1. Làm việc tại khu chế suất có cần nộp hồ sơ xin việc không?
Các khu chế xuất hiện nay thường tuyển số lượng lớn các lao động phổ thông là chính nhưng các bước xin việc cũng đều không có gì quá khác với các công việc chuyên môn, chuyên ngành. Mặc dù thường xuyên tuyển dụng một lượng lớn lao động như vậy, nhà tuyển dụng vẫn luôn yêu cầu các lao động cần phải có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh khi bắt đầu vào làm.
Hồ sơ xin việc là tiền đề giúp cho nhà tuyển dụng quản lý được số lượng lao động ra vào doanh nghiệp, kiểm soát tốt được thông tin các lao động để kịp thời xử lý các vấn đề xảy ra trong thời gian làm việc cũng như sau khi người lao động rời công việc. Hồ sơ xin việc cũng là căn cứ giúp người lao động được hưởng đầy đủ quyền lợi lao động, đãi ngộ của doanh nghiệp khi đang làm việc tại đây.
Vậy cùng mình tìm hiểu các thành phần có trong bộ hồ sơ xin việc khu chế xuất là gì nhé.
2. Các thành phần có trong hồ sơ xin việc khu chế xuất
Hồ sơ xin việc khu chế xuất cũng giống với hầu hết các hồ sơ xin việc khác trên thị trường lao động. Song, cũng sẽ có một số điểm khác cần lưu tâm với hồ sơ xin việc khu chế xuất, mình sẽ cùng các bạn đi vào chi tiết từng nội dung nhé.
2.1. Đơn xin việc khu chế xuất
Đơn xin việc là bước cơ bản đầu tiên người lao động cần đáp ứng khi bắt đầu chuẩn bị hồ sơ xin việc khu chế xuất. Đơn xin việc cũng là giấy tờ đầu tiên các doanh nghiệp quan tâm khi xem xét hồ sơ. Đơn xin việc nên được viết tay và trình bày một cách vắn tắt tất cả các thông tin về bản thân ứng viên.
Mở đầu đơn xin việc bắt đầu bằng thông tin người nhận, đơn xin việc này được viết gửi tới đối tượng nào, ví dụ:
‘‘ Kính gửi: - Ban Giám đốc Công ty TNHH ACH
- Trưởng phòng Nhân sự Công ty TNHH ACH ‘’
Bạn cần tìm hiểu chính xác, đầy đủ tên công ty mà mình ứng tuyển, tránh gây ra sai sót ngay từ lời chào hỏi đầu tiên. Tiếp đến bạn cần cung cấp thông tin người gửi cũng chính là các thông tin cá nhân của bạn về tên, tuổi, số điện thoại liên hệ và địa chỉ nơi bạn đang sinh sống.
Ở trong đơn xin việc file word bạn cần trình bày tóm tắt các thông tin liên quan đến mục tiêu việc làm nghề nghiệp chế xuất bạn muốn làm việc tại công ty là gì, các điểm mạnh, kinh nghiệm bạn đã có và các kỹ năng thực tế bạn đã tích lũy được. Công ty sẽ dựa vào bản tóm tắt để cân nhắc, điều chỉnh công việc cũng như bộ phận làm việc phù hợp nhất với bạn.
2.2. Sơ yếu lí lịch cá nhân
Bạn cần khai đầy đủ các thông tin có trong sơ yếu lí lịch, dán kèm ảnh chân dung và có dấu xác nhận của địa phương nơi bạn sinh sống, có hiệu lực trong vòng 6 tháng trở lại. Nếu như đơn xin việc là yếu tố giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực thì sơ yến lí lịch lại là giấy tờ then chốt để công ty xác nhận các thông tin về nhân thân của bạn. Với một khối lượng lao động lớn trong các khu chế xuất, việc nắm được các yếu tố về nhân thân của người lao động là vô cùng cần thiết.
2.3. Sổ hộ khẩu và chứng minh thư
Hai giấy tờ cá nhân khác bao gồm sổ hộ khẩu và chứng minh thư (hoặc căn cước công dân) cũng là một trong các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ xin việc. Với 2 loại giấy tờ này bạn cần photo lại và có dấu công chứng trong vòng 6 tháng trở lại đây.
Trong hồ sơ chứng minh thư thường được yêu cầu gửi 2 bản công chứng, 1 bản để phía công ty lưu trữ hồ sơ nhân viên, một bản để công ty có nhiệm vụ đem đi đăng kí các thủ tục khác cho nhân viên.
