1. Đáp án học đại học là học những môn gì gì?
Bạn đang tìm hiểu học đại học là học những môn gì để có được cho bản thân một hình dùng ban đầu tốt nhất cho việc học. Các môn học được đào tạo tại trường đại học đó là chương trình đại cương, các môn cơ sở cho ngành và các môn học chuyên sâu của ngành. Cùng đi vào cụ thể như sau:
Thứ nhất, các môn học đại cương là kiến thức nền tảng chung cho nhiều ngành học khác nhau để có kiến thức và nhận thức chung trong xã hội. Đồng thời cũng có các chương trình đại cương của ngành học để làm bước đệm đưa chân các bạn tốt nhất bước trên con đường chuyên ngành học bạn đã chọn tại trường đại học bất kỳ.
Thứ hai, học đại học là học các môn cơ sở khối ngành và cơ sở cho ngành. Đây là những kiến thức chung nhất của ngành học bạn đang theo đuổi, các kiến thức này cơ bản và mang đến các kiến thức cơ sở cho quá trình học chuyên ngành về sau của bạn tại các trường đại học.
Thứ ba, cuối cùng không thể thiếu đó chính là các môn học chuyên ngành, cung cấp cho bạn các kiến thức chuyên sâu về chuyên môn ngành học, giúp bạn thu về không chỉ là kiến thức mà còn thu được các kỹ năng thực hành và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của ngành đáp ứng tốt nhất cho công việc sau khi tốt nghiệp.
Như vậy, bạn có thể thấy được rằng, học đại học là học những môn chia theo 3 nhóm lớn là chương trình các môn học đại cương, chương trình các môn học cơ sở ngành và khối ngành, cùng với nhóm môn học chuyên ngành của từng ngành bạn theo đuổi tại các trường hiện nay.
Đọc ngay: Bạn đã biết các khối thi đại học để sẵn sàng dự tuyển?
2. TOP những môn học “ác mộng” của nhiều sinh viên đại học
Khi sinh viên đại học, luôn gặp phải “ác mộng” đối với các môn học, rất nhiều sinh viên đã trượt hoặc phải thi lại vì môn học này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các môn học được sinh viên cho là “đáng sợ nhất” trong chương trình đào tạo của bất kỳ ngành học này tại trường đại học hiện nay như sau:
2.1. Môn học triết học Mác – Lênin
Triết học Mác – Lênin mà sinh viên vẫn thường gọi với tên là triết học, một môn học có tính trừu tượng cao và nhiều kiến thức về lý thuyết khó nhớ và rất dài, điều này khiến sinh viên khi học đòi hỏi cần tập trung cao độ và tu duy cao để có thể hiểu được. Nó khó do 2 yếu tố: thứ nhất là giảng viên giảng chữa sâu, khó hiểu; thứ hai học sinh suy nghĩ học ra không áp dụng được gì nên không chú ý nghe giảng.
Chính điều trên đã khiến cho sinh viên luôn gặp “ác mộng” với môn triết học này, số sinh viên học lại, thi lại rất nhiều, nhiều người chỉ mong có điểm số chỉ để quan được môn học này mà thôi.
2.2. Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhiều sinh viên “vật vã” vì môn học tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình học đại cương mà ngành nào cũng có. Tại sao nó khó, vì nó là lý thuyết và triết lý khá dài, đọc qua sẽ khó hiểu và khó nhớ được chúng. Điểm số cũng môn học này đối với sinh viên không cao, cũng giống với triết học thì sinh viên thi lại và trượt môn học này không phải ít.
2.3. Môn học Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Nếu bạn là người không thích học sử vì toàn chữ và thường là học thuộc chứ không phải tư duy thì môn học đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ trở thành “nỗi ám ảnh” môn học khó vượt qua tại đại học với nhiều bạn sinh viên hiện nay. Đặc biệt với các bạn theo học khối ngành kinh tế và thiên về khối các môn tự nhiên thì đây thực là một môn học khó khăn với nhiều bạn.
2.4. Môn học tiếng Anh chuyên ngành
Tiếng Anh luôn là môn “khó ăn” với nhiều bạn sinh viên hiện nay, các bạn nghĩ tiếng Anh phổ thông đã khó thì lên đại học tiếng Anh là môn học có trong tất cả các ngành. Đặc biệt mỗi chuyên ngành thường sẽ có tiếng Anh chuyên ngành khác nhau. Điểm tiếng Anh của sinh viên luôn chiếm tỷ lệ thấp, các bạn được điểm cao với môn học này khá ít.
2.5. Môn học toán cao cấp
Toán cao cấp là nỗi sợ của nhiều bạn học xã hội, nhiều bạn cho rằng, khi lựa chọn ngành học xã hội tại các trường đại học là có thể thoát được toán, nhưng không, các chuyên ngành khác nhau sẽ có toán phù hợp với chuyên ngành đó. Đây sẽ là môn học chẳng máy khó khăn đối với các bạn học ban tự nhiên.
2.6. Môn thể dục
Thể dục cũng được đánh giá là môn học khó quan nhất tại đại học với nhiều sinh viên. Nó không chỉ là các bài tập thể dụng đơn giản như học phổ thông mà còn là các bài tập nâng cao hơn với nhiều hình thức học khác nhau cho môn thể dục.
2.7. Môn học xác suất thống kê
Cũng giống như toán cao cấp, xác suất thống kê là môn học không dành cho các bạn ghét toán. Đặc biệt toán xác suất đơn giản như ở phổ thông đã là khó với nhiều bạn thì lên đại học đây thực sự là môn học khó vượt qua đó nhé!
2.8. Môn học logic
Logic một môn học của tư duy và khá trừu tượng, nhiều bạn học rất chăm chú những vẫn không hiểu được môn học này như thế nào. Tỷ lệ sinh viên trượt vì logic tại các trường đại học rất nhiều, nó truyền miệng với các sinh viên và cũng trở thành “gieo rắc nỗi sợ hãi” về môn học này cho các bạn mới vào trường.
Xem thêm: Học đại học từ xa có tốt không và cơ hội việc làm như thế nào?
3. Điểm khác của học đại học với chương trình phổ thông
Bỏ qua những nỗi sợ của các môn “ác mộng” tại trường đại học trong phần trên đã chia sẻ với bạn, thì trong phần này sẽ cung cấp đến bạn các thông tin thú vị và điểm khác biệt cho bạn khi là sinh viên chứ không còn là học sinh như trước:
3.1. Quyền lựa chọn môn học với học tín chỉ
Các trường đại học hiện nay thưởng tổ chức đào tạo chương trình học của khoa, ngành theo tín chỉ điều này tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên thoải mái đăng ký lịch học theo nhu cầu về thời gian của bản thân. Nếu như trước đây thời học sinh bạn thường phải nhận thời khóa biểu trong kỳ học từ nhà trường thì khi là sinh viên, bạn chính là người lên lịch học thời khóa biểu cho mình.
Bạn có thể đăng kỳ ít môn hoặc nhiều môn cho một kỳ, chọn thầy cô và lớn học phù hợp, lựa chọn buổi học mà bạn thích để sắp xếp thời gian học phù hợp nhất cho bản thân.
3.2. Những khác biệt khi học trên giảng đường
Khi học trên giảng đường đại học sẽ khác rất nhiều so với thời học sinh trước đây. Một lớp học rất đông, giảng đường bậc thang và giảng viên dạy học bằng mic để tất cả sinh viên có thể nghe được. Đặc biệt học trên giảng đường đại học thường thiên về sự chủ động trong học tập. Giảng viên chỉ đóng vai trò người hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc trong môn học cho sinh viên chứ không tận tầm và quan tâm đến từng sinh viên như thời bạn còn đi học.
