đọc kỹ một lượt, chỗ nào chắc chắn nội dung thì điền, chỗ nào chưa chắc có thể để lại; hay có thể điền trực tiếp vào 1 bản làm nháp, muốn chỉnh sửa gì thì sửa vào đó, sau đó, viết lại vào hồ sơ xét tuyển chính thức.

Cách viết hồ sơ xét tuyển
Cách viết hồ sơ xét tuyển

Với các bạn làm hồ sơ xét tuyển thông qua học bạ, đừng quá lo lắng về thông tin hay các hồ sơ yêu cầu; bạn có thể truy cập vào web của trường hay liên hệ bên phòng hành chính nhân sự để có được hướng dẫn cụ thể nhất.

Trên đây là bài chia sẻ của topcvai.com về “Hồ sơ đại học thông qua kết quả thi trung học phổ thông?”, hy vọng bài viết mang đến bạn thông tin hữu ích trong quá trình bạn tìm hiểu về hồ sơ xét tuyển đại học.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: