1. Phần hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch trình bày như thế nào?
1.1. Cách trình bày mục hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch tự thuật
Khi trình bày thông tin về hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch các thông tin bạn cần trình bày bao gồm việc khai rõ các thông tin về các thành viên trong gia đình bao gồm bố, mẹ, anh, chị, em ruột trong gia đình.
Nội dung chính mà bạn cần đảm bảo điền đầy đủ đó là:
- Họ và tên đầy đủ của bố(đẻ) và mẹ (đẻ),
- Tuổi của bố và mẹ(đẻ) bạn cần ghi số tuổi của cả bố và mẹ đẻ của bạn
- Nghề nghiệp: Bạn cần ghi rõ nghề nghiệp của bố mẹ đẻ của bạn vào trong mục này
Trả lời cho câu hỏi trước Cách Mạng tháng Tám làm gì? Ở đâu? Đối với câu hỏi này tùy thuộc vào hoạt động và hoàn cảnh của gia đình bạn mà bạn có thể trình bày theo các cách như sau.
- Trường hợp bố/mẹ bạn đã từng tham gia các hoạt động Cách Mạng bạn có thể ghi các chức vụ công tác, địa điểm công tác và đơn vị công tác đầy đủ ra.
- Trường hợp bố/mẹ bạn chưa sinh ra tại thời điểm đó thì bạn chỉ việc ghi là chưa sinh.
- Trường hợp bố/mẹ bạn làm các chức vụ khác như kinh doanh buôn bán riêng hoặc làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nào thì bạn cũng có thể ghi rõ ràng và đầy đủ tên vị trí công việc, địa điểm làm việc, cơ sở làm việc.
- Trường hợp bố/mẹ bạn tham gia các nghĩa vụ quân sự thì bạn cũng cần trình bày rõ tên các chức vụ công việc, đơn vị công tác cụ thể và rõ ràng.
Câu hỏi thứ hai trong mục hoàn cảnh gia đình bạn cần trả lời đó là: Trong kháng chiến chống Pháp làm gì? Ở đâu? Đối với câu hỏi này bạn cũng có thể trình bày tương tự như câu hỏi trên. Bạn cần nêu rõ thông tin về gia đình trong từng giai đoạn của lịch sử.
Thông tin được cung cấp trong phần này có thể làm căn cứ để có thể xác định được tiểu sử về chính trị trong gia đình bạn. Trong trường hợp bạn nộp sơ yếu lý lịch để đi xin việc thì thông qua các thông tin trong mục này nhà tuyển dụng có thể biết được bạn có phải là đối tượng an toàn cho vị trí công việc đó hay không?
Phần thông tin tiểu sử về gia đình bao gồm các anh, chị, em ruột cần có các thông tin như sau:
- Họ và tên: Ghi rõ đầy đủ họ và tên của anh, chị , em ruột trong gia định
- Tuổi: Ghi rõ số tuổi của anh, chị, em ruột trong gia đình bạn
- chỗ ở: Ghi theo chỗ ở tại thời điểm hiện tại
- Nghề nghiệp(nếu có) đầy đủ của từng người (đối với những người chưa có nghề nghiệp, vẫn còn đang đi học thì bạn có thể ghi thông tin về tên trường và chức vụ của người đó trong phần này có thể là học sinh hoặc sinh viên tại các trường.
- Trình độ chính trị: Đối với phần thông tin về trình độ chính trị trong sơ yếu lý lịch bạn có thể ghi như sau: Từ trình độ thấp nhất đến cao nhất đó là trình độ chính trị sơ cấp, trình độ trung cấp và cuối cùng là trình độ cao cấp. Và bạn cần ghi rõ trình độ chính trị của từng người được thân trong gia đình được đào tại dưới hệ đào tạo chính quy hay hệ đào tạo tại chức?
Hoặc trong trường hợp anh, chị ,em ruột của bạn đã từng vào đảng thì bạn cũng có thể ghi là Đảng Viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Còn nếu bạn chưa từng vào đảng hoặc không học các ngành/chuyên ngành về chính trị thì các bạn có thể bỏ trống phần nội dung đó.