Bạn sẽ có nhiều bài tập thực hành và thuyết trình hơn với thời học sinh cắp sách đến trường trước đây. Ngoài học trên giảng đường bạn còn có lựa chọn học online tại nhà, học vào buổi tối học vào cuối tuần,..
3.3. Nhà trọ sinh viên và những điều nên biết
Nhà trọ sinh viên luôn là một vấn đề được quan tâm với các bạn sinh viên và chuẩn bị học đại học. Ngoài ký túc xá của trường, thì lựa chọn thuê trọ được các bạn ưu tiên hàng đầu. Có nhiều mức giá và các hình thức cho thuê khác nhau. Ngày nay, việc thuê trọ sinh viên cũng dễ dàng hơn nhiều, bạn có thể ở trong các căn phòng đầy đủ và tiện ghi, những mức chi phí thuê khá đắt đỏ cho sinh viên.
Những bạn cần lưu ý đó chính là khi thuê trợ cần phải ký kết hợp đồng với chủ trọ để đảm bảo quyền lợi cho bạn khi đi thuê, có rất nhiều trường hợp bị lừa, hoặc bắt cọc tiền nhà nhưng đến khi chuyển đi bạn không được trả lại số tiền đó.
4. Thông tin về tất cả các ngành học đào tạo hiện nay tại đại học
4.1. Ngành học trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ nhà hàng, khách sạn
Ở lĩnh vực du lịch và dịch vụ nhà hàng khách sạn hiện nay, các trường đại học khác nhau trong cả nước đang đào tại với các ngành học như: Du lịch và lưu hành, dịch vụ nhà hàng – khách sạn, dịch vụ ăn uống, hàng không, quản lý kinh doanh thời gian nhàn rỗi, quản lý khách sạn, sản xuất thực phẩm và đồ uống.
4.2. Ngành học trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bạn có thể lựa chọn các ngành học như sau tại các trường đại học khác nhau: Ngành học sư phạm, quản lý giáo dục, giáo dục cho người lớn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tâm lý học giáo dục, sư phạm, đào tạo giáo viên, tư vấn hướng nghiệp, giảng dạy đặc biệt, giáo dục trẻ em, huấn luyện.
4.3. Ngành học trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ thông tin
Đối với khoa học máy tính và công nghệ thông tin bạn có thể lựa chọn cho bản thân một trong các ngành học sau: Ngành công nghệ thông tin, phần mềm, tin học, đa phương tiện, khoa học máy tính.
4.4. Ngành học trong lĩnh vực khoa học xã hội và truyền thông
Khi lựa chọn các ngành học trong lĩnh vực khoa học xã hội và truyền thông, các bạn có nhiều lựa chọn ngành học như sau: Ngành báo chí, chính trị, kinh tế, nhân học, truyền thông, nhiếp ảnh, thư viện, sáng tác, xã hội học, quản lý môi trường, quan hệ quốc tế, hành chính công, điện ảnh và truyền hình, nhân học, địa nhân học, công tác xã hội, quốc tế học, khoa học xã hội.
4.5. Ngành học trong lĩnh vực khoa học ứng dụng và khoa học cơ bản
Trong lĩnh vực khoa học ứng dụng và khoa học cơ bản hiện nay, bạn có thể lựa chọn theo học các ngành học như sau: Hóa học, khoa học đại cương, khoa học trái đất, thể thao, sinh học, toán học, y sinh học, công nghệ thực phẩm, khoa học môi trường, thiên văn học, địa vật lý, khoa học đời về đời sống, vật lý.
4.6. Ngành học trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý
Trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý thì bạn có cho mình một số các ngành học để lựa chọn theo đuổi tại các trường đại học khác nhau như: Marketing, kinh doanh, quản lý, thương mại điện tử, tài chính, kế toán, quản lý chất lượng, hành chính văn phòng, quản lý nguồn nhân lực, bán lẻ, vận tải và hậu cận, khởi nghiệp.
