1. Tìm hiểu về hình thức học bổ túc
Có thể hiểu học bổ túc là một hình thức học tập được hướng đến bởi các đối tượng không có nhiều thời gian hoặc điều kiện để tham gia theo học tại những trường đào tạo chính quy hoặc dân lập. Họ sẽ xin học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên để lấy tấm bằng.
Nhiều môi trường trung học phổ thông đã áp dụng hình thức học tập này cho các học sinh tham gia học vẫn có thể tiếp thu những nguồn và lượng kiến thức đầy đủ tương đương với hệ chính quy theo đúng quy chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Trong quá trình tham gia theo học tại các trường bổ túc thì các em học sinh sẽ được giảm lược bớt một số môn phụ và chỉ phải tập trung ôn luyện bổ túc cho các môn chính như Toán, Văn, Vật Lý, Ngoại Ngữ, Hóa Học, Sinh Học,... Chính vì vậy thời gian học tập tương đối thoải mái, linh hoạt, không phải chịu nhiều áp lực, phù hợp cho mọi đối tượng tham gia theo học.
Những người đăng ký theo học tại những trường bổ túc thì phần nhiều là những người chưa có thời gian để hoàn thành các chương trình trung học cơ sở hay trung học phổ thông và muốn học hỏi, nâng cao trình độ, kiến thức của bản thân mình. Bên cạnh đó đây cũng là sự lựa chọn của nhiều người trung niên đã có chức vụ, địa vị ở địa phương và họ muốn theo học để lấy bằng.
Ngoài ra để có thể theo học tại các trường đào tạo dạy nghề thì người theo học cần phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, chính vì vậy việc học bổ túc sẽ giúp họ có đủ điều kiện để đăng ký theo học tại những trường đào tạo dạy nghề.
Xem thêm: Học Bách Khoa ra làm gì - Gợi ý những việc làm tốt nhất
2. Giải đáp thắc mắc: Học bổ túc có thi đại học được không?
Dựa theo quy định mới ban hành của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thì những đối tượng tham gia dự thi tuyển sinh bậc đại học hay cao đẳng trong những năm gần đây thì đối tượng dự thi sẽ bao gồm:
- Các thí sinh đã hoàn thành tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy.
- Thí sinh đã tốt nghiệp bậc trung học phổ thông với hình thức giáo dục thường xuyên, hệ trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề và các hệ tương đương.
Tuy không nhắc tới các đối tượng học bổ túc thế nhưng thực chất ở đây đối tượng tham gia học bổ túc chính là người học tại trung tâm giáo dục thường xuyên. Việc phân chia các hệ đào tạo bổ túc, chính quy là một trong những điều kiện mà Bộ Giáo Dục và Đào tạo không áp dụng đưa vào trong quá trình thi tuyển Đại học, Cao đẳng hay trung cấp để ngăn chặn lại những ước mơ mà các thí sinh ấp ủ.
Do đó câu hỏi Học bổ túc có thi đại học được không thì câu tra lời là có.
Việc theo học bổ túc THPT là dành cho các bạn thí sinh mà không thi được vào những trường điểm, hệ chính quy vì một số lý do nào đó. Với mục đích tạo điều kiện học bổ túc là để cho thí sinh có thể hoàn thành được chương trình văn hóa bậc trung học phổ thông. Sau khi đã hoàn thành xong chương trình bổ túc Trung học phổ thông thì các bạn sẽ hoàn toàn thoải mái lựa chọn các cơ hội trong tương lai như việc xét tuyển đăng ký thi vào các trường đại học, cao đẳng.
Xem thêm: Thông tin các ngành của Đại học Quốc gia Hà Nội cần biết
3. Học bổ túc có gì khác so với học hệ chính quy?
3.1. Khác về đối tượng tham gia học
- Đối với hệ chính quy thì những bạn tham gia học tập tại đây phải đảm bảo điều kiện về trình độ học vấn dựa vào điểm thi đầu vào các trường đó, quá trình diễn ra tuyển sinh cũng vô cùng khắt khe và kỹ lưỡng,... Không chỉ vậy, khi theo học tại những trường của hệ chính quy thì người học bắt buộc phải học theo quy định cả ngày của trường.