Sau phần trình bày nội dung các thông tin về anh, chị, em ruột những thành viên tiếp theo trong gia đình mà bạn cần điền đủ các mục nội dung thông tin đó chính là thông tin tiểu sử về vợ chồng, con,..trong gia đình với các mục nội dung cần trình bày tương tự như trên.
Đó là toàn bộ các nội dung mà bạn cần trình bày trong phần hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch. Để tránh việc mắc phải các lỗi sai và phải thực hiện lặp đi, lặp lại mất quá nhiều thời gian mà sơ yếu lý lịch lại không đạt yêu cầu thì bạn nên tham khảo các gợi ý về cách viết sơ yếu lý lịch mục hoàn cảnh gia đình như trên.
1.2. Vai trò của mục hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch
Sơ yếu lý lịch nói chung thường phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Nhưng chủ yếu nó được sử dụng cho mục đích xin việc. Chính vì vậy mục hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch chính là một trong những cách để nhà tuyển dụng có thể dựa vào đó để tuyển chọn nhân viên vì một số lý do sau đây:
Thứ nhất: Nhà tuyển dụng có thể tìm được các ứng viên có độ an toàn về mặt chính trị. Thông qua các thông tin về thành viên trong gia đình, quá trình sinh sống, làm việc và hoạt động chính trị mà nhà tuyển dụng có thể căn cứ vào đó để tìm và chọn các ứng viên có nguồn gốc chính trị và nền tảng gia đình tốt.
Thứ hai: Dựa vào mục hoàn cảnh gia đình nhà tuyển dụng cũng có thể khẳng định được bạn được sinh ra trong môi trường giáo dục và hoàn cảnh gia đình như thế nào? Bên cạnh đó, một số công ty cũng chọn mặt gửi vàng trong việc lựa chọn các ứng viên đến từ vùng miền, tỉnh/thành mà họ yêu cầu.
Thứ ba: Dựa vào các thông tin trong mục hoàn cảnh gia đình mà nhà tuyển dụng cũng có thể đoán biết được truyền thống gia đình bạn có theo một ngành nghề nào đó hay không và bạn được thừa hưởng các yếu tố, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc từ gia đình như thế nào?
Xem thêm: Cách ghi nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch chuẩn nhất
2. Mục hoàn cảnh gia đình trong các loại sơ yếu lý lịch
2.1. Những loại sơ yếu lý lịch nào có mục hoàn cảnh gia đình
Tùy vào từng tính chất, đặc điểm, loại công việc và sự khác nhau về ngành nghề mà mỗi nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn khai một loại sơ yếu lý lịch theo mẫu chung hoặc theo mẫu riêng của từng công ty, doanh nghiệp đó.
Mục hoàn cảnh gia đình không chỉ xuất hiện và là một thành phần bắt buộc trong sơ yếu lý lịch mà nó còn xuất hiện trong các CV xin việc hoặc các mẫu đăng ký dự tuyển, và trình bày theo mẫu có sẵn của nhà tuyển dụng đó thay vì việc trình bày theo các mẫu có sẵn trên thị trường.
Bên cạnh đó, hoàn cảnh gia đình còn xuất hiện trong các loại sơ yếu lý lịch khác nhau như sơ yếu lý lịch tự khai, sơ yếu lý lịch lịch vắn tắt và sơ yếu lý lịch 2C - loại sơ yếu lý lịch dành riêng cho các cán bộ công chức nhà nước, và sơ yếu lý lịch xin vào đảng.
Mỗi loại sơ yếu lý lịch này sẽ có nội dung khác nhau, yêu cầu về mức độ chi tiết đối với mục hoàn cảnh gia đình là khác nhau. Vậy để có thể hiểu rõ hơn về mục nội dung và cách trình bày phần hoàn cảnh gia đình trong từng loại sơ yếu lý lịch trên mời bạn cùng theo dõi phần nội dung hướng dẫn ngay sau đây.
2.2. Cách trình bày hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch tự khai
Đối với sơ yếu lý lịch tự khai cũng tương tự như phần hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch tự thuật, có một số sự khác biệt. Cụ thể các nội dung mà bạn cần đảm bảo trình bày bao gồm các nội dung chính như sau:
Trước khi trình bày các mục nội dung về quan hệ gia đình trong sơ yếu lý lịch tự khai thì các bạn có thể tham khảo một số ví dụ ngay sau đây.