2.4. Giấy khám sức khỏe
Giấy khám sức khỏe là một giấy tờ cực kì quan trọng với các lao động phổ thông làm việc tại các khu chế xuất. Tất cả các lao động ứng tuyển tại đây đều cần có một sức khỏe tốt, ổn định để có thể bắt nhịp với cường độ lao động lớn ở các khu chế xuất. Giấy khám sức khỏe có 2 loại là khổ A4 (2 mặt) và khổ A3 (4 mặt), tùy vào từng công ty đặt ra yêu cầu khác nhau, bạn cần chú ý về mục này để chuẩn bị cho đúng.
Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị thật kĩ về các giấy tờ liên quan đến sức khỏe. Bạn có thể đến khám tổng quát tại các cơ sở bệnh viện hay phòng khám để kiểm tra sức khỏe của bản thân một cách toàn diện nhất. Giấy khám cần có dấu xác nhận tại bệnh viện hoặc phòng khám mới được coi là hợp lệ. Vậy nên trước khi bắt đầu xin việc, bạn hãy dành thời gian đi khám tổng quát trước nhé.
2.5. Ảnh thẻ
Ảnh thẻ cũng là một nội dung cần có trong các khu công nghiệp lớn. Ngoài ảnh dán trên sơ yếu lí lịch, công ty cũng sẽ yêu cầu bạn gửi kèm thêm 2 đến 4 ảnh 3x4 hoặc 4x6, tùy theo mục đích của từng công ty. Ảnh thẻ có thể được sử dụng để làm thẻ nhân viên và một số thủ tục khác.
2.6. Các giấy tờ khác
Ngoài ra tùy vào yêu cầu của từng công ty, bạn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ cần thiết như Giấy khai sinh, các loại bằng cấp (nếu có), các chứng chỉ chuyên môn, cv xin việc đánh máy, cv xin việc khu chế xuất khu công nghiệp…
3. Các lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc khu chế xuất
Hầu hết các khu chế xuất đều nằm ở những địa phận khá xa khu dân cư, người lao động xin việc cũng hầu hết đến từ các tỉnh thành khác nhau nên hồ sơ xin việc đều phải gửi qua đường bưu điện. Vì vậy để đảm bảo không có sự sai sót, dẫn đến mất quá nhiều thời gian gửi hồ sợ, ứng viên cần lưu ý các điểm sau:
- Chuẩn bị đầy đủ, chính xác, đúng yêu cầu của bên tuyển dụng trước khi đem gửi hồ sơ. Tránh việc thiếu xót hồ sơ dẫn đến việc nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua bạn và chọn ứng viên khác.
- Các giấy tờ không được gạch xóa, gập làm đôi (với khổ A4), hay quá nhàu nát. Mẹo để bạn bảo quản được tất cả hồ sơ đến tay nhà tuyển dụng là hãy cho hết tất cả giấy tờ vào một túi kính Clear bag một cách cẩn thận, sau đó mới cho vào phong bì của bưu điện và dán lại.
- Bạn nên check lại các thông của người gửi cũng như người nhận trước khi gửi đi. Đặc biệt là với thông tin người nhận, bạn phải chắc chắn rằng hồ sơ của mình sẽ đến được tay bộ phận tuyển dụng của công ty chứ không phải bị lạc mất đi đâu đó.
- Hồ sơ được gửi theo đúng thời hạn phía công ty đưa ra hoặc gửi sớm nhất để có được kết quả sớm cũng như đề phòng một số trường hợp bên bưu điện sự cố như làm thất lạc giấy tờ, một số bưu cục chuyển phát chậm,… Hãy luôn chuẩn bị các phương án khác để kịp thời xử lý sự cố nha.
- Hãy lưu lại các thông tin của công ty trong trường hợp đã quá lâu bạn không thấy có phản hồi từ phía công ty. Bạn hoàn toàn có quyền check lại thông tin với phía công ty về hồ sơ của mình và kết quả xét duyệt hồ sơ ra sau. Nhỡ đâu rủi ro có thể là do công ty không nhận được hồ sơ của bạn, nếu bạn không liên hệ lại sớm thì có thể sẽ tuột mất một cơ hội làm việc rồi.
Trên đây mình đã trình bày tất cả các thông tin cần thiết về hồ sơ xin việc khu chế xuất gồm những gì. Hy vọng sẽ hữu ích với các bạn đang có ý định làm việc tại các khu chế xuất nhé.
Tham gia bình luận ngay!