- Đối với hình thức theo học bổ túc thì những người đăng ký học sẽ không cần phải tham gia thi tuyển sinh hay phải chịu áp lực cạnh tranh về điểm số đầu vào. Ở đây các thí sinh chỉ cần nộp học bạ là có thể theo học được rồi. Các đối tượng tham gia thường là những người không có nhiều thời gian hoặc là những người muốn bổ sung thêm kiến thức chuyên môn nên không quá khắt khe về thời gian học.
3.2. Khác về chương trình giảng dạy và đào tạo
- Đối với hệ chính quy các học sinh sẽ phải theo học chương trình do bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra, học sinh phải học toàn bộ các bộ môn không phân biệt chính hay phụ theo một lượng thời gian nhất định. Chính vì vậy học ở những trường thuộc hệ chính quy sẽ áp lực hơn so với hệ bổ túc, tuy nhiên khi học ở đây các bạn sẽ được trang bị bài bản về kiến thức nền tảng, chuyên sâu về những kiến thức chuyên môn hơn.
- Đối với hình thức theo học bổ túc thì vẫn sử dụng những tài liệu, chương trình học do bộ Giáo dục đề ra tuy nhiên quá trình học sẽ được lược bỏ một số những môn phụ cho nên về thời gian học khá thoải mái và linh hoạt.
Xem thêm: Việc làm sinh viên làm thêm
3.3. Khác về quyền lợi sau khi tốt nghiệp
Cả hai chương trình đào tạo sau khi kết thúc khóa học đều sẽ phải tham gia thi kỳ thi tốt nghiệp. Tuy nhiên có một điểm đặc biệt dành cho hệ bổ túc đó là sẽ không phải thi môn tiếng Anh đối với kỳ thi tốt nghiệp mà có thể tùy ý lựa chọn một môn học khác mà mình mong muốn để điền vào nguyện vọng ứng tuyển của mình. Đây có thể được xem là một điểm lợi thế của các bạn không quá chuyên sâu về môn tiếng Anh.
Chưa hết, với những bạn theo học hệ bổ túc sẽ còn được khuyến khích thêm 4 điểm cộng ưu tiên vào bài thi tốt nghiệp, nếu bạn học sinh đó còn có thêm loại chứng chỉ về Tin học hạng A thì sẽ được cộng 1 điểm nữa, có thêm chứng chỉ về tiếng Anh đạt loại A thì tiếp tục được khuyến khích thêm 1 điểm cộng nữa
Ngoài ra, còn có một ưu điểm nữa dành cho những bạn học bổ túc là nếu bạn đó bị trượt trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì những môn nào trước đó thi đạt được số điểm là 5 điểm trở lên thì sẽ được bảo lưu lại kết quả. Trong kì thi ở năm tới họ sẽ không cần phải dự thi lại môn đó nữa mà sẽ dùng điểm số đó để xét tốt nghiệp luôn.
3.4. Khác biệt về mức học phí
Do chương trình học và đào tạo được giảm bớt cho nên mức học phí của hệ học bổ túc có phần thấp hơn so với các trường thực hiện đào tạo theo hệ chính quy, đặc biệt các trường bổ túc cũng không thu thêm khoản riêng nào khác. Đây cũng có thể là cơ hội dành cho những bạn hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn được học tập và đào tạo tương tự như những bạn khác ở hệ chính quy.
Có nhiều bậc phụ huynh vẫn còn có định kiến về việc theo học hệ bổ túc như các chương trình đào tạo, học tập không đủ hay tấm bằng tốt nghiệp tại đây không có giá trị gì so với hệ chính quy. Thế nhưng đó lại là quan niệm sai lầm bởi tấm bằng hệ bổ túc cũng có giá trị gần như tấm bằng tốt nghiệp của hệ chính quy. Không chỉ vậy mà hiện nay kì thi trung học phổ thông quốc gia và kỳ thi đại học đã được tích hợp lại làm một, đồng thời cách ghi loại bằng trong bằng tốt nghiệp cũng được thay đổi tạo điều kiện hơn cho các em học sinh cho nên quyền lợi của các em theo học hệ bổ túc không khác gì so với các em theo học hệ chính quy.
Trên đây là toàn bộ thông tin và giải đáp thắc mắc về câu hỏi học bổ túc có thi đại học được không? Xin được khẳng định lại một lần nữa là hoàn toàn CÓ. Hy vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể nắm bắt thêm thông tin về chương trình đào tạo dưới hình thức bổ túc để chọn cho mình được một định hướng đúng đắn để theo học.
Tham gia bình luận ngay!