4.7. Ngành học trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng
Trong lĩnh vực về kiến trúc và xây dựng, các bạn có thể lựa chọn các ngành học cho mình bao gồm: Ngành xây dựng, lập kế hoạch, dịch vụ bảo dưỡng, môi trường xây dựng, kiến trúc, quản lý tài sản, sảo sát.
4.8. Ngành học trong lĩnh vực kỹ thuật
Theo học trong lĩnh vực kỹ thuật, có rất nhiều các chuyên ngành để bạn có thể lựa chọn cho bản thân tại các trường đại học như: công nghệ môi trường, cơ, cơ khí y sinh, khoa học vũ trụ, kỹ thuật vận tải, kỹ thuật xây dựng, sản xuất, kết cấu công trình, luyện kim, viễn thông, điện, kỹ thuật điện và năng lượng, kiểm soát chất lượng, cơ khí hóa chất và vật liệu, kỹ thuật và công nghệ, khai khóa và vận hành dầu khí.
4.9. Ngành học trong lĩnh vực luật
Bạn muốn trở thành một luật sư tương lai, hiện này bạn có thể lựa chọn học 1 trong các trường với ngành học như: Luật công, luật học, luật hình sự, luật thương mại, luật dân sự, luật quốc tế.
4.10 Ngành học trong lĩnh vực nghệ thuật, sáng tạo và thiết kế
Đối với lĩnh vực về nghệ thuật sáng tạo và thiết kế bạn có sự lựa chọn ngành học tại các trường đại học khác nhau như: Hành chính nghệ thuật, khiêu vũ, nhà hát và sân khấu, thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp, thiết kế nội thất, thiết kế thời trang và dệt may, âm nhạc, thủ công mỹ nghệ, thiết kế ngoài công nghiệp, nghệ thuật.
4.11. Ngành học trong lĩnh vực nhân văn
Trong lĩnh vực nhân văn hiện nay, các trường đại học có các ngành học như: Khoa học bảo tàng, nghiên cứu nhân học cổ, khảo cổ học, nghiên cứu đại dương, triết học, tôn giáo học, ngôn ngữ, văn học, lịch sử, nghiên cứu vùng miền, nghiên cứu văn hóa, tiếng Anh.
4.12. Ngành học trong lĩnh vực nông nghiệp và thú y
Trong lĩnh vực nông nghiệp và thú ý hiện nay bạn có theo học với các ngành học bao gồm: Khoa học cây trồng, nông nghiệp quản lý trang trại, trồng trọt, thú y. Đó là những lựa chọn cho các bạn trong lĩnh vực này.
4.13. Ngành học trong lĩnh vực y tế và sức khỏe
Trong lĩnh vực y tế và sức khỏe hiện nay tại các trường đại học đào tạo với các ngành học cụ thể gồm: Hồi sức, nha khoa, bảo vệ và sức khỏe, dinh dưỡng và sức khỏe, hộ sinh, nhãn khoa, tư vấn, điều dưỡng, tâm lý học, dược, nghiên cứu cơ thể, sinh lý học, y tế công cộng, vật lý trị liệu.
4.14. Ngành học trong lĩnh vực chăm sóc cá nhân và thể dục
Trong lĩnh vực này, bạn có thể lựa chọn cho mình theo học 1 trong 5 ngành học cụ thể như sau: Trị liệu, làm tóc, sức khỏe và thể dục thẩm mỹ, liệu pháp thẩm mỹ, mát xa xoa bóp.
Qua chia sẻ về học đại học là học những môn gì trong bài viết này giúp bạn có được cho mình những thông tin bổ ích và kinh nghiệm để lên đại học cho bản thân. Hy vọng với các thông tin trong bài này sẽ là hành trang và giúp bạn có những chuẩn bị tốt nhất để học đại học.
Tham gia bình luận ngay!