- Thông tin về quan hệ gia đình bao gồm các thông tin về cụ thể cần trình bày về bố, mẹ, anh chị, em ruột, vợ, chồng, con,...
- Các phần nội dung cần trình bày trong mục hoàn cảnh gia đình phải đảm bảo thông tin chính xác một cách tuyệt đối. Chính vì vậy nội dung thông tin có thể ghi theo các loại giấy tờ như sổ hộ khẩu gia đình, chứng minh thư, giấy khai sinh của từng thành viên trong gia đình, sử dụng các loại giấy tờ có tính xác thực cao nhất.
Các mục nội dung chính cụ thể trong phần này đó là:
- Đảng viên: Nếu bố(đẻ) hoặc mẹ(đẻ) của bạn là đảng viên thì bạn có thể ghi là Đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Nghề nghiệp: Ghi rõ tên nghề nghiệp cụ thể và địa chỉ làm việc từ đơn vị hành chính từ nhỏ nhất đến cao nhất, ghi rõ xã, huyện, tỉnh. Đối với các trường hợp bố, mẹ bạn làm việc tại các cơ quan nhà nước thì bạn cũng cần trình bày rõ tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ nơi làm việc và chức vụ của bố, mẹ bạn tại các đơn vị, cơ quan đó.
- Dân tộc: Ghi rõ dân tộc của bố, mẹ bạn
- Quê quán: Ghi rõ cụ thể địa chỉ quê quán tại xã/phường, quận/huyện, tỉnh/ thành phố theo chứng minh thư
- Nguyên quán: Ghi theo sổ hộ khẩu
- Địa chỉ: Ghi chi tiết nơi ở hiện tại
- Thái độ chính trị: Tương tự như trong phần sơ yếu lý lịch bạn có thể chia phần này thành các giai đoạn khác nhau đó là: Giai đoạn 1945, giai đoạn 1975, giai đoạn từ 1978 đến 1975, từ 1975 đến nay,...hoặc các giai đoạn chính trị khác mà bố mẹ bạn đã từng trải qua.
Đối với thông tin về thái độ chính trị, mỗi giai đoạn chính trị bạn cần ghi đầy đủ các mốc thời gian cụ thể, các chức vụ đã đảm nhiệm, các vị trí công việc đã từng làm và các địa chỉ làm việc cụ thể đó.
Tương tự phần nội thông tin về anh, chị, em ruột bạn cũng trình bày rõ các mục họ và tên, thời gian sinh, địa chỉ chỗ ở hiện tại và nghề nghiệp của từng người.
Chưa hết đối với phần quan hệ gia đình trong sơ yếu lý lịch tự khai còn có thêm các thông tin về các thành viên bên nội, bên ngoại, cô, dì ,chú, bác các bạn cũng sẽ trình bày một cách tương tự như mục cha, mẹ. Đối với những người đã khuất thì các bạn có thể ghi là đã qua đời và không cần ghi thêm các mục nội dung nào trong đó.
Tham khảo: Cách viết thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch chuẩn.
3. Một số lưu ý trong khi trình bày mục hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch
Để đảm bảo thông tin được trình bày một cách chính xác và đầy đủ nhất thì bạn nên dựa vào các mục nội dung trong sổ hộ khẩu, chứng minh thư, giấy khai sinh của từng người để điền các thông tin một cách chính xác nhất.
Trình bày ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu, không trình bày quá lan man, dài dòng. Đặc biệt, bạn nên kiểm tra lại nội dung sau khi trình bày để tránh được các lỗi sai về chính tả hay lỗi diễn đạt.
Hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch chính là căn cứ để nhà tuyển dụng có thể dựa vào đó so sánh, đối chiếu sơ yếu lý lịch của bạn với các ứng viên khác. Chính vì vậy, khi trình bày các mục nội dung này bạn nên chú ý và cân nhắc kỹ lưỡng, trình bày các mục nội dung một cách chuẩn xác nhất, đảm bảo không sai lệch. Mong rằng các mục nội dung trên hữu ích với bạn, qua đó bạn có thể áp dụng khi trình bày phần nội dung trong sơ yếu lý lịch của mình.
Bạn có thể tải một số mẫu sơ yếu lý lịch để tham khảo cách trình bày mục hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch tại đây.
Tham gia bình luận ngay!